Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết

Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết

Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết

Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết

Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết
Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết
Thứ bảy, 28-12-2024 14:54, (GMT+07:00)
Trải nghiệm kinh hoàng trong nhà tù Trung Quốc: Ép ăn đến chết
22-06-2021 15:49

Bức thực (ép ăn) là hình thức bức hại tàn khốc thường được sử dụng trong các trại giam tại Trung Quốc, đặc biệt là nhắm vào những người tuyệt thực để phản đối sự khủng bố của chính quyền. Hiển nhiên, nó không phải là sự chăm sóc hay cung cấp thức ăn, nó là một việc làm tàn ác đã gây ra ít nhất hàng trăm cái chết.

Bức thực (ép ăn) là hình thức bức hại tàn khốc thường được sử dụng trong các trại giam tại Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

“Thức ăn được đưa vào người thông qua một cái ống cắm xuyên qua mũi, rồi nhanh chóng đi vào trong phổi của tôi. Tôi lập tức co giật, chân duỗi thẳng, trước mắt biến thành màu đen, lỗ tai như nổ vang và tôi không thể nói thành lời”. Đây là lời kể của Cao Kiến Minh, sống ở New York, từng có trải nghiệm kinh hoàng ở Trung tâm giam giữ số 1 Bắc Kinh. Ông nói với phóng viên Epoch Times rằng việc bức thực là “quá nguy hiểm” và có thể giết người.

Vào ngày 6/4/2005, cựu kỹ sư của công ty Thủ Cương Bắc Kinh – Cao Kiến Minh, bị đưa đến Trại giam số 1 Bắc Kinh vì kiên trì tập luyện Pháp Luân Công, một môn khí công Phật gia hiện đang bị đàn áp tại Trung Quốc. Trong thời gian này, ông đã phải nếm trải thủ đoạn tra tấn “bức thực” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông mô tả ống thức ăn “có kích thước lớn bằng ngón tay, được đưa vào cơ thể thông qua mũi. Nếu đưa vào không đúng chỗ, nó sẽ đâm lạc vào buồng phổi”. 

Ông kể, có lần người bức hại đã bỏ cả nửa túi muối vào trong dung dịch để đổ vào cơ thể ông. “Muối đi vào dạ dày và kích phá dạ dày rất dữ dội, cảm giác vô cùng khó chịu, giống như bị ăn mòn bởi axit sunfuric vậy”. Ông nói rằng, đôi khi người bức thực ông cũng bổ sung các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Trang web Minh Huệ (Minghui.Org) đưa tin rằng, bức thực là một kiểu tra tấn thường được sử dụng trong nhà tù của ĐCSTQ để tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công.

Thông thường có hai hình thức bức thực: Một là cho ăn bằng đường mũi, tức là chọc một cái ống xuyên từ lỗ mũi vào dạ dày. Có lúc nó được giữ lại trong dạ dày nhiều ngày hoặc nhiều tuần, hoặc kéo ra rồi lại đâm vào liên tục, gây tổn thương và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Hai là bức thực bằng cách sử dụng “dụng cụ mở miệng”, đây là một vật kim loại dẹt 2 đầu, ở giữa có một con ốc vặn để điều chỉnh kích cỡ. Mỗi khi bức thực sẽ cắm đầu nhọn của dụng cụ này vào giữa 2 hàm răng rồi cạy ra. Trong quá trình đó, miệng của nhiều người có thể bị rách, đôi khi răng bị gãy và miệng chảy đầy máu.

Dụng cụ mở miệng dùng để bức thực trong các nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: Catawiki)

Ngoài ra còn có một loại “dụng cụ mở miệng” khác, chuyên được dùng để khám răng cho súc vật, làm bằng thanh sắt dày, hình bán nguyệt, một bên có bộ cỡ hình răng cưa, có thể điều chỉnh kích thước. Khi dụng cụ này được mở đến mức tối đa, có thể khiến người ta ngạt thở dẫn đến tử vong.

Sự kết hợp tra tấn trong trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia: “Giường chết” và “dụng cụ mở miệng”. (Ảnh: Sun Yi)

Tần Nguyệt Minh bị chết do chọc ống vào phổi

Tần Nguyệt Minh, nam, là một công nhân, tập luyện viên Pháp Luân Công ở Y Xuân, Hắc Long Giang. Anh đã bị bắt lao động cải tạo bất hợp pháp trong 3 năm. Vào tháng 4/2002, Tần Nguyệt Minh một lần nữa bị bắt cóc bất hợp pháp và bị kết án 10 năm tù.

Vào ngày 21/2/2011, nhà tù Giai Mộc Tư đã đưa Tần Nguyệt Minh và các học viên Pháp Luân Công khác tới đội 2 để tiến hành “chuyển hóa”. Tần Nguyệt Minh đã tuyệt thực để phản đối.

Chiều ngày 25/2, Tần Nguyệt Minh bị đưa đến phòng vệ sinh ở lầu một của bệnh viện để bức thực, họ kẹp lưỡi anh lại, kéo nó ra, nhét một ống cao su vào mũi và đổ nửa túi muối pha với sữa bột vào trong cơ thể anh.

Sau khi bị bức thực trở về, anh vẫn không ngừng kêu đau, khiến những phạm nhân xung quanh bị một đêm mất ngủ. Tần Nguyệt Minh đã vật lộn cả đêm trong đau đớn tột cùng, và tắt thở vào sáng hôm sau (26/2).

Người nhà phát hiện thi thể của Tần Nguyệt Minh có những dấu hiệu bị hành hạ rất đau đớn, môi thâm tím, máu chảy nhiều từ miệng và mũi; cổ, lưng, thắt lưng và chân đều tím đen, còn có một vết thương kéo dài.

Người nhà phát hiện thi thể của Tần Nguyệt Minh có những dấu hiệu bị hành hạ rất đau đớn, môi thâm tím, máu chảy nhiều từ miệng và mũi. (Ảnh: Minghui)

Dương Muội, 23 tuổi, bị bức thực đến chết

Dương Muội là nhân viên tại một ngân hàng ở Thương Châu, tỉnh Hà Bắc. Vào giữa mùa xuân năm 2001, cảnh sát đã bắt giam Dương Muội trong khi cô đang phân phát tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công, cô đã bị giam cầm tại Trại lao động số 2 Thương Châu.

Cảnh sát ở Trại lao động số 2 Thương Châu đã cưỡng bức Dương Muội lao động nặng và ép cô viết “thư hối hận”. Khi cô từ chối, họ trói cô và treo tay chân cô căng ra trong nhiều ngày không cho nghỉ. Vào ngày 10/10, cô bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Nhiều nguồn tư liệu đã nói rằng cô đã bị bức thực một cách hung bạo bằng một ống cứng vào chiều ngày 19/10. Cô từ trần khoảng 6 giờ sáng hôm sau, ngày 20/10.

Ngày 20/10, bố mẹ cô đến thăm cô tại trại giam, và không biết rằng con gái đã chết sáng hôm đó. Tuy nhiên, quản ngục không tiết lộ điều gì về trường hợp của cô, và bảo họ về nhà. Ngay khi về đến nhà, họ nhận được một cuộc gọi từ trại giam thông báo với bố mẹ cô về cái chết của cô.

Dương Muội, 23 tuổi, bị bức thực đến chết. (Ảnh:Minghui)

Bố mẹ của Dương Muội tinh thần sụp đổ, nhưng họ không tìm thấy được một sự giúp đỡ nào. Theo những nguồn tư liệu liên quan, đối với trường hợp của cô, các nhà cầm quyền đã ra chỉ thị rằng nếu gia đình Dương Muội yêu cầu khám nghiệm tử thi, thì thi hài cô phải bị hỏa thiêu ngay lập tức.

Hàn Ngọc Châu chết vì bị bức thực bằng nước muối đặc

Hàn Ngọc Châu, nam, 47 tuổi, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm. Vào ngày 9/2/2001, anh bị ép uống nước muối đậm đặc trong Trại lao động Vi Tử Câu và qua đời.

Một đêm sau Tết Nguyên đán ở Trung Quốc năm 2001, Trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu đã buộc các tù nhân phải xem một chương trình của CCTV phỉ báng Pháp Luân Công. Hàn Ngọc Châu đã chống lại việc này và nhiều lần hét lên rằng “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Sau đó, anh đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại.

Sáng ngày 9/2/2001, Trương Bản Toàn, giám đốc Trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu, dẫn theo các cán bộ và 3 đội nhân viên thực hiện việc bức thực. Họ dùng nẹp sắt để banh miệng Hàn Ngọc Châu rồi đổ nước muối nồng độ cao vào miệng anh một cách vô cùng dã man.

Vào buổi chiều, Hàn Ngọc Châu yêu cầu gặp bác sĩ nhưng bị từ chối. Mãi đến nửa đêm, người ta thấy anh không thể cử động được nữa thì mới đưa đi bệnh viện. Bác sĩ nói rằng Hàn Ngọc Châu tử vong vì ngộ độc muối.

Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp bị bức thực tới chết…

Ông Cao Hiến Dân, 41 tuổi, từng là giáo sư ở Đại học Tế Nam thuộc thành phố Quảng Châu. Tháng 1/2000, ông đã qua đời khi cảnh sát ở Nhà tù khu Thiên Hà thành phố Quảng Châu dùng nước muối đặc để bức thực ông. Gia đình được thông báo về cái chết của ông vào ngày 18/1/2000.

Ông Lưu Tự Quốc, là một kỹ sư ở Nhà máy phân bón thành phố Châu Thành thuộc tỉnh Sơn Đông. Ngày 10/2/2000, ông đã qua đời khi bị bức thực bằng một ống được đặt vào thực quản, gây tổn thương nghiêm trọng.

Tái hiện lại phương thức tra tấn bức thực trong các nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: Minghui)

Bà Mai Ngọc Lan, 44 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Ngày 23/5/2000, bà qua đời sau khi bị bức thực bằng dung dịch hỗn hợp nước muối và sữa đậu nành.

Anh Lý Tuệ Văn, 32 tuổi, là bác sĩ y khoa ở Cục khoáng sản Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây. Ngày 26/2/2000, anh đã qua đời vì bị bức thực tại Trại lao động cưỡng bức Tân Điếm ở thành phố Thái Nguyên.

Bà Lý Vỹ Hồng ở Thượng Hải. Cuối năm 2000, bà bị bức thực bằng nước hạt tiêu nóng bởi cảnh sát ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Triết Giang. Bà nằm quằn quại trên sàn vì quá đau đớn. Thực quản, gan, ruột và dạ dày của bà đều bị thương tổn nghiêm trọng. Bà bị kết án một năm tù, nhưng được thả vì lý do chữa bệnh. Bà bị đưa đến Bệnh viện khu Tĩnh An Thượng Hải. Bác sĩ đã phát hiện nội tạng của bà bị thương tổn nghiêm trọng. Ngày 19/4/2003, bà Lý qua đời.

Anh Tôn Tiểu Quân, 32 tuổi, ở thành phố Phú Dương, tỉnh Triết Giang. Anh bị bức thực tại Nhà tù Triết Giang đến mức nguy kịch. Ngày 30/6/2009, sau khi về nhà, anh không thể ăn được gì. Anh bị nôn ngay sau khi uống nước. Anh không kiểm soát được, và còn bị co giật liên tục. Anh qua đời lúc 11 giờ tối ngày 15/7/2009.

Theo một thống kê được báo cáo bởi trang web Minh Huệ vào tháng 3/2010, ít nhất 358 học viên Pháp Luân Công đã bị giết chết bởi hình thức tra tấn tàn bạo này của ĐCSTQ. Trên thực tế, con số này được cho là còn cao hơn rất nhiều.

Tuệ Tâm (Theo Epoch Times)

Theo Tinh Hoa

Xem thêm:

VIDEO - ĐIỀU KỲ DIỆU ĐẾN TỪ NGƯỜI TU LUYỆN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP