Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5

Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5

Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5

Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5

Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5
Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5
Thứ tư, 08-01-2025 05:30, (GMT+07:00)
Tổng hợp tin dịch COVID-19 trong nước tối ngày 15/5
15-05-2021 16:07

>> Việt Nam tăng vọt 165 ca Covid-19 trong một ngày, riêng ngày 15/5: 129 ca cộng đồng

>> Đã có mầm bệnh trong cộng đồng, có thể bùng phát bất kỳ đâu;

>> Việt Nam có ca Covid-19 tử vong đầu tiên, 48 ca tiên lượng nặng;

>> Bộ trưởng Y tế: 'Ca nhiễm Covid-19 mới đều rõ nguồn lây'

>> Việt Nam chuẩn bị tiêm số lượng lớn vắc-xin AstraZeneca;

>> Hà Nội - Một nữ điều dưỡng bị bệnh nhân Covid-19 đe dọa, bóp cổ

Cụ thể:
 

Benh nhan mac Covid-19 moi tai Viet Nam anh 1

 

Việt Nam tăng vọt 165 ca Covid-19 trong một ngày, riêng ngày 15/5: 129 ca cộng đồng

 

NTDVN - Tối 15/5, Việt Nam có 131 ca mắc mới COVID-19, trong đó 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Vĩnh Long (1), Quảng Ninh (1). 129 ca mắc ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (85), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (13), Bắc Ninh (16), Đà Nẵng (8), Vĩnh Phúc (4), Lạng Sơn (2), Nam Định (1).

Cùng với 20 ca mắc trong nước được ghi nhận trong Bản tin Sáng nay và 16 ca trong nước được công bố vào Bản tin Trưa, ngày 15/5 đánh dấu mốc tăng vọt số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại Việt Nam với 165 ca.

Riêng trong tối 15/5, Bộ Y tế cho hay, có 31 ca mắc mới trong khu cách ly; và 98 ca mắc mới trong khu vực đã được phong tỏa. Không phát hiện các ổ dịch mới.

Việt Nam tăng vọt 165 ca COVID-19 trong 1 ngày, riêng tối 15/5: 129 ca trong nước

Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 15/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)

Đã có mầm bệnh trong cộng đồng, có thể bùng phát bất kỳ đâu

 

NTDVN - Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vào chiều 14/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, mặc dù hiện cơ bản đã kiểm soát được các nguồn lây nhưng rõ ràng trong cộng đồng đã có mầm bệnh, với điều kiện giao lưu, thông thương như hiện nay, dịch có thể bùng phát ở bất kỳ địa phương nào, lây nhiễm cho bất cứ ai.

 

Trong đó, nguy cơ xuất hiện các chùm ca bệnh lớn ngoài cộng đồng từ các khu công nghiệp là rất lớn.

 

Tại Bắc Ninh, đa số các trường hợp bệnh tập trung tại chùm ca bệnh ở huyện Thuận Thành và bắt đầu ghi nhận một số ca bệnh tại khu công nghiệp. Bắc Ninh là địa phương có nhiều khu công nghiệp và đã có các trường hợp là F1 của các bệnh nhân trước đó tới làm việc.

 

Còn tại Bắc Giang, hầu hết các ca bệnh liên quan đến Khu công nghiệp Vân Trung, từ một công ty đã lan sang nhiều công ty khác. Ngoài ra, những công nhân mắc bệnh đã làm lây nhiễm bệnh cho người dân ở khu vực xung quanh.

 

Hiện có khoảng 2.000 người sinh sống ở Hà Nội đang làm việc trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, các địa phương có khu công nghiệp ghi nhận ca nhiễm cần phải thông báo và phối hợp quản lý với các địa phương mà người làm việc sinh sống.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, các địa phương chống dịch nhưng không được “ngăn sông, cấm chợ”, gây ách tắc. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt những kỹ sư, công nhân đang làm việc ở vùng có dịch nhưng cư trú ở địa phương khác, trong đó có Hà Nội, thì sẽ mang lại nguy cơ dịch bệnh cho nơi cư trú.

 

Tại Đà Nẵng, từ ngày 12/5, thành phố này ghi nhận chùm ca bệnh tại công ty Trường Minh (khu công nghiệp An Đồn). Đến nay, số lượng ca mắc COVID-19 ở khu công nghiệp này đã lên đến 45 ca. Đặc biệt, nguồn lây nhiễm tại Đà Nẵng chưa được xác định rõ nên có khả năng ghi nhận các ca bệnh ở những khu vực khác. Các tỉnh khác có ca nhiễm liên quan đến TP. Đà Nẵng vẫn có thể xuất hiện ca mới, do đó, cần sẵn sàng truy vết, khoanh vùng nhanh.

 

Việt Nam có ca Covid-19 tử vong đầu tiên, 48 ca tiên lượng nặng

 

15h ngày 15/5, Bộ Y tế thông tin về ca tử vong của bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam trong đợt dịch thứ 4. Bệnh nhân tử vong cùng ngày với chẩn đoán: Suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho hay, bệnh nhân nữ 89 tuổi (BN3839) mắc COVID-19 đã tử vong do các bệnh lý nền.

Bệnh nhân BN3839 có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; là F1 của BN3521, đã được cách ly từ trước.

Bệnh nhân tử vong ngày 15/5/2021 với chẩn đoán: Suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 cho biết, tính đến tối ngày 15/5, Việt Nam có 48 ca tiến triển nặng đến rất nặng. 

Bộ trưởng Y tế: 'Ca nhiễm Covid-19 mới đều rõ nguồn lây'

VnExpress a nhiễm Covid-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục tăng nhưng đều xác định được nguồn gốc lây nhiễm là từ các ổ dịch trước đó, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Tại cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay 15/5, ông Long nói các ca mắc mới đều đã được cách ly tập trung thông qua truy vết F1 từ trước đó. "Số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang được truy vết, cách ly, lấy mẫu", ông Long nói.

Việt Nam có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng tại một số địa phương khác, nhất là những nơi tập trung đông người dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, do nguồn lây bệnh chưa rõ hoặc từ nguồn nhập cảnh chưa được phát hiện.

Việt Nam chuẩn bị tiêm số lượng lớn vắc-xin AstraZeneca

 

Tri Thức VN - Ngày 16/5 tới, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 1,682 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca qua nguồn COVAX facility, chuẩn bị cho đợt tiêm số lượng lớn vắc-xin của hãng này trong cộng đồng người dân. Số vắc-xin này được chuyển giao cho Việt Nam qua nguồn COVAX facility – cơ chế phân phối vắc-xin cho các quốc gia tham gia với mục tiêu công bố là tránh việc các nước giàu mua hết vắc-xin trong khi các nước nghèo không thể tiếp cận.

 

Hiện vắc-xin AstraZeneca là vắc-xin đang được sử dụng duy nhất trong các đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam. Ngày 12/5, Việt Nam công bố thêm 26.182 người tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nâng tổng số người tiêm trong cả đợt 1 và 2 là 942.030 người (tại 62 tỉnh, thành). Bộ Y tế cho hay 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… và sẽ hết sau 24h.

 

Tuy nhiên, một nữ nhân viên y tế (35 tuổi) tại An Giang đã tử vong do sốc phản vệ hôm 7/5, một ngày sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong chương trình tiêm chủng này tại Việt Nam. Ngày 10/5, thêm một nữ điều dưỡng (31 tuổi) của Bệnh viện Đà Nẵng phải cấp cứu sau tiêm. Từ sự cố này, Đà Nẵng tạm dừng tiêm vắc-xin COVID-19 trên toàn thành phố để đánh giá lại. Các trường hợp trên được giới chức y tế Việt Nam đánh giá là “rất hiếm gặp”. Tuy nhiên, nhiều quốc gia Châu Âu đã ngừng tiêm loại vắc-xin này do xuất hiện nhiều tác dụng phụ như máu đông,...

 

Với 1,682 triệu liều vắc-xin AstraZeneca sắp tiếp nhận, Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục phân bổ đến tất cả các đơn vị địa phương để tiến hành tiêm theo kế hoạch.

Hà Nội - Một nữ điều dưỡng bị bệnh nhân Covid-19 đe dọa, bóp cổ

VnExpressNữ điều dưỡng tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sáng nay bị một bệnh nhân Covid-19 tấn công.

 

Nữ điều dưỡng chuẩn bị thuốc và lấy mẫu xét nghiệm người bệnh Covid-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chi Lê.

Nữ điều dưỡng chuẩn bị thuốc và lấy mẫu xét nghiệm người bệnh Covid-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chi Lê.

Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết sự việc xảy ra vào sáng 15/5. Bệnh nhân tới phòng hành chính to tiếng, yêu cầu nữ điều dưỡng cung cấp số điện thoại của giám đốc bệnh viện. Khi được giải thích về việc phải chờ đợi và xin ý kiến lãnh đạo khoa, bệnh nhân này đã xông tới tấn công nữ điều dưỡng.

Điều dưỡng cao khoảng 1,5 m, cơ thể gầy nhỏ, bị người bệnh đe dọa, bóp cổ.Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chiều 15/5 xác nhận với báo chí vụ việc trên và cho biết nữ điều dưỡng bị tấn công làm việc tại khoa Nội Tổng hợp.

Theo bác sĩ Thạch, người bệnh to tiếng, chửi bới rồi đưa tay lên cổ điều dưỡng song chưa đến mức độ gây nguy hiểm. Lực lượng bảo an đã can thiệp ngay, ngăn chặn không để sự việc nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Thạch phán đoán nguyên nhân tấn công là người bệnh bị khủng hoảng tâm lý vì phải cách ly để điều trị, bức xúc dồn nén trong thời gian dài. Hiện bệnh viện đang điều tra kỹ lưỡng vụ việc.

Xem thêm:

>> Báo cáo khoa học: Hiệu quả kỳ diệu của việc niệm "9 chữ chân ngôn" giúp nhiều bệnh nhân vượt qua COVID-19

>> Hiệu quả thần kỳ từ "câu thần chú" thời hiện đại

>> Tôi đã vượt qua COVID-19 nhờ 9 chữ này

>> Nữ doanh nhân New York vượt qua COVID -19 nhờ niệm "9 chữ chân ngôn"

>> Chuyên gia y học: Nguồn gốc sức mạnh có thể hóa giải virus Vũ Hán của "9 chữ chân ngôn"

>> Lý giải chân ngôn cứu người trong đại dịch

NS Tổng hợp

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP