Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine
Thứ sáu, 10-01-2025 16:50, (GMT+07:00)
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine
15-03-2022 14:23

Hôm thứ Hai (14/3), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng, chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra trong bối cảnh Nga tiếp tục tăng cường chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ở Ukraine

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, nói chuyện với các phóng viên sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại trụ sở Liên hợp quốc trong Kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 20/9/2021 tại Thành phố New York. (Ảnh Getty Images)

 

Chỉ vài ngày sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine hôm 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đặt các lực lượng răn đe hạt nhân vào tình trạng báo động cao độ. Ông Putin cho rằng, đó là do các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với đất nước của ông.

 

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã nói với các phóng viên hồi đầu tháng 3/2022 rằng, quân đội Hoa Kỳ đã không thay đổi vị thế hạt nhân của mình theo lệnh của ông Putin. Nga và Mỹ đang sở hữu hầu hết vũ khí hạt nhân trên thế giới.

 

“Khả năng về một cuộc chiến tranh hạt nhân, vốn từng không tưởng tượng tới, giờ đây có thể xảy ra” - ông Guterres cho hay.

 

Bình luận trên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc được cho là liên quan tới việc Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/2 ra lệnh đặt các lực lượng răn đe hạt nhân vào tình trạng báo động cao. Ông Guterres gọi đây là “một diễn biến kinh khủng”.

 

Bên cạnh đó, ông cũng cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine “sẽ không có người chiến thắng, chỉ có kẻ thua cuộc”.

 

Ông Guterres cho biết các quốc gia nghèo sẽ bị ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng cao do Ukraine cung cấp hơn một nửa nguồn cung lúa mì của tổ chức Chương trình Lương thực Thế giới, trong khi Nga và Ukraine cộng lại chiếm một nửa nguồn cung dầu hướng dương và một phần ba nguồn cung lúa mì của thế giới.

 

“Xung đột đã vượt qua khỏi Ukraine. Thanh gươm của Damocles [ám chỉ sự nguy hiểm] đang treo trên đầu nền của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển” - ông nhấn mạnh.

 

Tổng Thư ký cũng thông báo rằng Liên Hợp Quốc sẽ phân bổ 40 triệu USD để viện trợ cho người dân Ukraine bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Ông nói rằng bản thân ông đã gián tiếp liên lạc với ông Putin để thảo luận về việc chấm dứt xung đột, cũng như liên hệ với một số nước thứ ba, trong đó có Trung Quốc, để bàn về các cuộc đàm phán hòa giải.

 

Ngoài ra, ông Guterres kêu gọi duy trì an ninh và an toàn tại các cơ sở hạt nhân sau vụ hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine trong quá trình quân Nga tiếp quản nhà máy.

 

Ông cho biết: “Giờ là lúc chấm dứt nỗi kinh hoàng cho người dân Ukraine và đi theo con đường ngoại giao và hòa bình”, theo hãng tin Reuters.

 

Trong khi một số thành viên Quốc hội đã thúc giục việc thực thi vùng cấm bay đối với Ukraine, Hoa Kỳ và NATO đã bác bỏ các đề xuất như vậy.

 

“Chúng tôi sẽ không gây chiến chống lại Nga ở Ukraine. Một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga là Chiến tranh thế giới thứ ba mà chúng ta cần phải cố gắng ngăn chặn", Tổng thống Joe Biden nói vào ngày 11/3 tại Nhà Trắng.

 

Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang tại Phòng họp Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1/3/2022 tại Washington, DC. (Ảnh của Saul Loeb - Pool / Getty Images),Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang, khẳng định Mỹ không tham chiến tại Ukraine
Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang tại Phòng họp Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1/3/2022 tại Washington, DC. (Ảnh của Saul Loeb - Pool / Getty Images)

 

“Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng các đồng minh của chúng tôi ở châu Âu và gửi đi một thông điệp. Chúng tôi sẽ bảo vệ từng inch lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh của NATO đoàn kết và vững mạnh”, ông Biden nói sau khi đưa ra các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.

 

Cuối ngày thứ Hai (14/3), các lực lượng Nga đã cho xe đầu tiên thoát khỏi cảng Mariupol bị bao vây của Ukraine nhưng chặn một đoàn xe viện trợ đang cố gắng tiếp cận thành phố, Ukraine cho biết, sau 10 ngày nỗ lực giải cứu dân thường thất bại dưới sự bắn phá không ngừng.

 

Cảng phía đông nam bị quân đội Nga bao vây toàn bộ kể từ tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, đã phải chịu hậu quả nhân đạo tồi tệ nhất của cuộc chiến, với hàng trăm nghìn người phải trú ẩn trong các tầng hầm mà không có thức ăn, nước uống hoặc thuốc men.

 

Xem thêm:

VIDEO: Thảm họa hạt nhân Chernobyl - Thứ nguy hiểm nhất không phải chất phóng xạ | Tinh Hoa TV

 

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP