Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ

Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ

Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ

Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ

Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ
Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ
Thứ bảy, 28-12-2024 14:57, (GMT+07:00)
Trang phục biến dị có hại cho sức khỏe, dễ chiêu mời ma quỷ
13-11-2021 15:26

Nhiều người ngày nay chuộng những bộ quần áo thiếu vải, kiểu dáng độc lạ, hình thù kỳ quái… Họ cho rằng đó là cá tính, là mốt, nhưng ẩn tàng đằng sau đó là mối nguy hại rất lớn đối với sức khỏe, thậm chí có thể chiêu mời ma quỷ…Trang phục của người xưa từng chi tiết nhỏ đều chú trọng đạo dưỡng sinh dưỡng đức. Nhưng ngày nay, rất nhiều người không hiểu rõ giá trị hàm dưỡng thể hiện qua trang phục. 

Việt phục
Trang phục qua các thời đại của người Việt Nam xưa. (Ảnh qua Pinterest)

Người xưa ăn mặc kín đáo để bảo vệ bản thân khỏi bị ngoại tà (gió, lạnh, khô, ẩm, nóng) xâm nhập. Cách ăn mặc phù hợp mỹ quan toát lên vẻ đẹp của sự tu dưỡng, đoan trang, tô điểm vẻ đẹp bên ngoài, còn khiến cho người khác thêm phần yêu thích kính trọng, đồng thời cũng thể hiện tôn nghiêm của bản thân. 

Trang phục ngày nay lại hoàn toàn ngược lại. Bất kể ở đâu, đi dạo phố hay trên đường, chúng ta đều thấy nam nữ ăn mặc theo “trào lưu hiện đại”. Quần mốt là phải có vài lỗ thủng. Mùa hè ăn mặc hở vai lưng, hở bụng, quần sooc hở đùi. Có người theo mốt quần trễ cũng không dùng thắt lưng. Mùa đông lại mặc đồ để hở mu bàn tay, mắt cá chân. Có người thích kiểu đầu bù tóc xõa, tóc nhuộm các màu sắc rực rỡ. Trang phục ăn mặc hoàn toàn để hở những bộ phận cần bảo vệ của thân thể, cố ý để lộ những bộ phận cần được che kín, khiến những thứ tà dễ xâm nhập vào cơ thể, đồng thời còn khiến người nhìn nảy sinh tà niệm. Điều này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân mà còn mang theo một trường ‘tà khí’ rất xấu. 

Đông y cổ đại cho rằng ‘chính khí’ và ‘tà khí’ là rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Do cơ thể con người có nhiều huyệt vị quan trọng phân bố ở đầu, cổ, vai, lưng, đầu gối, bàn chân và các bộ phận khác. Cho nên, nếu một người thường xuyên mặc các trang phục để hở những huyệt vị ấy thì sẽ khiến dương khí của cơ thể bị lọt ra ngoài, hàn tà dễ dàng xâm nhập, làm tắc khiếu huyệt, làm tổn hại đến tạng phủ. 

Có lẽ chúng ta thường nghe ông bà căn dặn rằng, quần áo vào ban đêm không nên phơi bên ngoài, nhất là quần áo trẻ em để tránh những thứ như ma quỷ bám lên y phục. Trước kia những thứ như quần áo, giầy dép, mũ, túi, đồ trang sức có hình thù kỳ quái… thì người xưa đều không thích dùng. Bởi vì người xưa quan niệm rằng, quỷ trông thấy thứ giống nó sẽ dễ cộng hưởng, dễ tới quấy nhiễu, không tốt lành cho người mang.

Đối với người xưa, từ cách sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc đều chứa đựng đạo dưỡng sinh, dưỡng tính vô cùng sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện nội hàm tu dưỡng mà còn toát lên được khí chất tao nhã, cao quý của người xưa. Vì văn hóa Việt Nam ngày xưa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phương Bắc nên muốn biết rõ nguồn gốc, nội hàm của trang phục thời xưa thì chúng ta phải phân tích từ các sách cổ và điển cổ Trung Hoa xưa.

Mũ phốc đầu và trâm hoa

Mũ phốc đầu khởi nguồn từ thời Đông Hán, thời Bắc Chu chính thức có tên là phốc đầu. Đến thời Tùy Đường, nó đã trở nên rất phổ biến ở mọi giai tầng xã hội, từ vương công quý tộc đến bách tính lê dân, nam nữ đều dùng mũ phốc đầu như một trang phục hàng ngày của mình. 长安十二时辰》里人们头上戴的幞头是什么?如何正确佩戴幞头? - 快资讯

Mũ phốc đầu của người Trung Hoa xưa. (Ảnh qua Vạn Điều Hay)

Sách ‘Trung Hoa Cổ Kim Chú’ có ghi chép: “Mũ phốc đầu có tên gốc là thượng cân, cũng có tên là chiết thượng cân, nhưng dùng lụa đen dài 3 thước để quấn tóc lên sau đầu, là phụ kiện mang hằng ngày của dân chúng. Sau đó Võ Đế nhà Hậu Chu đã cải biến lại nó, ông đã cắt mũ thành 4 góc, 4 bên, đặt tên là phốc đầu. Đến thời nhà Đường, Thị trung Mã Chu đã dùng lụa the thay cho lụa thô, lại thêm hình tượng Lưỡng nghi ở trước và sau, hai bên mỗi bên có 3 túm, tượng trưng Tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Bá quan, sĩ tử cho tới thứ dân dùng làm trang phục hàng ngày.”

Mũ phốc đầu là người xưa căn cứ theo âm dương ngũ hành, phỏng theo Tam tài mà sáng tạo ra. Trời có biến hóa âm dương ngày đêm, 4 mùa nóng lạnh, người có lục phủ ngũ tạng, khí huyết vận hành 12 kinh mạch âm dương và kỳ kinh bát mạch, hư thực thịnh suy. Trời tròn đất vuông, con người đầu tròn, chân vuông là để ứng với Đạo của Trời đất tức là thuận theo thiên địa mà hành sự. Con người căn cứ theo quy luật Trời đất âm dương 4 mùa, ít suy tư, tiết chế dục vọng, cẩn thận hành sự, dưỡng sinh dưỡng đức.Trâm hoa tượng trưng cho sự may mắn, phú quý cát tường, vui mừng, cảm ân. Thời cổ đại, khi kết thúc các hoạt động lễ lớn, lễ tế Trời, các quan khi trở về cung điện thì thường đội trâm hoa để tỏ lòng biết ơn Trời Đất. Còn vào ngày lễ, khi kết thúc tiệc mừng thọ, hoàng đế ban yến tiệc, ban y phục, phong quan tiến chức, gặp chuyện tốt thì cũng đội trâm hoa.

鬓边长插四季花”,守礼得体的唐朝男人为何以时尚著称?|唐玄宗|唐僧|旧唐书_网易订阅
Trâm hoa tượng trưng cho sự may mắn, phú quý cát tường, vui mừng, cảm ân. (Ảnh qua Sun News)

Trong “Tống Sử”, phần Dư Phục Chí có ghi chép: “Mũ phốc đầu, trâm hoa, gọi là đội trâm. Khi dự lễ Trung hưng, tế Trời, Minh đường, lễ xong trở về cung, các quan lại và thị tùng đều đội trâm hoa. Vào những ngày lễ tạ ơn Trời Đất cũng đều như vậy.” 

Sĩ đại phu thời Đường đa phần đều chuộng đội trâm hoa. Có câu chuyện “4 tể tướng đội trâm hoa” lưu truyền khắp thiên hạ. Chuyện kể rằng, 4 người Hàn Kỳ, Vương Khuê, Vương An Thạch và Trần Thăng ở vào cùng một thời điểm, cùng một địa điểm, đều đội trâm hoa giống nhau. Sau này cả 4 người lần lượt đều làm tể tướng.

Ngoài ra đội mũ phốc đầu, trâm hoa, băng đô trán còn có công dụng khác là bảo vệ huyệt bạch hội trên đầu không bị phong hàn. Đông y giảng: “Đầu là nơi hội tụ của các khí dương, còn gọi là tủy hải”. Tủy hải không đủ thì đầu quay cuồng, ù tai, hoa mắt. Có chuyện rằng, một lần Thái tử nước Quắc bỗng nhiên bị hôn mê bất tỉnh, Biển Thước đã châm cứu huyệt bách hội, khiến thái tử cải tử hoàn sinh.

Đai thắt lưng

Trên trang phục của cả nam và nữ thời xưa đều có đeo một đai thắt ở chỗ lưng eo. Trang phục của người thời xưa hầu hết không dùng cúc, chỉ may mấy sợi dây nhỏ trên áo để thắt nút. Đai thắt lưng giúp quần áo trông chỉnh tề, không bị xộc xệch, đặc biệt làm tôn lên vóc dáng yêu kiều của người phụ nữ. Bất luận là quan phục hay y phục thường ngày thì mọi người đều dùng đai thắt lưng. Qua thời gian, đai thắt lưng đã trở thành lễ tiết không thể thiếu của người thời xưa. 

道德经》23章解密:世间感应道交、得失和大器晚成的法则_自然
Đai thắt lưng giúp quần áo trông chỉnh tề, không bị xộc xệch. (Ảnh qua Sohu)

Chỗ thắt đai lưng kỳ thực chính là vị trí của Đới mạch. Đới mạch có tác dụng điều phối hoạt động của các kinh mạch dọc, làm cho chúng vận hành có quy luật. Đới mạch có liên quan đến các bệnh như đau lưng, kinh nguyệt rối loạn, viêm bàng quang, yếu liệt chi dưới… Đai thắt lưng có tác dụng bảo vệ đới mạch, tránh bị tà khí xâm nhập.

Áo khoác dài và váy dài

Trong các bức tranh bích họa cổ, chúng ta đều thấy người xưa tuân thủ quy tắc nam mặc trường bào, nữ mặc váy dài. Trường bào là chiếc áo khoác dài qua đầu gối hoặc đến mắt cá chân của người nam, còn chân thì đi giày da cao cổ. Diện mạo này làm người nam toát lên khí chất hiên ngang uy vũ. Váy của người phụ nữ thường dài quét đất, tạo nên dáng vẻ yêu kiều, dịu dàng, thướt tha.

 
Váy của người phụ nữ thường dài quét đất, tạo nên dáng vẻ yêu kiều. (Ảnh qua Magnifissance)

Vậy vì sao người xưa lại mặc áo dài và váy dài như vậy? Y học cổ đại cho rằng cơ thể con người có 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch. Kỳ kinh bát mạch có mạch nhâm, mạch đốc, mạch đới, mạch xung, mạch âm duy, mạch dương duy, mạch âm khiêu, mạch dương khiêu. Tác dụng của kỳ kinh bát mạch là lưu tồn năng lượng quan trọng của con người, điều hòa, tích trữ, lưu thông khí huyết của 12 kinh mạch.Người xưa ví kỳ kinh bát mạch như kênh rạch và hồ biển. Khi khí huyết của cơ thể con người thịnh vượng, thì sẽ được lưu trữ trong kỳ kinh bát mạch; còn khi khí huyết của cơ thể suy nhược, thì sẽ cần khí huyết của kỳ kinh bát mạch bổ sung. Việc điều hòa này cần một số loại mạch đến duy trì, và chúng đều khởi nguồn từ khớp mắt cá chân. Thế nên, việc mặc áo khoác dài và váy dài có tác dụng giống như đê chắn, bảo vệ khí huyết tồn trữ trong cơ thể. 

Như thế có thể thấy mỗi trang phục, phụ kiện mà người xưa mặc trên thân thể đều có nội hàm sâu sắc đằng sau. Rất đáng để hậu nhân suy ngẫm và học hỏi.

An Nhiên

Theo Tinh Hoa

 
 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP