TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á
TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á
Thứ sáu, 10-01-2025 09:58, (GMT+07:00)
TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á
10-03-2021 13:56

Một chuyên gia cho biết chính quyền Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong, hệ thống nước quan trọng nhất ở Đông Nam Á, để kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019

Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019. (Ảnh qua Reuters)

Sông Mekong bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và chảy qua 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vào đầu năm 2021, nó một lần nữa bị sụt giảm mực nước nghiêm trọng, gây ra những lo ngại rộng rãi trên toàn thế giới. Ủy ban sông Mekong (The Mekong River Commission), một tổ chức quốc tế, ngày 12/2 đã đưa ra tuyên bố cho biết mực nước sông Mekong đã giảm xuống mức “đáng lo ngại”.

Trên thực tế, trong hơn một thập kỷ kể từ năm 2010, các cuộc khủng hoảng nước thường xuyên nổ ra trên lưu vực sông Mekong.

Một nhà thủy văn Trung Quốc nói với Epoch Times rằng một trong những lý do đằng sau điều này là Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát dòng nước của sông Mekong, và sông Mekong đã trở thành con bài thương lượng chính trị để Trung Quốc kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia ASEAN.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền gần đây với Epoch Times, chuyên gia thủy văn người Đức gốc Hoa Vương Duy Lạc cho biết kể từ năm 2010, sông Mekong đã thường xuyên trải qua các cuộc khủng hoảng về nước. Nhưng đối với ĐCSTQ, sông Mekong không chỉ đơn giản là vấn đề sử dụng tài nguyên nước, mà còn là đòn bẩy chính trị và ngoại giao.

Với việc kiểm soát vòi nước của Mekong, ĐCSTQ đã có được đòn bẩy chính trị để kiểm soát một nửa số quốc gia trong khối  ASEAN. Hành vi bá quyền của ĐCSTQ ở lưu vực sông Mekong cũng đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ và Nhật Bản, biến sông Mekong trở thành một điểm nóng địa chính trị mới.

Theo ông Vương, việc sử dụng sông Mekong như một con bài thương lượng chính trị có hại cho cả các nước khác và cả cho chính ĐCSTQ. Các đập lớn và nhỏ được xây dựng trên sông Lan Thương, thượng nguồn của sông Mekong bên trong Trung Quốc, không chỉ đe dọa trực tiếp đến 70 triệu người có sinh kế phụ thuộc vào sông Mekong, mà còn đối với người dân Trung Quốc ở lòng chảo sông Lan Thương. Việc ĐCSTQ tăng cướp đi nguồn nước trên sông Mekong cũng dẫn đến việc lãng phí tài nguyên.

Từ lượng nước dồi dào cho đến khủng hoảng nước

Thượng nguồn của sông Mekong là sông Lan Thương bên trong Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ dãy núi Tanggula trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng của Trung Quốc. Là con sông dài thứ 10 trên thế giới và dài thứ 6 của châu Á, sông Mekong chảy qua 6 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đông.

Vùng hạ lưu của con sông và phía thượng nguồn của dòng sông được gọi chung là sông Lan Thương – Mê Kông, trong đó có một phần chính với hơn 4.000 km (2.485 dặm). Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, được mệnh danh là sông Danube của Châu Á.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, khoảng 70 triệu người đang phụ thuộc trực tiếp vào sông Mekong để kiếm sống.

Ông Vương Duy Lạc cho biết, cả sông Lan Thương và sông Mekong đều rất giàu tài nguyên thủy điện, chúng đến trực tiếp từ Cao nguyên Tây Tạng về phía nam, và có phía thượng nguồn rất dốc. Ở phần hạ lưu phía Nam, do ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa tương đối dồi dào trong mùa mưa cũng làm cho các sông giàu nước hơn. Sông Mekong có mùa mưa và khô rõ rệt, mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

Tuy nhiên, con sông này vốn rất giàu tài nguyên nước này đã thường xuyên xảy ra khủng hoảng tài nguyên nước kể từ năm 2010.

Theo báo cáo của Eyes on Earth: Theo dõi lượng nước chảy qua lưu vực thượng lưu sông Mekong trong điều kiện tự nhiên vào năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nước đầu tiên nổ ra trên sông Mekong, đập thủy điện Tiểu Loan trên Lan Thương đã hoàn thành và máy phát điện đã đi vào hoạt động.

Bằng cách mô phỏng dòng chảy của sông Mekong từ năm 1992 đến năm 2019, và so sánh dữ liệu trước và sau khi các con đập được xây dựng, Eyes on Earth chỉ ra rằng việc ĐCSTQ xây dựng các đập ở thượng nguồn đã gây ảnh hưởng đến lượng nước của sông Mekong.

Theo báo cáo, sự khác biệt đáng kể về lưu lượng đo được và dự đoán xảy ra vào năm 2010, khi đập lớn Tiểu Loan được hoàn thành và các máy phát điện đi vào hoạt động.

Báo cáo cho biết: “Như đã lưu ý trước đó, hồ chứa này [Tiểu Loan] có thể chứa lượng nước gấp khoảng 7 lần so với 3 hồ chứa trước đó cộng lại, do đó khả năng điều tiết và hạn chế dòng chảy của nó tăng lên một bậc khác về cường độ. Khả năng hạn chế dòng chảy được chứng minh rõ ràng trong mối quan hệ giữa dòng chảy tự nhiên dự đoán và dòng chảy đo được, vì một lượng lớn nước bị ‘mất’ trong mùa khô, dòng chảy của sông thông thường sẽ tăng lên rất nhiều, do tuyết tan và mưa gần đây trên cao nguyên Tây Tạng.”

Trò chơi đùn đẩy trách nhiệm

Năm 2010, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia đã cử đại biểu đến Trung Quốc để thảo luận về sự sụt giảm nghiêm trọng của mực nước sông Mekong, cho rằng các đập trên sông Mekong của Trung Quốc đã gây ra hạn hán ở hạ lưu.

Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ vào thời điểm đó, đã phủ nhận tuyên bố. Tần Cương cho rằng dòng chảy hàng năm của sông Lancang chỉ bằng 13,5% dòng chảy của Mekong ra biển, và với một tỷ lệ nhỏ như vậy, nó không thể ảnh hưởng đến tình hình chung.

Cố vấn chính trị của ĐCSTQ Trần Đức Hải cũng nói rằng 3 hồ chứa được xây dựng dọc theo sông Lan Thương, đó là Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, đều rất nhỏ và tác động của chúng là không đáng kể.

Nhưng Vương nói rằng đây chỉ là những trò đùn đẩy mà ĐCSTQ đã chơi để né tránh trách nhiệm. Phần lớn dữ liệu về các con sông của Trung Quốc được giữ bí mật. Ngay cả những dữ liệu được tiết lộ cũng thường mâu thuẫn với nhau.

Vương nói, ví dụ, dòng chảy trung bình hàng năm của sông Lan Thương ở biên giới Trung Quốc là khoảng 64 tỷ mét khối, nhưng có một ước tính khác cho rằng nó là 76 tỷ mét khối, chênh lệch đến 12 tỷ mét khối nước.

Nếu người ta lấy 76 tỷ mét khối làm con số thực, thì dòng chảy hàng năm của sông Lan Thương sẽ bằng 16% dòng chảy của Mekong ra biển và sẽ có sự chênh lệch 2,5% so với 13,5% mà Tần Cương tuyên bố.

Theo Vương, ĐCSTQ đã từng tuyên bố rằng Trung Quốc có 18,6% quyền về nước của sông Lan thương-Mekong, có nghĩa là 18,6% tài nguyên nước thuộc về Trung Quốc.

Vì vậy, điểm mấu chốt là, các con số của ĐCSTQ về sông Lan Thương-Mekong liên tục thay đổi, từ 13,5% đến 16%, rồi đến 18,6%.

Khi thảo luận về quyền, ĐCSTQ đã chọn 18,6%, nhưng khi nói đến trách nhiệm giải trình, ĐCSTQ đã chọn 13,5%.

Vương cho hay, ngay cả khi con số thực là 13,5%, điều đó không có nghĩa là ĐCSTQ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Đập thuỷ điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh qua kknews.com)

Tần Huy, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, cho biết trong một bài báo rằng 13,5% là kết quả của việc chia lượng nước chảy trung bình hàng năm ở cửa ra sông Lan Thương cho lượng nước chảy trung bình hàng năm ở cửa sông Mekong.

Tuy nhiên, ở hầu hết các đoạn sông bên trong Trung Quốc, chẳng hạn như đoạn Luang Prabang, dòng chảy ra từ Trung Quốc chiếm khoảng 2/3 tổng lượng nước của sông Mekong.

Vương cũng giải thích: “Con số 13,5% là vô nghĩa, vì bạn đang đo lượng nước tại Tây Cống, cửa sông Mekong đổ ra Biển Đông, vì vậy nó là 13,5%. Nhưng cách đúng đắn để đo nó là nhìn vào đoạn sông gần Trung Quốc, tức là đoạn ngay sau khi sông Lan Thương chảy ra khỏi Trung Quốc. Tức là, nếu bạn kiểm tra đoạn sông vừa ra khỏi Trung Quốc, và trong vòng 300 km tính từ biên giới Trung Quốc, bạn sẽ thấy rằng 2/3 lượng nước đến từ thượng nguồn Trung Quốc. Nếu bạn ngăn dòng nước bên trong Trung Quốc, những người ở hạ nguồn sẽ kêu thét vì họ không có nước chảy xuống dưới.”

Một báo cáo do Bộ Tài nguyên nước và Ủy hội sông Mê Kông phối hợp phát hành cũng khẳng định quan điểm này. Theo báo cáo này, trong mùa khô của sông Mekong, dòng chảy từ đập Cảnh Hồng ở Trung Quốc đạt 41% dòng chảy của dòng chính sông Lan Thương-Mekong từ năm 2010 đến năm 2015.

Khi phân tích tác động của các đập trên sông Mekong, báo cáo cho biết, Sử dụng lưu lượng trung bình hàng tháng trong giai đoạn 1960-2009 và 2010-2015, lưu lượng trung bình trong mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5) được đánh giá tại Cảnh Hồng và 7 đập thủy điện khác dọc sông Mekong. Kết quả cho thấy hoạt động của các đập thác trên sông  Lan Thương đã làm tăng lượng nước mùa khô ở Cảnh Hồng từ 11,82 tỷ mét khối (hay 21% khối lượng hàng năm của giai đoạn 1960-2009) lên 17,77 tỷ khối (hay 41% khối lượng hàng năm của giai đoạn 2010-2015), đóng góp 5,95 tỷ mét khối (hay 20%).

Tần Huy cũng chỉ trích các quan chức Trung Quốc vì dám tuyên bố rằng chỉ có “3 hồ chứa” trên sông Lan Thương, đó là Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, nhưng lại không đề cập đến hồ chứa Tiểu Loan, có dung tích hơn 15 tỷ mét khối.

Đập thủy điện Tiểu Loan bắt đầu phát điện vào tháng 9/2009. Công suất của hồ chứa Tiểu Loan gấp gần 5 lần công suất tổng hợp của Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, điều này có tác động đáng kể đến dòng chảy hạ lưu sông Mekong.

Tần Huy đặt ra nghi vấn: “Làm sao mà trong miệng các quan chức đó lại trở nên ‘hầu như không có tác động gì’?

Theo báo cáo của Eyes on Earth, ngoài Hồ chứa Tiểu Loan, ĐCSTQ đã xây dựng Hồ chứa Nọa Trát Độ lớn hơn trên sông Lan Thương, với sức chứa 27,49 tỷ mét khối. Máy phát điện đầu tiên của nó được đưa vào vận hành vào năm 2012 và tác động đến hạ lưu vượt quá tác động của hồ chứa Tiểu Loan.

Giúp đỡ hay con bài mặc cả chính trị?

Mặc dù ĐCSTQ đã chọn cách phớt lờ tình trạng hạn hán ở lưu vực sông Mekong vào năm 2010, nhưng 6 năm sau, ĐCSTQ đã cố gắng đề nghị giúp đỡ.

Năm 2016, Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm gạo và thủy sản xuất khẩu, đã trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng, với một số khu vực ven biển bị nước biển xâm thực do giảm lượng nước sông Mekong.

Theo hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã, ĐCSTQ đã giúp đỡ các nước hạ lưu sông Mekong. Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào thời điểm đó, cho biết trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc sẽ cung cấp nước khẩn cấp cho hạ lưu sông Mekong từ ngày 15/3/2016 đến ngày 10/4/2016, thông qua đập thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Vào tháng 10 cùng năm, báo cáo do Ủy ban sông Mê Kông và Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc phối hợp công bố cho biết việc xả nước từ các đập thủy điện do ĐCSTQ xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông đã giúp nâng cao mực nước trong mùa khô của sông Mekong.

Báo cáo cho biết, hoạt động của các đập trên sông Lan Thương đã làm tăng lượng nước mùa khô ở Cảnh Hồng từ 11,82 tỷ mét khối (hay 21% khối lượng hàng năm của giai đoạn 1960-2009) lên 17,77 tỷ mét khối (hay 41% khối lượng hàng năm của giai đoạn 2010-2015), đóng góp 5,95 tỷ mét khối (hay 20%).

Vương nói với Epoch Times rằng vào năm 2016, trong giai đoạn cứu trợ thiên tai của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã xả ít nhất 1.000 mét khối nước mỗi giây vào hạ lưu sông Mekong mỗi ngày, và lượng nước thải ra tối đa là hơn 2.000 mét khối mỗi ngày, trong khi dòng chảy tự nhiên của sông Lan Thương vào khoảng 400 mét khối mỗi giây vào thời điểm đó.

Điều này có nghĩa là quy mô xả nước của Trung Quốc đã vượt quá lưu lượng của sông Lan Thương trong mùa khô và gấp 5 lần lưu lượng tự nhiên của vùng hạ lưu.

Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát “vòi nước” của sông Mekong.

Vương cho biết điều đáng chú ý là việc chuyển nước của Trung Quốc đến hạ lưu sông Mekong là do Bộ chỉ huy Phòng chống lũ lụt và hạn hán Trung Quốc thực hiện, có nghĩa là ĐCSTQ đã sử dụng quỹ cứu trợ thiên tai để làm việc đó. Đó là tiền đóng thuế của người Trung Quốc, và chính người dân Trung Quốc đã trả các hóa đơn cho ĐCSTQ.

Vương cho biết lý do tại sao ĐCSTQ chọn giúp đỡ trong năm 2016 là ngoài phạm vi cân nhắc chính trị.

Vào năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất thành lập Hội nghị thượng đỉnh Lan Thương-Mekong tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN.

Hai năm sau, vào tháng 3/2016, Hội nghị thượng đỉnh Lan Thương-Mekong đầu tiên được tổ chức tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Lãnh đạo 5 nước khu vực sông Lan Thương-Mekong đã tham dự hội nghị thượng đỉnh. Tân Hoa Xã đã cật lực đưa tin về hội nghị thượng đỉnh và ĐCSTQ đã nhân cơ hội thể hiện tình hữu nghị bằng cách xả nước xuống hạ lưu.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp, Lý Khắc Cường đề cập rằng cần phải xây dựng một “Cộng đồng Chia sẻ Tương lai” giữa các nước Lan Thương-Mekong, và rằng Trung Quốc đã ký hoặc đang đàm phán với nhiều quốc gia Mekong về các sáng kiến ​​xây dựng dự án ‘Một vành đai, Một con đường’.

Vương cho biết việc thể hiện một số cử chỉ tốt là một nhu cầu chính trị của ĐCSTQ vào thời điểm đó. Nỗ lực cứu trợ thiên tai cũng có thể mở đường cho ĐCSTQ đầu tư vào các nước Đông Nam Á.

Theo truyền thông Trung Quốc – China Times, cùng với hội nghị thượng đỉnh Lan Thương-Mekong lần đầu tiên vào năm 2016 là danh sách 78 dự án, quỹ đặc biệt cho hợp tác Lan Thương-Mekong, với khoản vay 10 tỷ Nhân Dân tệ (1,55 tỷ USD) và hạn mức tín dụng 10 tỷ USD, tất cả đều do ĐCSTQ cung cấp.

ĐCSTQ có thể thu được gì từ các quốc gia sông Mekong?

Các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông có nền kinh tế tương đối lạc hậu, nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên. Bằng cách đầu tư vào lưu vực sông Mekong, ĐCSTQ không chỉ có thể mở rộng thương mại quốc tế và xuất khẩu dư thừa năng lực trong nước thông qua các dự án Vành đai và Con đường, mà còn có thể tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong.

Lấy Lào làm ví dụ. Theo Hướng dẫn Hợp tác Đầu tư Nước ngoài do Bộ Thương mại Trung Quốc ban hành, Lào có nhiều mỏ vàng, đồng, thiếc, chì, kali, sắt, thạch cao, than và muối.

Đồng thời, quốc gia cũng giàu tài nguyên thủy điện và lâm nghiệp. Lào có khoảng 17 triệu ha rừng, với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 50%.

Nó sản xuất các loại gỗ có giá trị như gỗ tếch, gỗ lim và gỗ trắc. Trung Quốc nhập khẩu đồng, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp từ Lào.

Theo nền tảng dịch vụ chuyên nghiệp Investgo.cn của Bộ Thương mại Trung Quốc, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất ở Lào, với các khoản đầu tư vào phát triển thủy điện và khoáng sản.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Campuchia, một quốc gia khác ở lưu vực sông Mekong, cũng giàu tài nguyên lâm nghiệp, khoáng sản và thủy sản, bao gồm các loại gỗ chất lượng cao như gỗ tếch, gỗ lim, gỗ trắc, gỗ mun, cũng như nhiều loại tre, trúc.

Các mỏ khoáng sản của Campuchia bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, phốt phát, đá quý, vàng, sắt, bauxit, v.v.

Hồ Tonle Sap ở Campuchia là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và được mệnh danh là “Hồ Cá” của khu vực này.

Theo Investgo.cn, năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia đạt 9,43 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và cũng trong năm đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký 5,58 tỷ USD hợp đồng xây dựng mới tại Campuchia, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Ngô Phúc Thành, Phó giám đốc Trung tâm Chiến lược Phát triển Kinh tế Quốc gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, ĐCSTQ có mục đích chiến lược địa chính trị mạnh mẽ ở khu vực sông Mekong. Đầu tư của họ nhằm mục đích xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Vương nói với Epoch Times rằng bằng cách đầu tư vào lưu vực sông Mekong, ĐCSTQ cũng có thể mở rộng các tuyến vận tải biển của mình. Nó có thể đạt được cơ hội để tạo ra một tuyến vận tải thay thế đến eo biển Malacca, tức là mở ra một tuyến đường thay thế đến Biển Đông thông qua sông Mekong. Con đường này có thể giúp ĐCSTQ nhập khẩu năng lượng như dầu và giảm bớt sự kiểm soát của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với các tuyến đường vận chuyển.

ĐCSTQ đã gây ra tác hại gì cho sông Lan Thương-Mekong?

Vương cho biết bằng cách biến các con đập thành một con bài thao túng chính trị, ĐCSTQ đã gây ra rất nhiều tổn hại cho người dân ở lưu vực sông Lan Thương-Mekong. Họ không chỉ chịu hạn hán thường xuyên mà ngành đánh bắt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Vương cho hay, sau khi các hồ chứa nước và đập thủy điện được xây dựng, lớp trầm tích chứa chất dinh dưỡng cho cá không thể lắng xuống.

Hơn nữa, nhiệt độ của nước bên trong hồ chứa thấp hơn vài độ so với nước sông bình thường. Nhiệt độ thấp hơn làm gián đoạn quá trình sinh sản của cá. Các ngư dân phàn nàn rằng sản lượng đánh bắt của họ đang giảm và họ lo lắng rằng họ sẽ mất cơ sở để tồn tại trong tương lai gần.

Trong khi người dân bên ngoài Trung Quốc đang phải gánh chịu hậu quả thì người dân bên trong Trung Quốc cũng không được hưởng lợi từ các con đập.

Đập thủy điện Tiểu Loan ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh qua kknew.com)

Theo Vương, chiều cao của các đập trên sông Lan Thương rất cao, hầu hết đều cao hơn 100 mét, và đập cao nhất lên tới 294,5 mét. Vì vậy, sau khi xây dựng các hồ chứa, nông dân địa phương phải di chuyển lên núi, nơi đất đai rất bạc màu và không thích hợp để canh tác.

Thứ hai, nước tưới của nông dân địa phương bị hạn chế do nước ở các hồ chứa Nọa Trát Độ và Tiểu Loan bị các đập thủy điện hạn chế.

Thứ ba, các khoản trợ cấp mà ĐCSTQ cung cấp cho những người di cư từ hồ chứa thực chất đến từ những người đóng thuế Trung Quốc, chứ không phải tiền kiếm được từ các trạm thủy điện.

Vương cũng chỉ ra một vấn đề thường bị bỏ qua: lũ lụt của sông Lan Thương tương đối lớn, với đỉnh dòng chảy đo được tối đa là 12.800 mét khối/giây.

Trong khi đó, đập thủy điện Tiểu Loan có công suất xả lũ 20.000 mét khối / giây.

Nếu bất kỳ vấn đề nào xảy ra, chẳng hạn như đập Tiểu Loan bị vỡ, hoặc nếu ĐCSTQ chọn thoát nước trong hồ chứa để giảm áp lực lên đập, người dân ở hạ lưu, bao gồm cả những người ở lưu vực sông Mekong, sẽ phải chịu đe dọa mọi mặt.

Trong khi các nhà máy thủy điện đã gây ra nhiều thiệt hại và đe dọa, một lượng điện được tạo ra đã bị lãng phí và không được sử dụng.

Theo Cục Thống kê tỉnh Vân Nam, do quá công suất, lượng điện 31,4 tỷ kilowatt – giờ đã bị lãng phí ở tỉnh Vân Nam vào năm 2016, và các trạm thủy điện trên sông Lan Thương cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Để giảm thiểu chất thải, ĐCSTQ đã phải đầu tư vào các đường dây tải điện để đưa điện từ Vân Nam đến những nơi có nhu cầu cao hơn, chẳng hạn như tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, ngoài việc giúp ĐCSTQ tạo ra nhiều GDP hơn thì việc đầu tư vào các trạm thủy điện và đường dây tải điện này dường như không mang lại lợi ích gì khác.

Sông Mekong: Một điểm nóng địa chính trị mới

Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ hơn về mối đe dọa mà ĐCSTQ gây ra cho các nước Đông Nam Á, trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có những hành động hồi đáp. Sông Mekong đã trở thành một điểm nóng địa chính trị mới.

Vào ngày 26/2/2021, Chính phủ Nhật Bản đã cấp 2,9 triệu USD cho Ủy hội sông Mekong để thực hiện kế hoạch chiến lược mới của mình, nhằm thúc đẩy sự phát triển có trách nhiệm trong khu vực.

Trước đó, vào tháng 9/2020, Hoa Kỳ đã công bố khởi động Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy sự ổn định, hòa bình và phát triển bền vững ở lưu vực sông Mekong.

Tuyên bố của Hoa Kỳ cho biết: “Mối quan hệ của chúng tôi với các nước đối tác Mekong là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và quan hệ đối tác chiến lược của chúng tôi với ASEAN.”

Theo BBC, Yun Sun, đồng giám đốc Trung tâm Stimson, cho biết chất xúc tác để Hoa Kỳ khởi động chương trình là việc Trung Quốc trước đó từ chối chia sẻ thông tin thủy văn, vì dữ liệu sẽ tiết lộ cách ĐCSTQ vận hành các đập trên sông Lan Thương.

Vào ngày 14/8/2020, Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã viết trên Twitter, rằng Hoa Kỳ ủng hộ lời kêu gọi của Ủy ban sông Mê Kông về sự minh bạch trong các hoạt động xây dựng đập trên sông Mê Kông. Các con đập khổng lồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang điều khiển dòng chảy một cách không minh bạch, gây hại cho các quốc gia thuộc lưu vực Mekong.

Vào ngày 15/12/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khởi động Giám sát Đập Mekong phối hợp với Trung tâm Stimson và Eyes on Earth, và đã công bố dữ liệu gần thời gian thực về các mức đập trên sông Mekong thu được thông qua giám sát vệ tinh.

Một trong những lý do chính khiến sông Mekong trở thành con bài thương lượng chính trị đối với ĐCSTQ là sự thiếu minh bạch về thông tin. Mặc dù ĐCSTQ đã tuyên bố vào năm 2020 rằng họ sẽ chia sẻ thông tin thủy văn trên sông Lan Thương, nhưng họ đã không làm như vậy.

Theo Ủy ban sông Mekong, mực nước của Mekong giảm đáng kể vào ngày 31/12/2020, nhưng ĐCSTQ đã không thông báo cho các nước hạ nguồn cho đến 5 ngày sau, tức vào ngày 5/1/2021.

Vương cho biết: “Thông lệ quốc tế thông thường đối với các con sông xuyên quốc gia là các nước lưu vực sông về cơ bản tuân theo 3 nguyên tắc: thứ nhất, sử dụng hợp lý và hợp lý tài nguyên nước của các con sông xuyên quốc gia; thứ hai, không gây thiệt hại đáng kể cho các quốc gia khác; và thứ ba, thông báo trước cho các quốc gia khác về bất kỳ công việc xây dựng nào trên sông, và chỉ sau khi được sự đồng ý của họ thì công việc mới được bắt đầu.”

Thật không may, ĐCSTQ không tuân theo các chuẩn mực quốc tế và nó đã trở nên quen với việc “không chỉ giữ mọi thứ trong bóng tối mà còn làm mọi thứ trong bóng tối”, ông Vương nói.

Thiện Thành

Theo theepochtimes.com

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP