Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý

Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý

Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý

Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý

Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý
Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý
Thứ sáu, 10-01-2025 10:21, (GMT+07:00)
Trí thức TQ dẫn đầu làn sóng đòi tự do ngôn luận sau cái chết của BS Lý
12-02-2020 21:53

Theo báo SCMP hôm 12/2, hàng trăm người Trung Quốc, dẫn đầu bởi các học giả, trí thức đã ký một đơn thỉnh nguyện với 5 yêu cầu gửi Quốc hội, trong đó trọng tâm là yêu cầu bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho người dân trong bối cảnh công luận nước này vẫn sục sôi tức giận sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người bị cảnh sát trừng phạt vì cảnh báo sớm về virus nCoV.

Bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán, trong thời gian điều trị bệnh.

Tự do ngôn luận là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Trung Quốc, nhất là khi Đảng Cộng sản những năm gần ngày càng siết gọng kìm kiểm soát xã hội bằng các công nghệ theo dõi và camera tân tiến. Nhưng cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một bác sĩ trẻ bị công an Trung Quốc phạt vì “lan truyền tin đồn thất thiệt” khi anh cố gắng cảnh báo sớm cho người dân nguy hiểm của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra tại thành phố Vũ Hán, đã thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ và đấu tranh trong công chúng, nhất là giới trí thức.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, người được giới y khoa và cộng đồng mạng Trung Quốc gọi là anh hùng, đã mất hôm thứ Sáu tuần trước (7/2) sau khi nhiễm nCoV. Cái chết của anh đã làm dấy lên làn sóng đòi công lý, yêu cầu những quan chức bịt miệng anh phải bị trừng phạt cũng như đòi hỏi quyền tự do ngôn luận rộng lớn hơn cho cả Trung Quốc.

Ngày 30/12, bác sĩ Lý cảnh báo các bạn đại học cũ của mình trong một nhóm chat trực tuyến rằng một căn bệnh giống Sars đã lan ra vài bệnh nhân ở bệnh viện Vũ Hán và toàn bộ những người này đều bị cách ly tại khoa cấp cứu.

Ngay trong ngày hôm đó, chính quyền Vũ Hán thông báo thành phố đã xác nhận 27 trường hợp nhiễm chủng virus mới. Tuy nhiên, bác sĩ Lý và những người chia sẻ thông tin sớm về dịch bệnh này, trong đó có ít nhất 3 bác sĩ khác – đã bị cảnh sát địa phương gọi lên làm việc và ép ký vào đơn cam kết không được tiếp tục tiết lộ thông tin về dịch bệnh.

Theo tờ SCMP, lá thư thỉnh nguyện gửi tới Quốc hội Nhân nhân Quốc gia, liệt kê 5 yêu sách đối với Bắc Kinh: bảo vệ quyền tự do biểu đạt ý kiến của người dân; thảo luận vấn đề này tại cuộc họp Quốc hội kế tiếp; chọn ngày 6/2, ngày mất của bác sĩ Lý làm ngày tự do ngôn luận quốc gia; đảm bảo không có thêm ai bị trừng phạt, đe dọa, thẩm vấn, kiểm duyệt hoặc bắt giam vì lời nói, thư từ hoặc liên lạc hoặc hành động tập trung dân sự; và cung cấp điều trị hợp lý, chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Rất nhiều người đến từ vùng tâm dịch đã báo cáo họ phải chịu phân biệt đối xử ở những nơi khác ngay tại Trung Quốc khi dịch bệnh lan rộng.

Đây không phải là bức thư đầu tiên của giới trí thức Trung Quốc. Ngay sau khi bác sĩ Lý qua đời, 10 giáo sư ở Vũ Hán đã ký tên vào một lá thư ngỏ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh nghiêm túc thực thi các điều khoản về tự do ngôn luận trong hiến pháp, xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những người cảnh báo sớm về dịch bệnh này.

Thư thỉnh nguyện này ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng, tuy nhiên một số người ký thư đã bị gây áp lực. Tài khoản Wechat của nhà xã hội học Guo Yuhua và đồng nghiệp của cô, giáo sư luật Xu Zhangrun tại Đại học Thanh Hoa đều đã bị khóa.

Tuần trước giáo sư Xu viết một bức thư chỉ trích rằng việc Bắc Kinh đàn áp xã hội dân sự và tước đoạt quyền tự do biểu đạt của người dân đã khiến cho các nhà khoa học không có khả năng cảnh báo quốc gia về sự bùng phát của dịch nCoV.

Giáo sư Guo thì thừa nhận rằng thư thỉnh nguyện này có thể chỉ là một nghĩa cử khác nhưng “không thể đi quá xa trước khi nó bị chặn lại, nhưng điều quan trọng là chúng ta dám đứng lên”.

“Những ngày này, một người phải dám cất tiếng nói bất chấp tiếng nói của họ có tác dụng thực tế gì hay không”, bà nói.

Giáo sư Guo cũng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì đã đặt ổn định chính trị lên trên việc ngăn chặn dịch bệnh bằng việc kiểm duyệt và chặn họng những người mà họ cho là đang “lan truyền tin đồn”.

“Nếu những cảnh báo được lắng nghe từ sớm hơn, dịch bệnh này đã không lớn đến mức không thể quay đầu như thế này”, bà nói.

Một giáo sư luật khác của Đại học Bắc Kinh Zhang Qianfan, nói với tờ SCMP rằng ông đã ký thư thỉnh nguyện để chiến đấu cho quyền được biết của công chúng, bởi vì đó là chìa khóa để kiềm chế cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

“Chúng ta không nên để cái chết của bác sĩ Lý trở thành uổng phí. Bi kịch của anh không nên làm chúng ta sợ hãi, ngược lại chúng ta hãy dũng cảm lên tiếng, bởi nếu chúng ta im lặng như ve sầu mùa đông thì cái chết sẽ đến càng nhanh”.

“Phải mất thời gian để đánh giá xem liệu sự phẫn nộ của công chúng đối với công tác xử lý dịch bệnh cuối cùng có đe dọa tới tính chính đáng của quyền lực của Bắc Kinh hay không. Yếu tố chính sẽ là thiệt hại mà cuộc khủng hoảng này gây ra cho nền kinh tế quốc gia”.

Trong khi đó, ký giả lâu năm tại Đại Lục Chen Minh nói rằng anh thấy mình buộc phải ký đơn thỉnh nguyện và hành động theo lương tri khi mà Trung Quốc đang trải qua một thời khắc quan trọng có thể thay đổi toàn bộ tương lai đất nước.

Không có lý do gì để bào chữa cho việc một người trí thức không đứng lên đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia như thế này, với tác động của nó vượt xa trận động đất chết người ở Tứ Xuyên năm 2008”.

Nếu có người phải trả giá vì ký đơn thỉnh nguyện bao hàm một loạt các yêu cầu rất hợp tình hợp lý này, thì nó cho thấy rằng lý trị đã bị đánh mất và điều đó sẽ chỉ thêm dầu vào ngọn lửa phẫn nộ của người dân”, ông Chen nói.

Trọng Đức

Đăng theo Trí Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP