Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch

Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch

Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch

Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch

Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch
Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch
Thứ tư, 08-01-2025 03:58, (GMT+07:00)
Toàn thế giới yêu cầu công lý và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch
31-05-2020 22:31

Chỉ vỏn vẹn trong 2 tuần, sau khi rời buổi tiệc cưới ở Connecticut để trở về New York, cô Lorraine Caggiano đã mất cả cha và người dì của mình vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Quả là điều mà cô khó có thể tin được.

Ngày 12/3, mẹ cô bắt đầu có triệu chứng sốt. Bà được đưa đi cấp cứu và có kết quả âm tính với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và cúm thông thường. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, mẹ cô được yêu cầu tự cách ly trong 1 tuần.

Caggiano đã đưa bố của mình ( 83 tuổi) đến nhà của mình để chăm sóc trong suốt thời gian mẹ cô phải cách ly. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn, chỉ 4 ngày sau, cha cô cảm thấy mệt mỏi và uể oải mỗi khi thức giấc.

"Lắm lúc ông thậm chí không thể bước đến phòng tắm, hơi thở ông vô cùng nặng nhọc. Chúng tôi cảm thấy rằng dường như có điều gì đó bất ổn”, Caggiano kể với thời báo The Epoch Time

Ngay sau đó, ông đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, bố cô đã không qua khỏi, ông xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus Corona Vũ Hán và đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 28/3. Chỉ vài ngày sau, dì của Caggiano cũng qua đời vì lý do tương tự.

Cô nói: “Tôi không được phép gặp bố ở bệnh viện. Tôi cũng không được nhìn ông lần cuối trong quan tài vì không được phép làm lễ cầu nguyện và đến viếng. Chúng tôi không thể làm gì cả”. 

Chính bản thân Caggiano cũng bị sốt cao trong suốt 12 ngày. Cô cũng rất muốn biết tại sao loại virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc này lại có thể lây lan nhanh chóng và trở thành đại dịch toàn cầu. 

Cô là một trong những nguyên đơn tham gia vào vụ kiện thay mặt tập thể của Tập đoàn Luật Berman (Berman Law Group), nhằm phơi bày những tổn thất to lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra do việc xử lý sai lầm và che giấu sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán. 

 "Tôi hy vọng có thể đưa kẻ gây nên 'tội ác này' ra trước pháp luật, phơi bày sự thật đằng sau đại dịch toàn cầu, và tìm ra nguyên nhân để có thể ngăn ngừa dịch bệnh được tốt nhất có thể. Ý tôi là cả thế giới đang bị đảo lộn một cách chóng mặt, thật điên rồ", Caggiano cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 09/11/2017. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 09/11/2017. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng kể từ sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

Cũng như cô Caggiano, rất nhiều công dân Mỹ đã tham gia các vụ kiện tương tự, nhằm yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải đưa ra câu trả lời và bồi thường thỏa đáng, vì chính họ đã làm virus phát tán và gây ra hậu quả khôn lường này. Không chỉ ở Mỹ mà khắp nơi trên thế giới đều xuất hiện những yêu cầu [về việc] Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và có câu trả lời thích đáng cho người dân [thế giới].

Đã có ít nhất 6 “vụ kiện thay mặt tập thể” được các cá nhân và tổ chức trình lên Tòa án Liên bang Hoa Kỳ, bao gồm các vụ tại Florida, Texas, Nevada và California. Tổng chưởng lý của tiểu bang Missouri và Mississippi cũng thay mặt cho tiểu bang của họ để gửi đơn kiện chính quyền Trung Quốc. Các bang khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến các vụ kiện này.

Trên toàn cầu, những vụ kiện tương tự cũng diễn ra ở Ý, Nigeria, Ai cập và Argentina.

Nhiều cáo buộc cho rằng ĐCSTQ đã bưng bít thông tin, đe dọa người tố giác và làm sai lệch mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020. Đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần vào việc virus lan rộng, khiến cho hơn 300 ngàn người tử vong và nền kinh tế thế giới bị tàn phá nghiêm trọng.

Theo một loạt bằng chứng (các bài viết đăng tải trên thời báo The Epoch Times), và những cuộc phỏng vấn với người dân Vũ Hán, cùng các báo cáo nội bộ của ĐCSTQ, đã chỉ rõ là chính quyền Bắc Kinh đã hạ mức nguy hiểm của đại dịch xuống thấp nhất có thể. Do đó, một số chuyên gia cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế về những cáo buộc liên quan đến việc che giấu và sai lầm khi xử lý vấn đề dịch bệnh.

Theo một bài viết từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton ở Vương quốc Anh, cho thấy rằng nếu chính quyền Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần thì số ca nhiễm bệnh có thể giảm đến 95%. 

Một bài viết khác của nhóm chuyên gia cố vấn Henry Jackson có trụ sở tại Anh, công bố vào tháng 4/2020 cho thấy chính quyền Trung Quốc có khả năng bị kiện và phải bồi thường hơn 4 nghìn tỷ đô-la Mỹ vì sự vô trách nhiệm của họ trong đại dịch. Đây chỉ là số tiền ước tính dựa trên chi phí cho các quốc gia G-7, 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới, dùng để giải quyết các vấn đề kinh tế (bằng các biện pháp quyết liệt) nhằm bảo vệ sức khỏe và an ninh của xã hội khi đối phó với đại dịch.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley đã đề xuất một dự luật mới vào tháng Tư, thông qua tước quyền miễn trừ chủ quyền của chính phủ Trung Quốc, cho phép các nạn nhân đại dịch virus Corona trực tiếp kiện ĐCSTQ và yêu cầu bồi thường. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Sam Armstrong, đồng tác giả của bài báo cho biết rằng đã có nhiều cáo buộc được đưa ra nhằm kêu gọi điều tra về sự tắc trách trong việc khống chế virus của chính quyền Trung Quốc. Đây được coi là một yêu cầu [thực thi] công lý trên toàn cầu. Ông nói rằng mọi người đang khởi kiện một cách riêng lẻ là do chưa có một diễn đàn chung để cùng nhau truy cứu trách nhiệm này.

Tác giả Armstrong cũng nói thêm với The Epoch Times rằng: “Sự phẫn nộ đó, đặc biệt gia tăng khi Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự tàn phá của đại dịch, điều đó sẽ không nguôi ngoai cho đến khi tất cả mọi người đều tìm ra được lối thoát”.

Armstrong tin rằng các phong trào đang nổi lên trên toàn cầu nhằm kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch, và ông dự đoán điều này sẽ đạt đến đỉnh điểm khi cộng đồng quốc tế không còn có thể “bỏ mặc làm ngơ”. Nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn về việc khởi động một cuộc điều tra như vậy. Úc, mặc dù nhận phải sự công kích từ Trung Quốc, vẫn kiên quyết kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về đại dịch. Những lời kêu gọi tương tự này cũng được thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu, Thụy Điển và Đức.

Tại Mỹ, Tổng thống Trump và các quan chức chính phủ cũng đã chỉ trích nặng nề về sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới bùng phát. Tổng thống Donald Trump trước đó đã nói rằng, Hoa Kỳ đang thực hiện “các cuộc điều tra nghiêm túc” về virus Corona Vũ Hán. Ông cũng ám chỉ rằng chính quyền Trump đang đưa ra những giải pháp để Hoa Kỳ thu được bồi thường thiệt hại do dịch bệnh gây ra. 

Trong khi đó, các nhà lập pháp đã đề xuất các dự luật nhằm trừng phạt Trung Quốc nếu chính quyền này không có động thái thiện chí hợp tác trong các cuộc điều tra. Trong tuần qua, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã đưa ra một dự luật – Đạo luật trách nhiệm giải thích COVID-19 - cho phép Tổng thống có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên Trung Quốc nếu chính phủ này không cung cấp đầy đủ các thông tin và sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ông Graham nói trong một tuyên bố rằng: “Tôi tin chắc rằng nếu không có sự lừa dối của ĐCSTQ thì virus sẽ không xuất hiện ở Hoa Kỳ. Chúng ta phải xác định cách thức virus xuất hiện và các bước ngăn chặn [dịch bệnh] như đóng cửa các chợ hải sản, để đảm bảo chúng không bao giờ xảy ra nữa. Đây cũng là thời điểm chúng ta đẩy ngược lại Trung Quốc và bắt họ phải chịu trách nhiệm”.

Dân biểu Doug Collins cũng đã đưa ra một dự luật đồng hành với dự luật của ông Graham ở Hạ viện.

Ngày 13/5, ông Trump viết trên Twitter cá nhân rằng: “So với tổn thất do dịch bệnh gây ra, 100 Hiệp định thương mại Mỹ-Trung cũng không đủ để bồi thường. (Ảnh: FRED DOFOUR/AFP/Getty Images)

Một dự luật khác đề xuất sửa đổi Đạo luật miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài để tạo ra một ngoại lệ, nhằm cho phép người dân Mỹ có thể kiện Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại về đại dịch.

Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần từ chối các yêu cầu điều tra về nguồn gốc của virus. Họ tuyên bố rằng họ sẽ không đồng ý với bất kỳ cuộc điều tra nào, và gọi các yêu cầu điều tra này là “có động cơ chính trị”. Chính quyền này cũng đã bác bỏ một số cáo buộc liên quan.

Ngày 18/5, thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lãnh đạo Trung Quốc - chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ thái độ rằng Bắc Kinh sẽ sẵn sàng xem xét lại phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh.

Thiết lập diễn đàn phù hợp để đưa sự thật ra ánh sáng

Trong báo cáo gần đây, Hiệp hội Henry Jackson cũng đã xác định một số phương pháp nhằm giúp các quốc gia và cá nhân đòi bồi thường đối với những thiệt hại do đại dịch gây ra.

Một trong những phương pháp đó bao gồm: yêu cầu đưa ra các vi phạm trách nhiệm của nhà nước Trung Quốc và các điều ước quốc tế lên tòa án quốc tế, trọng tài hoặc tòa án quốc gia; nộp đơn kiện tại tòa án Hong Kng; nộp đơn kiện tại tòa án nước ngoài như ở Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh; và đưa tranh chấp trực tiếp lên WHO với cáo buộc Trung Quốc vi phạm theo Quy định Y tế Quốc tế.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý ghi nhận, Bắc Kinh không thể bị ép buộc phải trình diện trước đạo luật quốc tế hay buộc phải có mặt trong các diễn đàn này. Cơ quan cố vấn cho rằng điều mà cộng đồng quốc tế có thể làm là xin ý kiến tư vấn từ Tòa án Công Lý Quốc Tế (ICJ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh có thể có quyền phủ quyết ở Hội đồng An ninh, nhưng họ không có quyền cản trở các nghị quyết của Đại hội đồng, theo như các tác giả đã đề cập.

Một ý kiến ​​pháp lý của ICJ không nhất thiết sẽ đưa ra các giải pháp cho việc tranh chấp giữa các quốc gia khác chống lại Bắc Kinh (về phản ứng sai lầm của ĐCSTQ đối với đại dịch), nhưng điều này có thể giúp làm rõ luật. Armstrong lưu ý rằng ý kiến ​​tư vấn của ICJ có những điểm yếu, bởi vì Bắc Kinh có thể tranh đấu về bất kỳ dữ liệu nào được đưa ra bởi các quốc gia khác, và việc tranh chấp có thể sẽ không có bất kỳ hướng giải quyết nào.

“Điều khó khăn ở đây là một ý kiến tư vấn chỉ có thể đưa ra xét xử các vấn đề của pháp luật, nhưng lại không  thể phân xử các vấn đề thực tế”, ông Armstrong nói.

Thay vào đó, ông đề nghị cộng đồng quốc tế có thể thiết lập diễn đàn của riêng mình theo các quy tắc mà họ quyết định, chẳng hạn như sử dụng một tòa án độc lập của người dân, hoặc một diễn đàn tương tự như cuộc điều tra của Hà Lan về vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

“Chính phủ sẽ phải đưa ra một cơ cấu có khả năng xử lý các câu hỏi liên quan đến sự thật, cũng như các câu hỏi về luật pháp”, ông nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Robert Sanders, phó giáo sư an ninh quốc gia tại Đại học New Haven, đã đề xuất các phương án thay thế cho một cuộc điều tra. Ông chia sẻ với thời báo The Epoch Times rằng cộng đồng quốc tế có thể thành lập một quỹ quốc tế, mà chính quyền Bắc Kinh sẽ phải đóng góp chính cho quỹ này, đồng thời cho phép các nạn nhân nhiễm virus kiến nghị đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Nghị sĩ Hawley đã đưa ra kêu gọi “một cuộc điều tra nội bộ” về những gì Trung Quốc đã thực hiện và không thực hiện dẫn đến cuộc khủng hoảng Covid-19.
Nghị sĩ Hawley và Tom Cotton đã đưa ra kêu gọi “một cuộc điều tra nội bộ” về những gì Trung Quốc đã thực hiện và không thực hiện dẫn đến cuộc khủng hoảng Covid-19. (Ảnh: Getty)

Trong khi đó, các cá nhân vẫn đang tìm lối đi riêng để đòi lại công lý từ chế độ này đối với vấn đề đại dịch. Tập đoàn Luật Berman cho biết họ đã nhận được vô số lời đề nghị từ hơn 40 quốc gia để tham gia vụ kiện.

Từ đó, tập đoàn luật Berman cũng thành lập một liên minh toàn cầu gồm các công dân quốc tế và các công ty luật để giúp đỡ các công dân nước ngoài, những người có các khiếu nại khả thi chống lại chính quyền Trung Quốc tại tòa án của nước họ. Nhóm này cũng sẽ giúp các nguyên đơn nộp đơn khiếu nại tại Hoa Kỳ hoặc tại tòa án quốc tế, và giúp công dân nước ngoài ủng hộ việc sửa đổi luật pháp của quốc gia họ nhằm cho phép hành động [khởi kiện ĐCSTQ] tập thể.

"ĐCSTQ đã sử dụng vị thế của mình như một siêu cường quốc của thế giới để khiến [quan điểm của] những người khác bị ‘bẻ cong’ theo ý thích của họ. Bây giờ đã đến lúc mọi người cần đảm bảo rằng nếu Trung Quốc muốn tham gia vào nền kinh tế thế giới, họ phải trả lời về việc che giấu nguồn gốc của virus và việc tạo điều kiện (theo cách vô nhân đạo) để virus này lây lan thành đại dịch", công ty luật tuyên bố trong bản tường trình. 

Những rào cản

Một số chuyên gia pháp lý không lạc quan về việc liệu có bất kỳ vụ kiện trong nước nào sẽ thắng thế, và nói rằng các nguyên đơn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong việc “đánh bại” các rào cản của “quyền miễn trừ chủ quyền nước ngoài”.

Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài là pháp lý bảo vệ các quốc gia khỏi bị kiện tại tòa án của các quốc gia khác. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật này giúp hạn chế các vụ kiện chống lại các quốc gia nước ngoài đối với trách nhiệm dân sự, trừ các trường hợp thuộc danh sách các trường hợp ngoại lệ.

Một số vụ kiện đang cố gắng khắc phục các vấn đề thuộc về quyền tài phán, bằng cách lập luận rằng các vụ kiện của họ có thể sẽ đáp ứng “ngưỡng ngoại lệ trong hoạt động thương mại” của pháp luật. Các luật sư cho biết hoạt động thương mại tại các chợ bán hải sản của Trung Quốc (khu vực mà  ban đầu chính quyền này đã đổ lỗi cho sự bùng phát dịch bệnh) đã có ảnh hưởng trực tiếp tại Hoa Kỳ. Nhưng một số chuyên gia pháp lý hoài nghi rằng lập luận này sẽ có kết quả.

Trường hợp ngoại lệ đó không nêu rõ được rằng hoạt động thương mại [diễn ra] ở đây hay ở nước ngoài; nếu ở nước ngoài, [nó cần] có hiệu ứng trực tiếp tại Hoa Kỳ hoặc liên quan đến một hoạt động thương mại xảy ra ở Hoa Kỳ.  Ông José Alvarez, một giáo sư luật quốc tế tại Đại học New York, cho biết:" Tôi không thấy hoạt động thương mại nào mà họ cáo buộc ở đây cả".

"Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền dối trá về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác..."
Nghị sĩ Quốc hội Ý chỉ trích: Đảng cộng sản Trung Quốc là virus trên toàn cầu

Luật pháp cũng yêu cầu các nguyên đơn thể hiện rằng tài sản nào từ hoạt động thương mại mà họ có thể giành được trong vụ kiện thiệt hại. Vì vậy, thực sự có một số trở ngại, và tất nhiên, điều quan trọng nhất là chỉ ra một ngoại lệ, nhưng ngay cả khi bạn có ngoại lệ đó, không có gì là lạ khi không thể tìm thấy tài sản thương mại mà bạn có thể yêu cầu bồi thường.

Ông cũng lưu ý rằng những vụ kiện này cũng yêu cầu các nguyên đơn thể hiện được những sai phạm đối với các hành động của chính quyền Trung Quốc và điều đó gây ra tác hại gì ở Hoa Kỳ. Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản vì có thể có các yếu tố do Hoa Kỳ gây ra khiến liên kết bị  phá vỡ hoặc suy yếu.

Trong khi đó, ông Sanders cảnh báo rằng việc chống lại “quyền miễn trừ chủ quyền đối với các quốc gia khác” tại tòa án Hoa Kỳ có thể dẫn đến hậu quả từ Trung Quốc.

Đây là một con dao hai lưỡi bởi vì nếu một chính phủ cho phép các cá nhân và tổ chức của mình chống lại quyền miễn trừ chủ quyền đối với một quốc gia, quốc gia đó có thể có động thái tương tự để đáp trả, ông Sanders nói.

Ông nói thêm rằng các hành động pháp lý nhằm chống lại Bắc Kinh có thể gắn liền với rủi ro tiềm năng là sự trả đũa từ chính quyền này.

“Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng về mặt kinh tế hay các vấn đề khác nếu họ thấy rằng bạn không hợp tác với họ, hay bạn là một kẻ thù của họ trong lĩnh vực này", ông nói.

Những chiến thuật hung hăng này, được mệnh danh là phong cách ngoại giao "chiến binh sói" của Trung Quốc. Chiến thuật này được áp dụng tại nhiều nơi  trên thế giới khi các quốc gia ngày càng tăng cường việc kêu gọi điều tra về cách xử lý dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong số này, chẳng hạn như Úc, đang đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh, bằng cách củng cố lập trường của mình và xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ.

Đáp lại lời kêu gọi của Úc về việc điều tra độc lập, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều tuyên bố “cảnh cáo” đối với Úc, đe dọa rằng Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc. Bộ trưởng ngoại giao Úc Marise Payne phản ứng bằng cảnh báo rằng Bắc Kinh đang chống lại việc điều tra bằng cách áp đặt các "thủ đoạn cưỡng chế về kinh tế".

Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như không quan tâm đến [lời kêu gọi], sau đó, chính quyền này đã “đánh” vào xuất khẩu nông nghiệp quan trọng của Úc và đưa ra các đe dọa về việc đình chỉ [giao thương] và thuế quan.

Úc đã đáp trả bằng cách yêu cầu các cuộc đàm phán thương mại khẩn cấp nhưng không nhượng bộ [hay rút lại] lời kêu gọi về một cuộc điều tra về đại dịch virus đối với ĐCSTQ. Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn từ chối yêu cầu của Úc.

Ông Armstrong cho biết mặc dù có những rào cản đáng kể đối với việc kiện ĐCSTQ, ông tin rằng các vụ kiện nên được đưa ra để gửi một thông điệp rằng việc vi phạm pháp luật của chính quyền này sẽ không được dung thứ.

"Chúng ta có quyền yêu cầu bồi thường khi ai đó vi phạm pháp luật, để làm rõ quan điểm rằng những người vi phạm pháp luật sẽ không được bỏ qua.  Và trong trường hợp này, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp…“, ông Armstrong nói.

Mộc Miên

Theo The Epoch Times

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP