Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
Thứ sáu, 27-12-2024 08:13, (GMT+07:00)
Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
18-06-2019 15:41

Trong bối cảnh các cáo buộc về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc ngày càng thu thập được nhiều chứng cứ, thì nhu cầu về một tòa án để đánh giá các cáo buộc này là rất quan trọng. Một tòa án quốc tế như vậy đã không thể được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức, do Trung Quốc là 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết (veto right) trong Hội đồng Bảo an. Do các vấn đề về ngoại giao và lợi ích kinh tế, việc xét xử chính quyền Trung Quốc tại một quốc gia khác cũng trở nên không còn thích hợp.

Năm 2018, một tòa án độc lập đã được Liên minh Quốc tế chống Lạm dụng Ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC) hỗ trợ khởi xướng trong nỗ lực đưa tội ác thu hoạch tạng của chính quyền Trung Quốc ra ánh sáng quốc tế.

Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Đáng chú ý, ông đã đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

Cũng theo ngài Geoffrey Nice, để khách quan nhất, các thành viên của ban bồi thẩm tòa trước đó là những người hoàn toàn chưa có hiểu biết hay chưa quan tâm tới cáo buộc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng. Họ bao gồm 7 người: 4 luật sư từ 4 nước khác nhau, với kinh nghiệm liên quan tới các lĩnh vực nhân quyền khác nhau; cùng 1 bác sĩ cấy ghép, 1 thương nhân, và 1 nhà lịch sử học Trung Quốc. Các thành viên của Tòa án độc lập hoạt động hoàn toàn riêng biệt với ETAC và không chịu bất kỳ chi phối nào của Liên minh này.

Ngài Geoffrey Nice. (Phải)

Trong thời gian các buổi làm chứng công khai, Tòa án độc lập đã nghe lời chứng của các nhân chứng, bao gồm các nhân chứng trực tiếp, các nhà điều tra, các chuyên gia, đồng thời xem xét các tài liệu được cung cấp trên các khía cạnh sau:

  • Sự trùng hợp thời gian giữa việc đàn áp tín ngưỡng và việc ngành công nghiệp cấy ghép nở rộ.
  • Chứng cứ về kiểm định y tế, bao gồm chụp quét nội tạng, đối với các tù nhân lương tâm: nhóm Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Turk. Sau khi kiểm định y tế, một số tù nhân bị đeo băng, bị giám sát chặt chẽ và biến mất.
  • Chứng cứ từ những người từng làm việc trong chính quyền hay trong tổ chức y tế.
  • Chứng cứ về sự hỏa thiêu và sự mất tích các thành viên trong các nhóm bị đàn áp.
  • Bằng chứng các băng ghi âm điện thoại tới các bệnh viện Trung Quốc, trong đó các thành viên của nhóm Pháp Luân Công được chào mời như một nguồn hiến tạng.
  • Bằng chứng về những người vừa tham gia vào cuộc đàn áp, vừa tham gia vào ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Liên quan tới riêng ngành công nghiệp cấy ghép tạng hiện thời tại Trung Quốc, các bằng chứng được cung cấp trên các khía cạnh sau:

  • Số liệu lên tới 1000 bệnh viện đề nghị cấy ghép tạng.
  • Số liệu về các bệnh viện có nguồn cung tạng dồi dào (Ví dụ 16-17 ca một ngày).
  • Số liệu về số lượng lớn các nhân viên cấy ghép tạng được đào tạo.
  • Bằng chứng về các sơ sở y tế quân đội liên hệ mật thiết với các hoạt động cấy ghép và nghiên cứu cấy ghép.
  • Bằng chứng về việc nhà nước trợ cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc chống đào thải tạng cấy ghép.
  • Bằng chứng về việc thời gian chờ tạng đột ngột sụt giảm lớn.
  • Bằng chứng về việc các bệnh viện Trung Quốc quảng cáo dịch vụ ghép tạng cho người nước ngoài với lịch hẹn trước, bao gồm cả đối với cấy ghép tim
  • Bằng chứng về việc số lượng và chất lượng nội tạng tử tù là không đủ để phục vụ số lượng ca ghép tạng khổng lồ.

Đặc biệt ngay sau phiên làm chứng đầu tiên diễn ra từ 8/12 đến 10/12 tại London, Anh Quốc, hội đồng uy tín của tòa đã thực hiện một bước đi bất thường là đưa ra phán quyết tạm thời:

“Chúng tôi chắc chắn, đồng thuận, không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.”

Các thành viên trong hội đồng cho hay, họ hy vọng rằng phán quyết tạm thời có thể kịp thời “cứu những người vô tội khỏi bị giết hại”.

Ngài Geoffrey Nice cũng cho biết bên cạnh tội ác thu hoạch nội tạng, chính quyền Trung Quốc đồng thời vi phạm một lúc ít nhất 7 điều của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, trong đó bao gồm cả việc tra tấn, không tuân thủ luật pháp khi bắt giữ và xét xử, thậm chí không tuân thủ cả quyền sống cơ bản nhất của con người được nêu ra trong Tuyên ngôn.

Trong quá trình tòa án hoạt động, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần từ chối hồi đáp các lời mời tham gia bào chữa tại tòa hay đưa ra bằng chứng chứng minh họ vô tội.

Kể từ khi phán quyết tạm thời được công bố, nó đã trở thành một nền tảng quan trọng để cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên tiếng về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc, đáng chú ý có các động thái lập pháp từ nhiều nước trên thế giới vào nửa đầu năm 2019:

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông uy tín trên thế giới cũng lần lượt lên tiếng:

Đồng thời, các cá nhân, tổ chức trên thế giới cũng tập trung vào tội ác này:

Trong Tuyên án của Tòa án độc lập công bố vào ngày 17/6/2019, tòa cũng đưa ra nhận định chi tiết về tội ác của chính quyền Trung Quốc. Tòa tuyên bố chính quyền Trung Quốc phạm tội ác Chống lại loài người (crimes against humanity), trong khi tuyên bố không đủ bằng chứng để kết luận chính quyền Trung Quốc phạm tội Diệt chủng (genocide).

Tội ác Chống lại loài người được định nghĩa trong Điều 7 của Đạo luật Rome về Tòa án Tội phạm Quốc tế (Rome Statute of the International Criminal Court). Theo đó, tội ác này bao gồm việc “giết hại; hủy diệt; bỏ tù hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng tự do thể xác theo những luật pháp quốc tế cơ bản; tra tấn; cưỡng hiếp hoặc các hành vi bạo lực tình dục nghiêm trọng; đàn áp chủng tộc, quốc gia, dân tộc thiểu số, văn hóa hay các giá trị tín ngưỡng được công nhận phổ quát theo luật pháp quốc tế; và cưỡng bức bắt cóc.”

Tòa cũng đưa ra nguyên nhân khiến Tòa không thể kết luận chính quyền Trung Quốc phạm tội Diệt chủng đối với nhóm Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ theo Điều II của Công ước Quốc tế về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt Chủng. Theo đó, mặc dù xác định rằng cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động lệnh đàn áp Pháp Luân Công, và rằng ngành công nghiệp cấy ghép tạng khổng lồ dựa trên nguồn tạng từ tù nhân lương tâm vẫn đang hoạt động, nhưng tòa không có đủ bằng chứng về “mong muốn hủy diệt” các nhóm tín ngưỡng này của chính quyền Trung Quốc, bởi trong một số trường hợp tù nhân lương tâm làm chứng vẫn được thả ra khỏi tù mà không phải cam kết từ bỏ tín ngưỡng của mình. Tòa cho biết: “mong muốn cưỡng bức thu hoạch nội tạng thuần túy cho mục đích lợi nhuận không đồng nghĩa với mong muốn thu hoạch nội tạng nhằm hủy diệt một nhóm nào đó…”

Tuy nhiên, khẳng định tội ác Chống lại loài người là thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm trên quy mô lớn đang diễn ra tại Trung Quốc, tòa đã đưa ra khuyến nghị tới cộng đồng quốc tế về việc ứng xử trước tội ác này. Tòa cũng cho rằng quan trọng nhất là “người dân, các nhà hoạt động, các chính trị gia” cần phải gây áp lực lên“chính phủ để họ phải thực hiện nghĩa vụ của họ khi đối mặt với một vấn đề đồi bại đến thế”.

Theo trithucvn.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP