Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania

Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania

Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania

Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania

Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania
Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania
Chủ nhật, 12-01-2025 10:59, (GMT+07:00)
Tòa án Tối cao chỉ từ chối ban hành lệnh khẩn cấp, không bác toàn bộ đơn kiện Pennsylvania
09-12-2020 13:20

Ngày 8/12, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối ban hành biện pháp khẩn cấp để ngăn tiểu bang Pennsylvania thực hiện các bước tiếp theo trong việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020, nhưng tòa không bác bỏ toàn bộ đơn kiện của các ứng cử viên vào Quốc hội và Hạ viện của Pennsylvania về kết quả bầu cử tại tiểu bang này. 

Thẩm phán Tòa án Tối cao Samuel Alito (Ảnh: Getty Images)

Theo lệnh (pdf), Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn của các nguyên đơn về việc yêu cầu tòa ban hành một lệnh khẩn cấp nhằm ngăn tiểu bang Pennsylvania thực hiện các bước tiếp theo để chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. 

Thẩm phán Tòa án Tối cao Samuel Alito là người phụ trách vụ kiện này. Lệnh từ tòa án nêu rõ: “Đơn yêu cầu ban hành lệnh khẩn cấp được trình lên Thẩm phán Alito và được ông chuyển đến Tòa án Tối cao đã bị từ chối”.

Sau khi các kênh truyền thông đồng loạt đưa tin vụ kiện về kết quả bầu cử tại Pennsylvania của các ứng cử viên Đảng Cộng hòa vào Quốc hội và Hạ viện đã bị Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ, luật sư Jenna Ellis – cố vấn pháp lý của Tổng thống Donald Trump – đã đăng tweet trên Twitter lưu ý rằng các phóng viên đã bỏ qua chi tiết quan trọng trong đơn kiện tại Pennsylvania. Cô Ellis cho rằng: “Tòa án Tối cao chỉ bác bỏ biện pháp khẩn cấp. Trong lệnh này, tòa KHÔNG bác ‘Lệnh tòa án cấp trên xét lại vụ án’. Vụ kiện của Mike Kelly tại Pennsylvania vẫn đang chờ Tòa án Tối cao xử lý“. 

Trong tweet này, luật sư Ellis đề cập tới thuật ngữ pháp lý ‘lệnh tòa án cấp trên xét lại vụ án’ (certiorari). Tại Tòa án Tối cao, nếu bốn Thẩm phán đồng ý xem xét lại vụ án, thì Tòa án sẽ xét xử vụ án. Điều này được gọi là “Lệnh tòa án cấp trên xét lại vụ án”, thường được viết tắt là “cert”. Nếu bốn Thẩm phán không đồng ý xem xét lại vụ án, Tòa án sẽ không xét xử vụ án. Điều này được định nghĩa là từ chối lệnh tòa án cấp trên xét lại vụ án.

Theo The Epoch Times, vụ kiện tập trung vào một bộ luật mới đã xóa bỏ yêu cầu của luật trước đây quy định những người đăng ký bỏ phiếu qua thư phải giải thích lý do tại sao họ không thể tham gia bỏ phiếu trực tiếp tại Pennsylvania. Các nguyên đơn lập luận rằng, việc ban hành điều luật này là bất hợp pháp và xung đột với hiến pháp của tiểu bang khi nó không được thông qua bằng việc sửa đổi hiến pháp.

Ngày 25/11, thẩm phán Patricia McCullough tại bang Pennsylvania nhận định, các nguyên đơn có thể sẽ thành công và ngăn chặn việc xác nhận kết quả cuộc bầu cử tại bang này. Song, chỉ 3 ngày sau đó, ngày 28/11, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã hủy bỏ lệnh cấm, dẫn đến việc khởi kiện lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Trước đó vào ngày 8/12, các luật sư bầu cử đại diện cho chính quyền của Thống đốc bang Tom Wolf thuộc đảng Dân chủ đã thúc giục Tòa án Tối cao bác bỏ vụ kiện này.

Trước thông tin Tòa án Tối cao bác một phần đơn kiện tại Pennsylvania, Dân biểu Cộng hòa tiểu bang Arizona Andy Biggs phát biểu trên chương trình The Chris Salcedo Show của Newsmax TV hôm thứ Ba (8/12): “Tôi không chắc là mình quá mức ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn thấy sửng sốt và thất vọng. Còn có những việc khác đang tồn đọng ở Pennsylvania phải được giải quyết.”

Ông Biggs nói với người dẫn chương trình Chris Salcedo, việc Tòa án Pennsylvania và các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ như Thống đốc Tom Wolf vượt quyền của cơ quan lập pháp tiểu bang trong vấn đề bỏ phiếu qua thư và gia hạn thời gian bỏ phiếu sau Ngày bầu cử, nên bị coi là vi hiến.

“Đó là vấn đề thực sự ở Pennsylvania; họ đã coi thường Hiến pháp,” ông Biggs nhấn mạnh. “Họ quyết định muốn thay đổi luật, vì vậy thay vì tiến hành quá trình sửa đổi Hiến pháp ở Pennsylvania, họ chỉ là thiết lập luật một cách ‘bừa bãi’.”

“Các tòa án không tuân theo sự bảo trợ của Hiến pháp. Vì vậy, đó là một vấn đề thực sự rất lớn, không chỉ Pennsylvania mà trên toàn quốc.”

Ông Biggs còn nói thêm “các bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy quá trình kiện tụng tiếp tục bên ngoài Pennsylvania.”

Ngày 8/12, tiểu bang Texas đệ đơn kiện thẳng lên Tòa án Tối cao, cáo buộc 4 tiểu bang Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin thay đổi luật bầu cử một cách vi hiến, đối xử bất bình đẳng với cử tri và gây ra những bất thường đáng kể trong cuộc bầu cử, bằng cách nới lỏng các biện pháp vốn nhằm đảm bảo tính liêm chính của phiếu bầu.

Ngay sau đó, Tổng chưởng lý các bang Arkansas, Alabama và Louisiana cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Texas khởi kiện lên Tòa án Tối cao về kết quả bầu cử Tổng thống ở 4 bang chiến địa này.

Minh Ngọc

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP