Trong video mới nhất của mình, thần đồng tiên tri Anand đã tiên đoán thảm họa sẽ khởi nguồn từ Trung Quốc trong tháng 9/2021. Có lẽ lời dự ngôn đã ứng nghiệm vì từ tháng 9 đến nay Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn, thảm họa liên tiếp.
Thiên tai, dịch bệnh nối tiếp không ngừng
Trong kỳ nghỉ quốc khánh 1/10 của Trung Quốc, nhiều địa phương ở tỉnh Sơn Tây phải hứng chịu những trận mưa lớn hiếm thấy, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Theo báo cáo từ ‘Tân Hoa Xã’, trận lũ này khiến hơn 1,7 triệu người gặp nạn. Các chuyên gia cho biết, lượng mưa ở Sơn Tây vào cuối tháng 9 năm nay cao hơn 431% so với cùng kỳ năm trước, khiến đất ở một số khu vực bão hòa, làm tăng nguy cơ xảy ra các thảm hoạ địa chất.
Tờ tạp chí ‘China Philanthropist ‘ dẫn lời một nhân chứng tiến vào vùng lũ cho biết: thảm họa lũ lụt ở Trung Quốc như năm nay là rất hiếm thấy. Lũ trên quy mô toàn lưu vực ít nhất đã xảy ra 3 lần. Trận lũ ở Sơn Tây xảy ra vào tháng 10, tiếp theo đó sẽ là một đợt rét đậm nữa, việc cứu hộ và khắc phục hậu quả sau thiên tai gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng trong thời gian đầu tháng 10 này, một thông báo nội bộ của chính quyền Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang khẩn trương chuẩn bị cho sự bùng phát COVID-19 quy mô lớn. Theo ‘The Epoch Time’, bản thông báo này do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành và được chính quyền tỉnh Phúc Kiến chuyển đến chính quyền địa phương, bên trên được đánh dấu là ‘cực kỳ khẩn cấp’.
Bản thông báo khẩn này đưa ra các tiêu chuẩn ứng phó dịch, theo đó thì tỉnh Phúc Kiến trong vòng chưa đầy 1 tháng phải xây xong 47.000 phòng cách ly.
Tiến sĩ Sean Lin, từng là nhà nghiên cứu virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ cho biết: “Chắc hẳn họ (ĐCSTQ) đang che giấu dịch bệnh thật sự ở Trung Quốc đại lục, nếu không họ sẽ không đột ngột ra thông báo khẩn chống dịch trên toàn quốc như vậy.”
Khủng hoảng bất động sản tựa bom nguyên tử
Trung tâm cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Đại lục là China Evergrande. Công ty này là một trong những tác nhân lớn khiến cho bất động sản ở Trung Quốc bùng nổ. trong quá trình phát triển, tập đoàn này đã trở thành công cụ của nhà nước trong việc đô thị hóa, dẫn đến nhiều hộ gia đình dồn gần như ¾ tài sản của mình để trả cho chi phí mua nhà ở. Nhờ đó Evergrande đã trở thành trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường bất động sản để tăng trưởng siêu tốc.
Khối nợ 300 tỷ USD của Evergrande liên quan đến 171 tổ chức tài chính gồm cả ngân hàng và các công ty tín dụng. Việc vỡ nợ chéo trên quy mô lớn sẽ ngay lập tức tạo ra hiệu ứng domino gây hỗn loạn tài chính trên diện rộng.
Bên cạnh đó 8.841 doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho Evergrande sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là dẫn đến phá sản hàng loạt gây suy yếu cho nền kinh tế Trung Quốc. Đồng thời ước tính 3 triệu người sẽ mất việc làm, đời sống tài chính của 2 triệu người mua nhà bị đe dọa gây ra tình trạng bất ổn xã hội chưa từng có.
Các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng rằng nếu Evergrande thất bại thì tất cả số tiền họ đã ném vào canh bạc này sẽ tan thành mây khói. Trong trường hợp Evergrande phá sản, họ sẽ ở vị trí cuối cùng trong danh sách ưu tiên nhận bồi thường.
Kể từ thế kỷ 20, hơn 100 cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra và hầu hết đều bắt nguồn từ bong bóng bất động sản với các bài học ở Nhật Bản, Mỹ và Tây Ban Nha. Nhưng không một cuộc khủng hoảng nào sánh được với khối bong bóng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra. Trong đó Evergrande được coi là một tổ mối hỏng có thể đe dọa làm đổ sập hệ thống các ngân hàng lớn nhất Trung QUốc.
Trung Quốc tối thui vì mất điện
Từ cuối tháng 9 đến nay, hơn 20 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc đã bị cắt điện luân phiên. Ba tỉnh ở khu vực Đông Bắc bị cắt điện vô thời hạn mà không báo trước, gây ra tê liệt giao thông và mất nước trong các khu dân cư, khiến người dân Trung Quốc vô cùng bất bình. Truyền thông đại lục cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng thiếu điện là vì nguồn cung cấp than không đủ do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với Úc.
Tuy nhiên truyền thông Hồng Kông phân tích rằng việc cắt giảm điện là thỏa hiệp giữa ông tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Tập cam kết hỗ trợ thỏa thuận khí hậu của chính quyền Biden để đổi lấy nhiều lợi ích chính trị khác, trong đó có việc trả tự do cho bà Mạnh Quảng Châu. Tuy nhiên các kênh truyền thông nước ngoài cho rằng việc cắt điện này liên quan đến đấu đá nội bộ của ĐCSTQ. Mục đích của nước cờ này là gây bất mãn trong dư luận, biến ông Tập trở thành một lãnh đạo hắc ám trong lòng dân chúng.
Thực tế quyền kiểm soát lĩnh vực năng lượng vốn nằm trong tay kẻ thù chính trị của ông Tập là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Hai thành phố Liêu Ninh và Cát Lâm đều là những địa bàn của phe Giang và cũng là nơi bị tổn thất nặng nề nhất bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Lương thực cạn kiệt
Sự cố cắt điện quy mô lớn gần đây cũng đẩy giá lương thực ở Trung Quốc tăng vọt. Đây cũng là thời điểm giá lương thực thế giới bước vào chu kỳ tăng. Tác động kép này đang khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực. Trên thực tế Trung Quốc đã phải đối mặt với khủng hoảng lương thực suốt một thời gian dài.
Các ngành liên quan đến thực phẩm như: Trồng trọt, thu hoạch chế biến nhiên liệu đều cần sử dụng điện, vì vậy việc cắt điện trên diện rộng đang đẩy ngành lương thực Trung Quốc rơi vào tình thế không lối thoát.
Mặt khác ngành nông nghiệp và chăn nuôi của nước này chủ yếu dựa vào phân bón hóa học mà nguyên liệu chính để sản xuất phân bón hóa học là than đá và khí đốt tự nhiên.
Với tình trạng thiếu than, trong khi giá khí đốt tự nhiên trên thế giới lại tăng lên từng ngày đã góp phần đẩy giá phân bón tại Trung Quốc lên cao chưa từng thấy. Do đó sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc cũng ảnh hưởng theo.
Ngày 28/9 mạng thông tin ngũ cốc và dầu mỏ Trung Quốc cảnh báo rằng tình trạng thiếu điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất của các nhà máy chế biến Ngô, đậu tương và gạo. Điều này góp phần làm cho cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc thêm phần bi thảm.
Những dấu hiệu bất ổn về mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống cùng với thiên tai bệnh dịch đã và đang đẩy Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ.
Có thế thấy khó khăn trùng trùng mà Trung Quốc đang phải đối mặt là ứng với phần đầu của lời tiên tri “một cuộc khủng hoảng lớn sẽ hình thành ở Trung Quốc sau đó lan sang các quốc gia khác và trở thành một thảm họa toàn cầu”. Chúng ta hãy cùng quan sát các diễn biến tiếp theo của thế giới xem xem phần sau của lời tiên tri này có thật sự ứng nghiệm hay không?
Video về lời tiên đoán mới nhất của thần đồng Ấn Độ Anand, thời gian sự kiện xảy ra vào cuối năm 2021 sang 2022
Tử Vi
Theo Tinh Hoa