Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine

Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine
Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine
Thứ sáu, 10-01-2025 21:13, (GMT+07:00)
Triển vọng kinh tế toàn cầu hết sức u ám vì cuộc chiến Nga - Ukraine
24-05-2022 19:30

Chiến tranh Nga - Ukraine được cho là đã thúc đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao, lạm phát bùng phát khắp toàn cầu, tăng trưởng đình trệ. Các nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đều đón nhận tin tức kinh tế tháng sau tiêu cực hơn tháng trước.

 

U ám triển vọng kinh tế khắp toàn cầu vì chiến tranh Nga - Ukraine

Người dân mua sắm trong một cửa hàng ở Brooklyn vào ngày 10/03/2022 tại thành phố New York. Giá xăng, thực phẩm, ô tô và các mặt hàng khác tại thời điểm đó đã lên mức cao nhất trong 40 năm do lạm phát tiếp tục tăng cao ở Mỹ. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Image)

 

Các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu liên tục hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu, dập tắt hy vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch.

 

Hạ dự báo tăng trưởng nhưng thực tế có thể còn tệ hơn

 

Gần đây nhất, Liên Hợp Quốc (ngày 18/5) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 từ 4% xuống còn 3,1%. Lý do là tổ chức đưa ra là cuộc xâm lược Ukraine của Nga thúc đẩy giá lương thực, hàng hóa và năng lượng toàn cầu lên cao, gia tăng sức ép lên lạm phát, ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

 

Các tổ chức khác như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) cũng hạ triển vọng kinh tế toàn cầu với lý do tương tự.

 

Báo cáo Tình hình kinh tế thế giới và Triển vọng của Liên Hợp Quốc cho biết, sự sụt giảm trong triển vọng tăng trưởng được dựa trên triển vọng kinh tế đầy mầu xám của các nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng như phần lớn các nước phát triển khác như Nhật Bản, Úc và các nước đang phát triển.

 

Dù vậy, việc giảm dự báo tăng trưởng còn có thể tiếp tục nếu cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục leo thang hoặc giả xuất hiện các diễn biến mới về dịch bệnh hay khả năng được mùa trong ngành nông nghiệp. Theo Báo cáo của LHQ, tăng trưởng kinh tế chậm và cuộc chiến ở Ukraine vốn đang khiến giá thực phẩm và phân bón gia tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề tới các nước đang phát triển, gia tăng tỷ lệ nghèo và mất an ninh lương thực.

 

Niềm tin tiêu dùng của Mỹ bị xói mòn vì lạm phát

 

Chỉ số niềm tin tiêu dung của Hoa Kỳ đã giảm xuống 59,1 vào tháng 5/2022, giảm 6 điểm so với tháng trước đó, thấp nhất kể từ tháng 8/2011. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ vừa công bố vào tháng 5/2022 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là 64 điểm của thị trường.

 

Niềm tin tiêu dùng bị xói mòn ở Mỹ vì lạm phát tăng cao, thị trường lo ngại phản ứng chậm chạp của Cục dự trữ liên bang Mỹ về lãi suất cơ bản chưa thể kiềm chế đáng kể đà tăng của lạm phát.

 

Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng bình quân trong năm tới của Mỹ là 5,4%, tiếp tục gần mức cao nhất trong bốn thập kỷ. Ngoài ra, chỉ số điều kiện mua hàng hóa lâu bền, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 1978.

 

Trung Quốc suy thoái, dự trữ ngoại tệ thấp nhất kể từ 2016

 

Số liệu công bố vào ngày 16/5 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, sản xuất và đi lại bị gián đoạn kéo dài do các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt đã làm cho hàng loạt chỉ số kinh tế của Trung Quốc suy thoái trong tháng 4. Cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 4 tại nước này đã giảm đến 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Sản xuất công nghiệp giảm 2,9% (tháng 3 tăng 5%), mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020, trái ngược với kỳ vọng tăng nhẹ 0,4%.

 

Bên cạnh tình trạng tiêu dùng và sản xuất ảm đạm, đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá mạnh. Để cứu vãn tình thế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã phải bán ngoại tệ dự trữ để chặn đà mất giá của đồng CNY khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2016, với mức giảm 68 tỷ USD, còn 3,12 nghìn tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 130 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, sau khi tăng 33,6 tỷ USD trong cả năm 2021.

 

Không chỉ trên thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản (BĐS) của Trung Quốc đang rơi vào chu kỳ lạnh sâu; doanh số bán hàng trong tháng 4 của 100 doanh nghiệp BĐS hàng đầu Trung Quốc đã giảm tới 50% so với cùng kỳ, giá nhà ở bắt đầu giảm nhanh ở 80 thành phố lớn trên khắp đất nước.

 

Kinh tế suy thoái đã đè nặng lên thị trường việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát trên toàn quốc của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4/2022, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 và cao hơn mục tiêu của Bắc Kinh đề ra năm 2022 là dưới 5,5%.

 

Lạm phát, khủng hoảng giá năng lượng đang đè nặng lên Châu Âu

 

Hơn bất cứ châu lục nào khác, Châu Âu là nơi chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất của cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine. Lạm phát giá năng lượng ở các nền kinh tế này đang đẩy các hộ gia đình vào hoàn cảnh khốn đốn. Theo một bài báo từ BBC, nhiều hộ gia đình của Anh đã phải cắt giảm các thiết bị điện và sưởi ấm để tiết kiệm chi phí. Lạm phát của Anh đã tăng cao nhất trong 40 năm qua.

 

Chỉ số mở rộng đơn hàng sản xuất PMI của nền kinh tế chung Châu Âu vào tháng 5/2022 hiện đang dần bị thu hẹp, thấp nhất trong 18 tháng qua; hiện ở mức 54,4 điểm (giảm xuống từ mức 55,5 điểm vào tháng 4/2022).

 

Không như bất kỳ dự báo và kỳ vọng đầy ánh sáng về kinh tế cuối năm 2021 của các tổ chức quốc tế, bóng mây u ám của tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng năng lượng và lương thực đang ngày một đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu; thông tin sau tiêu cực hơn thông tin trước.

 

Thanh Đoàn

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP