Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế

Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế

Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế

Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế

Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế
Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế
Thứ tư, 01-01-2025 23:15, (GMT+07:00)
Tìm lại huy hoàng: Con người là tinh hoa của Đấng Sáng Thế
02-09-2020 10:48

Thần sáng tạo ra nhân loại. Qua quá trình lịch sử đằng đẵng, Thần đã đặt định cho con người văn hóa chính thống. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Mối quan hệ ngàn vạn năm giữa Trời và Người đã dệt nên vô số triều đại, nền văn hóa văn minh huy hoàng và bao thiên sử ca hùng tráng của các dân tộc tại sao lại trở thành bí mật mà ĐCSTQ dùng toàn lực che dấu suốt 1 thế kỷ qua?

Kỳ trước Virus Vũ Hán: Chuông nguyện hồn ai

Thực ra mối quan hệ giữa con người và Trời, Thần trong vũ trụ này không phải là một bí mật. Nó luôn luôn là khởi nguồn của mọi truyền thuyết hình thành nên một dân tộc, quốc gia, được ghi chép cẩn thận và truyền lại hết đời này đến đời khác với tự tôn kính và trân quý cội nguồn chính mình.

Chỉ là đến khi CNCS xuất hiện, mối quan hệ ngàn vạn năm giữa Trời và Người đã dệt nên vô số triều đại, nền văn hóa văn minh và những thiên sử hùng ca của các dân tộc trở thành một bi kịch với vô số thân phận oan khuất chứa đựng những bí mật đen tối trong âm mưu được che giấu bởi trăm phương ngàn kế của ĐCSTQ.

nên vô số triều đại, nền văn hóa văn minh và những thiên sử hùng ca của các dân tộc trở thành một bi kịch với vô số thân phận oan khuất chứa đựng những bí mật đen tối trong âm mưu được che giấu bởi trăm phương ngàn kế của ĐCSTQ.

Để vén bức màn bí mật đen tối mà ĐCSTQ che đậy nhân loại 1 thế kỷ qua, cần tìm lại khởi nguồn của những mối quan hệ đó để hiểu vì sao mà lịch sử huy hoàng của nhân loại trở thành bi kịch tội ác dưới bàn tay ĐCSTQ.

Mối quan hệ giữa Trời và Người cũng là cơ điểm để chúng ta trả lời câu hỏi chúng ta đến từ đâu, để làm gì và đi về đâu sau khi chết. Đây cũng là toàn bộ câu chuyện mà 7 tỷ người đang đứng chung một sân khấu, diễn vai của chính mình trong vở kịch bi tráng của vũ trụ. 

Tìm lại huy hoàng
Bài viết này sẽ làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa Trời và Người. Đó cũng là cơ điểm để chúng ta trả lời câu hỏi chúng ta đến từ đâu, để làm gì và đi về đâu sau khi chết. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

“Muốn biết người, không thể không biết Trời” - Khổng Tử
(Nguyên văn: Tư tri Nhân, bất khả dĩ bất tri Thiên)

Ngày nay, nhắc đến Trời mà nói, con người hầu như không có khái niệm gì rõ ràng ngoài một bầu trời hữu hình màu xanh có thể nhìn thấy. Điều này cũng không phải là ngẫu nhiên, đó là một kế hoạch được ĐCS thực thi từ khi lên nắm quyền, hủy bỏ tất cả những nội hàm về Trời, Phật, Thần, Thượng Đế… khỏi đời sống hằng ngày của con người. Trời/Thiên không chỉ là thực thể hữu hình mà có nội hàm về Đấng Sáng Thế.

Ngày 30-11-1700, Vua Khang Hi giáng chiếu: "Đối với các việc tế lễ mà các vua chúa thời xưa quen dâng kính Trời, đó là những việc tế lễ mà các triết gia Trung Hoa gọi là … tế lễ Trời Đất, mục đích là để tôn kính Thượng Đế… cho nên, đã hiển nhiên là không phải dâng tế lễ cho trời hữu hình hữu chất, mà là dâng cho Đấng Chủ Tể đã tạo thành trời đất muôn vật."

Sự thật là trước khi ĐCS xuất hiện, nhân loại Đông Tây đã từng sống trong những nền văn hóa tuy khác nhau nhưng đều có chung những giá trị phổ quát. Trong đó, Trời  - Người có mối quan hệ không thể tách rời, Thiên là thế lực bao trùm mọi phương diện đời sống, văn hóa, tinh thần, tâm linh của nhân loại.

Trong tất cả các tôn giáo, triết học từ Đông sang Tây, kinh sách của Thánh Hiền từ ngàn xưa, đều có chung một quan niệm, đó là Vũ trụ này là sự hình thành của một Bản Thể huyền diệu bất khả tư nghị, gọi là Đấng Sáng Thế, khởi sinh ra vạn vật trong vũ trụ, tất cả mọi sinh mệnh trong vũ trụ này đều cùng chung đặc tính với Bản Thể đó. Vì thế trong tất cả tôn giáo tín ngưỡng đều chung khái niệm: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Bản Thể tạo nên vũ trụ được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy theo từng dân tộc, tôn giáo như Thiên, Trời, Thượng Đế, Đấng Sáng Thế, Chúa, Allah, Yahveh, Adonai, Brahman, Atman, Thái Cực, Hư vô, Đạo…

Vậy nên Thánh nhân mới giảng:  “Biết Người trước phải biết Trời, Biết Trời chẳng nổi biết người làm sao” (Trung Dung - Khổng Tử). Để hiểu về sinh mệnh của chính mình, ta phải tìm lại nó trong mối quan hệ ‘nhất thể’ với Trời.

Vũ trụ quan nhân sinh quan
Vũ trụ này là sự hình thành của một Bản Thể huyền diệu bất khả tư nghị, gọi là Đấng Sáng Thế. (Ảnh: Shutterstock)

Trên thế giới, tất cả những nền văn minh văn hóa cổ đều khởi nguồn từ các thần thoại như: Thần Shiva ở Ấn Độ biến hóa ra vạn vật; Đức Giê-hô-va chỉ với một niệm sáng tạo ra thế giới; Thần Mặt trời của Ai Cập và các vị hộ Pháp vạn linh; những câu chuyện ly kỳ trên núi của Thần Zeus tại Athens; Trong ký ức của người Trung Quốc, từ Bàn Cổ khai Thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người. Hầu như dân tộc nào cũng có thần thoại, truyền thuyết về việc Thần đã chiểu theo hình tượng của mình mà tạo ra người của dân tộc ấy như thế nào, đặt nền tảng văn hóa văn minh, chỉ dẫn cho người mục đích đến thế gian và con đường trở về Thiên quốc.

Những trang sử đầu tiên của dân tộc nào cũng đều bắt đầu bằng sự sáng tạo của các vị Thần. Hàng nghìn năm sau, nhân loại trải dài sinh sống đều dưới sự bảo hộ và khải thị của Thần hoặc Thiên Chúa. Những Thánh hiền, Giác giả trong quá trình hóa độ chúng sinh, cũng đặt định nền móng cho một số nền văn minh lớn. Như Chúa Jesus đã tạo lập nền tảng cho văn minh Cơ Đốc giáo; trong lịch sử Trung Quốc có Lão Tử đã gây dựng nên tư tưởng Đạo gia – trụ cột tâm linh tinh thần của Trung Hoa; ở Ấn Độ cổ, giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni là cội rễ Phật giáo.

những Thánh hiền, vĩ nhân, trong quá trình hóa độ chúng sinh, cũng đặt định nền móng cho một số nền văn minh lớn.
Những Thánh hiền, vĩ nhân, trong quá trình hóa độ chúng sinh, cũng đặt định nền móng cho một số nền văn minh lớn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

‘Thiên’ - Trời: thế lực chi phối, bao trùm mọi mặt của đời sống con người

Nhân loại ngàn năm xưa đã sống trong một thế giới gắn kết mật thiết với Trời như vậy. Khái niệm “Thiên” với nội hàm gắn liền với Người là kim chỉ nam cho mọi rường mối trong đời sống của người xưa.

Trời là Đấng Tạo Hóa - Đấng Sáng Thế, người sáng tạo ra vạn vật, không chỉ sáng tạo mà còn dưỡng dục (hóa - có nghĩa là cải biến, giáo hóa). Đấng Tạo Hóa là vị chủ của vũ trụ, gọi là Thiên Đế, Hạo Thiên Thượng Đế, dân gian gọi là Ông Trời, là vị Thần chí cao vô thượng. Thánh kinh viết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên vạn vật qua trung gian của Đạo.

Người Trung Quốc xưa kia gọi quê nhà của mình là Thần Châu, nghĩa là quốc gia của Thần. Hơn thế, họ còn coi Trời như cha,  vua nhiều khi còn được mệnh danh là nguyên tử, là con đầu của Thượng Đế. Trịnh Khang Thành bàn rằng: "Phàm người ta ai cũng là con Trời, Thiên Tử là con đầu hay là trưởng tử."  Các vua quan chỉ là những người đại diện, những tôi tá của Trời. Một tổ chức xã hội theo quan niệm như vậy là Thiên trị (Théocratie).

“Thiên nhân hợp nhất” - lấy mối quan hệ giữa Trời – Người làm trung tâm để suy xét mọi việc, đây chính là thế giới quan và vũ trụ quan của người xưa về con người và vũ trụ. Những giá trị vũ trụ quan, nhân sinh quan trên đều thừa nhận sự tồn tại của “Thiên”, “Thần”. 

Văn hóa truyền thống thể hiện rõ mối tương thông giữa Trời với Người, được gọi là văn hóa Thông Thiên. Mỗi phương diện của văn hóa truyền thống xưa đều liên thông với Trời: nhân thể, âm dương, ngũ hành, bát quái, thái cực, trung y, văn tự, nghệ thuật… đều đối ứng với những gì cấu thành toàn phương vị của vũ trụ, cho nên được gọi là nền văn hóa Thần truyền.

Nhân thể (cơ thể người) cũng là một tiểu vũ trụ. Trong “Hoàng đế nội kinh” đã lấy ngũ tạng trong cơ thể người làm năm hệ thống trung tâm lớn mà trình bày và phân tích vũ trụ trong cơ thể người, thông qua ngũ hành và vũ trụ đối ứng ở các phương các diện thế giới bên ngoài, tức là “con người là một thể hòa hợp với Trời”, cho nên tư tưởng triết học bao trùm toàn bộ đời sống con người xưa kia là Thiên - Nhân hợp nhất (Trời - Người là một), Thiên Nhân tương dữ (Trời và Người cảm ứng được với nhau) là có ý nghĩa như vậy. 

Ví dụ Âm nhạc cổ xưa có thể điều hòa âm dương, dưỡng dục đạo đức, giáo hóa bách tính. Nghệ thuật khởi nguồn từ Thần, cũng có câu thông với thiên địa vạn vật, khởi tác dụng kiến lập liên hệ với Thần. Đông Tây phương đều có truyền thống tương tự. Nhạc giao hưởng của Tây phương ban đầu cũng là âm nhạc diễn tấu trong giáo đường, mà tranh sơn dầu, điêu khắc, v.v.. ban đầu cũng phần lớn là thể hiện đề tài tôn giáo, nội dung quan trọng nhất là mô tả, kể lại câu chuyện về các vị Thần, vô cùng sống động chân thực.

Âm nhạc cổ xưa có thể điều hòa âm dương, dưỡng dục đạo đức, giáo hóa bách tính
Âm nhạc cổ xưa có thể điều hòa âm dương, dưỡng dục đạo đức, giáo hóa bách tính. (Ảnh miền công cộng)

Ở Trung Hoa có đền thờ Trời cổ kính nhất thế giới. Sự uyên thâm về sự hòa hợp giữa người và trời của Đạo gia đã chảy trong huyết mạch của nền văn hóa Trung Hoa 5000 năm. Vào thời viễn cổ, khi người và Thần cùng tồn tại, dưới sự dẫn dắt của Thần, con người đã trực tiếp tìm tòi nghiên cứu về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, lưu lại những thành tựu huy hoàng như Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, Trung y, Hán tự, dự ngôn, châm cứu, v.v.., tuy rằng đã kinh qua mấy nghìn năm, nhân loại hôm nay vẫn chỉ có thể thán phục mà không có cách nào lý giải hoàn toàn. 

Nhiều học giả u Châu, khi khảo sát lại niềm tín ngưỡng Trung Hoa thời cổ cũng phải bỡ ngỡ lạ lùng. Cha Ricci viết ngày 4/11/1595 như sau: "Tôi đã nhận thấy có nhiều đoạn [trong Tứ Thư, Ngũ Kinh] phù hợp với tín ngưỡng chúng ta, ví như Thiên Chúa duy nhất, linh hồn bất tử, các thánh nhân được vinh quang, v.v…"

Cha Lecomte viết:

«Đạo giáo Trung Hoa hình như đã giữ được tinh toàn qua các thế hệ những chân lý chính yếu mà Thiên Chúa đã mặc khải cho những người sơ thủy. Trung Hoa lúc sơ khai may mắn hơn các nước khác trong hoàn võ, đã thâu lượm hầu như được chính mạch, chính nguồn những chân lý thánh thiện và chính yếu cho đạo giáo cổ thời của họ. Những vị hoàng đế đầu tiên đã xây đền thờ Thiên Chúa, và thực không phải là một vinh dự nhỏ cho dân Trung Hoa vì đã tế lễ tạo hóa trong một đền thờ cổ kính nhất thiên hạ. Niềm đạo hạnh ban sơ đã gìn giữ được trong dân chúng nhờ công lao của các vị hoàng đế; vì thế tà đạo đã không lọt được vào Trung Quốc.» [64]

Con người là ân điển của Thần

Trong các tôn giáo đều ghi lại Thần phỏng theo hình dạng của mình mà tạo ra con người. Bởi thế con người có hình dạng giống như Thần, các tác phẩm  nghệ thuật cổ đại, Phục Hưng mô tả Thần đều dùng con người làm mẫu. Con người là ân điển của Thần là bởi vì chỉ có con người trong vũ trụ này mới có được vinh diệu mang hình dáng của Thần, là điều khác hẳn các loài động vật khác, tuyệt nhiên không phải là do khỉ tiến hóa mà thành như ĐCS tuyên truyền bằng thuyết Tiến hóa. 

Ý chí của Thần gọi là Thiên ý, quy định sự vận hành vạn vật trong vũ trụ tuân theo Thiên ý mà hành động;, gọi là Thiên Đạo. Thiên Ý biểu hiện thông qua Thiên tượng (những hiện tượng thiên nhiên). Trong các kinh điển thư tịch cổ đều chỉ rõ, Thiên tai là Trời giáng tai họa để khiển trách những người rời xa Thiên Lý, cũng như phù trợ người biết sống Thuận theo Thiên Đạo.

Tính người là Tính của Trời: Ngoài hình tượng bên ngoài giống Thần, bản tính bên trong của con người là do Thần chiểu theo đặc điểm của mình tạo ra. Do đó mỗi người đều có Thần tính, biểu hiện cụ thể là con người có tâm cầu Chân, hướng Thiện, mong muốn tu dưỡng đạo đức cao thượng như Thánh hiền (người hiểu rõ Thiên Đạo) thủa xưa. Thế nên ý nghĩa sinh mệnh của con người là tu Đức kính Trời, thuận theo Thiên ý, tức là thuận theo Đạo, cũng chính là con Đường trở về Thiên Đàng, Thiên Quốc của Thần. Ý nghĩa cuộc đời con người sâu xa là như vậy.

Dân tộc Trung Hoa có câu đầu tiên trong văn tự ghi chép là: “Thể nghiệm quan sát đạo Trời, thuận theo đó mà hành, có bao nhiêu đạo lý đều ở trong đó” (Nguyên văn: Thể sát Thiên Đạo, thuận Thiên nhi hành, sở hữu Đạo lý, tận tại kỳ trung)

Trong các kinh điển thư tịch cổ đều chỉ rõ, Thiên tai là Trời giáng tai họa để khiển trách những người rời xa Thiên Lý
Trong các kinh điển thư tịch cổ đều chỉ rõ, Thiên tai là Trời giáng tai họa để khiển trách những người rời xa Thiên Lý. (Ảnh: Shutterstock)

Luật Trời hay Đạo Trời chính là Thiên Lý.

Người biết tuân theo Thiên Đạo tức là biết giữ cái tâm tính mình theo tính Trời. “Luật Trời đã ghi tạc trong tâm con người” (Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo).

Kinh Thi viết: “Trời sinh ra khắp muôn dân, Vật nào phép nấy định phân rành rành, Lòng dân đã sẵn căn lành, nên ưa những cái tinh thành, tốt tươi.” 

Cổ nhân hiểu rõ Trời với Người quan hệ nhau rất mật thiết như thế. Chung quy Người chính là con của Trời. Người hiểu Đạo biết lấy pháp tắc tự nhiên của Trời làm mô phạm của người, lấy Thiên luân làm Nhân luân, Thiên Đạo là Nhân Đạo. Kinh Thi nói rằng: “Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, muốn có đức tốt”. (Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc, dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức). 

Thiên đạo và nhân sự trong văn hóa truyền thần cổ xưa quan hệ mật thiết với nhau như vậy. Đạo Trời là cái công lý tự nhiên lưu hành khắp cả mọi nơi. Thánh nhân giảng: “Đạo vô sở bất tại”, không nơi nào không có. “Thiên bất biến, đạo cũng bất biến”. Người hiểu Đạo tức là nắm rõ được con đường để sống phối hợp với Trời, cuối cùng trở về với Trời. Vậy nên Thánh nhân nói rằng: “Nếu một người nghe Đạo buổi sáng, người đó có thể chết mà không ân hận vào buổi chiều.” 

Vậy nên người xưa có lòng tôn kính và kính sợ Trời. 

“Trời thì chỉ lắng nghe mà không tiếng động. Màu thì xanh thẩm tìm chổ nào cho ra? Trời cũng chẳng cao mà cũng chẳng xa. Mà tại nơi lòng người. Lòng người sanh một niệm. Thì trời đất điều biết hết. Việc thiện ác tuy chưa có quả báo. Đừng cho là trời đất có ý riêng tư.” (Thầy Thiệu Khang Tiết)

Chu Tụng viết: “Ta kính sợ oai Trời, nên ta được trời bảo hộ.” Kính Trời và sợ Trời là phải giữ mình lúc nào cũng kính cẩn, lúc ngồi im lặng một mình cũng như lúc làm công kia việc nọ, bao giờ cũng phải theo Thiên lý mà hành động: Làm việc gì hợp với lẽ trời là phải, là hay, nghịch với lẽ trời là trái, là dở. Trời với người liên lạc với nhau mật thiết như thế, thì tất có thể tương cảm tương ứng được. 

Lễ Ký viết: “Vạn vật đều gốc gác ở trời, con người gốc gác ở tiên tổ, cho nên làm lễ Giao là để phối kết với Thượng đế, tỏ lòng tri ân với nguồn gốc của mình, và quay về cội rễ đầu tiên vậy”.

Tin tưởng, tôn thờ và kính sợ vào Thượng Đế, Thần Phật, lý tưởng sống quan trọng nhất là hòa hợp với Thiên lý, nhân đạo là toàn bộ đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân cổ xưa. Điều đó nói lên rằng, nhân loại vào thời sơ khai sống trong một nền văn minh bán Thần, “Thần - Nhân đồng tại” hết sức rõ ràng, sâu sắc.

Kính Trời và sợ Trời là phải giữ mình lúc nào cũng kính cẩn, lúc ngồi im lặng một mình cũng như lúc làm công kia việc nọ, bao giờ cũng phải theo thiên lý mà hành động
Kính Trời và sợ Trời là phải giữ mình lúc nào cũng kính cẩn, lúc ngồi im lặng một mình cũng như lúc làm công kia việc nọ, bao giờ cũng phải theo thiên lý mà hành động. (Ảnh: Epoch Times)

Thiên luân là Nhân luân

Khi Thần sáng tạo ra con người, thì tất nhiên cũng như cha mẹ sinh ra con, Thần cũng giáo dưỡng nhưng đứa con của mình, ban cho một nền tảng luân lý văn hóa, răn con người sống theo các trị nhân luân có nguồn gốc từ Thần, tức là lấy Thiên Luân làm Nhân văn, sống nương theo các giá trị đạo đức phổ quát, tu dưỡng trở nên ngày càng hoàn thiện phẩm hạnh, cuối cùng xứng đáng trở về Thiên Quốc của Thần.

Để duy trì đạo đức của con người, có những thời kỳ, các Giác giả hoặc nhà tiên tri hạ thế để quy chính nhân tâm, ngăn không để con người rơi vào hủy diệt, đồng thời dẫn dắt giúp nền văn minh của con người phát triển và hoàn thiện. Chẳng hạn, Moses và Jesus ở phương Tây, Lão Tử ở phương Đông, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, hay Socrates của Hy Lạp cổ đại chính là những vị như thế. Những “Thánh giả” diễn dịch văn minh, giáo hóa vạn dân ấy, hoặc là Thần, hoặc là bán Thần. Như chữ “Thánh” biểu thị, họ là trên hiểu thiên mệnh, dưới khai sáng nhân văn như Bàn Cổ, Nữ Oa, Phục Hy, Thần Nông, v.v.; cho đến những Thánh Vương dùng thân người để giáo hóa dân chúng như Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ.

Các bậc Thánh hoàng và tiên hiền do Thiên Đế an bài hạ thế, giáo hóa cho dân chúng, để con người hiểu được thiên tượng, đọc hiểu Thiên ý. Trời sinh ra Người, dưỡng dục bằng Thiên Đạo, cũng chính là chỉ cho con người con đường trở về Thiên quốc , trở về Trời. Con người tu dưỡng tâm tính thuận theo Thiên đạo trở về với Thiên quốc của Thần. Đây cũng chính là văn hóa tu luyện xuyên suốt các nền văn minh Đông Tây. Khi lương tri đạo đức trong tâm con người phù hợp với Thiên lý, thì chính là Người có thể hợp nhất cùng Trời.

thuyết tiến hóa là một sự lừa dối, vô căn cứ, không có giá trị.
Thuyết tiến hóa là một sự lừa dối, vô căn cứ, không có giá trị. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Di sản nền văn minh thần truyền là dấu chỉ cội nguồn của con người

Di sản của nền văn minh cổ đại ngàn vạn năm trước còn lưu lại đến ngày nay ở trên khắp thế giới là dấu chỉ quan trọng về cội nguồn của con người. Nó cho thấy rằng nhân loại từ xa xưa đã sống trong một nền văn minh bán Thần huy hoàng rực rỡ, trong đó tín ngưỡng về Trời, Thượng Đế, Thần thánh đóng vai trò quan trọng bao trùm đời sống nhân loại. 

Các hang động ở Châu Âu, Phi Châu, Trung Mỹ… đều lưu lại những những bức bích họa biểu hiện không khí đạo giáo thần kỳ của những người tiền sử. Nghệ thuật Hy Lạp - La Mã - Ai Cập cổ đại đã phát triển và để lại nhiều thành tựu vĩ đại với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần thoại để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Người Ai Cập, Hy La cổ đại đều thờ rất nhiều vị thần, tôn giáo tín ngưỡng Thần giáo vô cùng phát triển. Các vị thần hầu hết là đại diện cho lực lượng siêu nhiên chi phối đời sống nông nghiệp như Thần mặt trời, Thần sông Nil. Thần bò đực, Thần diều hâu, Thần cá sấu, …

Người Trung Quốc xưa từng có Tứ đại phát minh gồm la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế giới. Chỉ cần nhìn vào những thành tựu mọi mặt cổ đại Đông Tây đều có thể hiểu nhận ra người xưa đã đạt đến mức phát triển đáng kinh ngạc cách xa trình độ khoa học ngày nay của con người hiện đại. Nó là bằng chứng rõ ràng cho thấy thuyết tiến hóa là một sự lừa dối, vô căn cứ, không có giá trị.

Thần sáng tạo ra nhân loại. Qua quá trình lịch sử đằng đẵng, Thần đã đặt định cho con người văn hóa chính thống. Mặc dù biểu hiện cụ thể của văn hóa mỗi dân tộc không giống nhau, nhưng cốt lõi của chúng đều nhất quán. Dân tộc ở phương Đông và phương Tây đều coi trọng những mỹ đức như thiện lương, chân thành, kiên nhẫn, chính trực, khiêm nhường, vị tha, v.v. Xuyên suốt tất cả những mỹ đức này, chính là tín ngưỡng đối với Thần và sự trung trinh bất biến đối với lời dặn dạy của Thần, bởi vì quy đến tận cùng thì là Thần đã tạo ra con người và vũ trụ, quy định ra văn hóa và hành vi chuẩn tắc nên có của con người. Đây là giá trị phổ quát thế giới từ xưa đến nay.

Mối quan hệ ngàn vạn năm giữa Trời và Người đã dệt nên vô số triều đại, nền văn hóa văn minh huy hoàng và bao thiên sử ca hùng tráng của các dân tộc tại sao lại trở thành bí mật mà ĐCSTQ dùng toàn lực che dấu suốt 1 thế kỷ qua?

Đường Thư - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP