Khi Cựu tổng thống Donald Trump còn tại vị, ông đã giám sát chặt chẽ “nhất cử nhất động” của chính phủ Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải đến bàn đàm phán liên quan đến thương mại và các vấn đề khác, trong khi ngăn chặn chính quyền cộng sản này tiếp cận công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Đồng thời, Trump đã ủng hộ các thỏa thuận quốc phòng giữa Hoa Kỳ với Đài Loan vì quốc đảo này là một nền dân chủ và vì người Trung Quốc thường xuyên đe dọa xâm lược nó – mặc dù các mối đe dọa đã chấm dứt trong nhiệm kỳ của vị tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ.
Nhưng giờ đây ông đã hết nhiệm kỳ, bị những người theo chủ nghĩa Marx trong chính phủ và nhà nước ngầm gạt ra khỏi nhiệm kỳ thứ hai, và rõ ràng là người Trung Quốc không hề sợ hãi hay tôn trọng người kế nhiệm của Trump, Joe Biden.
Làm thế nào mà chúng tôi biết được? Bởi vì những lời đe dọa xâm chiếm Đài Loan đã tái diễn trở lại cũng như những hành vi đe dọa quân sự. Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc tiếp tục xây dựng khả năng đặc biệt để xâm chiếm hòn đảo, nơi mà chính quyền này luôn coi chỉ là một ‘tỉnh nổi loạn’.
Tờ Daily Mail đưa tin về một số chi tiết mới:
“Trung Quốc đã cảnh báo rằng Chiến tranh thế giới thứ ba có thể nổ ra ‘bất cứ lúc nào’ sau khi nước này đưa hàng chục máy bay chiến đấu vào không phận của Đài Loan.
Một bài báo trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn hôm thứ Ba (5/10) nói rằng ‘sự thông đồng’ giữa Mỹ và Đài Loan quá táo bạo khiến tình hình “gần như không còn chỗ để đàm phán…”
“Nó tuyên bố rằng người dân Trung Quốc đã sẵn sàng chống lại cuộc chiến tranh toàn diện với Mỹ, cảnh báo Đài Loan không nên đùa với lửa.”
Trong những ngày gần đây, gần 150 máy bay chiến đấu bao gồm chiến đấu cơ, máy bay ném bom có khả năng có vũ khí hạt nhân, máy bay chống tàu ngầm và máy bay tác chiến điện tử của Trung Quốc đã xâm phạm không phận của Đài Loan, gây nên một sự leo thang mạnh mẽ, mang tính xâm lược.
Trong khi đó, Biden bất ngờ tuyên bố rằng ông đã ‘nói chuyện với’ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Đài Loan và ông cho hay Tập đã đồng ý tuân theo một số thỏa thuận mà dường như chẳng ai biết gì về nó, trong khi căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
“Tôi đã nói chuyện với ông Tập về Đài Loan. Chúng tôi đã đồng ý… chúng tôi sẽ tuân thủ thỏa thuận Đài Loan,” Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào tuần này.
Tuy nhiên, Daily Mail lưu ý rằng cuộc điện đàm đã diễn ra vào ngày 9/9; không rõ ông Biden đang đề cập đến thỏa thuận nào và ngoài ra, rõ ràng bất cứ điều gì được thảo luận đều không có gì khác biệt đối với Tập, vì ông ta đã bộc lộ rõ sự hiếu chiến của mình đối với hòn đảo dân chủ kể từ sau cuộc điện đàm.
Trong khi đó, người Đài Loan đã không hề lùi bước. Tổng thống Thái Anh Văn hôm thứ Ba tuyên bố sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ đất nước, trong khi tàu chiến Hoa Kỳ và các tàu chiến từ nửa tá quốc gia khác đã có mặt trong khu vực trong tuần này.
Lời thề của Tổng thống Thái được đưa ra khi “hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth (‘Big Lizzie’) của Anh hoạt động ở vùng Biển Philippines trong một cuộc tập trận chung với hai tàu sân bay Mỹ – USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson – và tàu khu trục trực thăng JS Ise của Nhật Bản,” Daily Mail đưa tin.
Trên thực tế, các tàu sân bay trực thăng Izumo đang được cải tiến thành tàu sân bay có khả năng vận hành các máy bay F-35B cất cánh thẳng đứng từ boong; các sửa đổi được cho là liên quan trực tiếp đến việc Trung Quốc đóng các tàu sân bay.
Ông Tập đã mô tả việc chiếm đoạt hòn đảo có nền dân chủ tự quản là không thể tránh khỏi và Bắc Kinh đã gây áp lực lên tổng thống Thái Anh Văn kể từ khi bà được bầu vào năm 2016, tuyên thệ với nhiệm vụ “một Đài Loan độc lập”, Daily Mail lưu ý.
Thiện Thành (Theo newstarget.com)
Đăng theo Tinh Hoa