Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc

Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc

Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc

Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc

Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc
Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc
Thứ bảy, 04-01-2025 15:34, (GMT+07:00)
Tới cuối năm 2020, dự báo ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam có thể mất việc
03-06-2020 18:25

Dù hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước dần được khôi phục, Cục Việc làm (Bộ Lao động – thương binh và xã hội) cho biết ít nhất 3 triệu lao động tại Việt Nam vẫn sẽ mất việc do diễn biến đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp trên thế giới. 

Một công nhân tại Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Kinh Môn, Hải Dương). (Ảnh minh họa: Thi/Shutterstock)

Theo thống kê do Bộ Lao động – thương binh và xã hội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến Kinh nghiệm quốc tế và tạo việc làm và kinh doanh bền vững trong trạng thái bình thường mới (ngày 3/6), tại Việt Nam, trong quý 1/2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, chỉ chiếm 75,4% dân số trong độ tuổi lao động.

Nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, 67% doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19, phải cho nhân viên tạm hoãn hợp đồng, tạm nghỉ việc hoặc làm việc luân phiên, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, cả nước có hơn 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trên 80% lao động trong khu vực phi chính thức phải tạm dừng hoạt động kinh doanh khoảng một tháng để thực hiện giãn cách xã hội.

Từ tháng 5/2020, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục, trung bình 70.000 – 80.000 lao động bị mất việc quy trở lại làm việc. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu còn đình trệ, thị trường việc làm và hoạt động của nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Những ngành có số lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch COVID-19, tính đến hết tháng 4/2020. (Nguồn số liêu: Bộ LĐ-TB-XH; Biểu đồ: Nguyễn Quân)

Nhận định về thị trường lao động từ nay đến cuối năm, bà Nguyễn Thị Quyên, Phó cục trưởng Cục Việc làm cho biết có 3 kịch bản thị trường lao động.

Thứ nhất, nếu tình hình dịch tễ thế giới diễn biến tích cực, khoảng 70.000 – 80.000 người/tháng mất việc; 70-75% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng; 3-3,5 triệu người bị ngừng việc.

Thứ hai, nếu tình hình dịch tễ thế giới diễn biến đi ngang hoặc chuyển biến xấu, khoảng 80.000-90.000 người/tháng mất việc; 80% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng; 5-5,6 triệu người bị ngừng việc.

Thứ ba, nếu tình hình dịch tễ thế giới diễn biến xấu, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 90.000-100.000 người/tháng mất việc; 90% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng; 6,1-7,2 triệu người bị ngừng việc.

Trước những kịch bản trên, một số giải pháp do Cục Việc làm đưa ra như: hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để tránh sa thải lao động hàng loạt, tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung cầu lao động, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động…

Vào trung tuần tháng 5, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội xác nhận Chính phủ dự kiến sẽ cho phép sử dụng 3.000-5.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo đề xuất của Bộ này, chi hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo lại người lao động để nâng cao tay nghề, chuyển đổi việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo báo cáo công bố ngày 27/5, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết trên thế giới, ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý 1/2020 – tương đương với khoảng 135 triệu việc làm toàn thời gian, giả định tuần làm việc 48 giờ. Dự báo 305 triệu việc làm sẽ bị tổn thất trong quý 2.

Xét theo khu vực, châu Mỹ (13,1%) và châu Âu và Trung Á (12,9%) là những khu vực có tỷ lệ giảm số giờ làm việc cao nhất trong quý 2.

ILO đưa ra chiến lược 4 trụ cột, để gợi ý hướng giải pháp hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp, gồm: kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; dựa vào đối thoại xã hội để tìm ra giải pháp.

Nguyễn Sơn - Theo Tri Thức VN
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP