Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi

Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi

Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi

Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi

Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi
Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi
Thứ ba, 14-01-2025 09:15, (GMT+07:00)
Tìm hiểu nhanh Pháp Luân Công qua 10 câu hỏi
23-09-2019 14:48

Sau 27 năm phổ truyền, Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã cải biến vận mệnh và tâm tính của hàng trăm triệu người trên thế giới. Thế giới ngày nay có rất nhiều người biết Pháp Luân Công là rất tốt, dù tại TQ bị vu khống và bức hại suốt 20 năm qua. Thật tiếc nếu bạn chưa tìm hiểu hoặc hiểu sai về Pháp Luân Công - môn Pháp mang lại cho bạn trăm điều lợi không điều hại.

1. Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện. Tu là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, luyện là luyện tập 5 bài công pháp

2. Khí công là gì, tu luyện là gì?

Cách gọi “khí công” mới có ở bên Trung Quốc từ khoảng những năm 1970, trước đây đều gọi là tu luyện. Ở Việt Nam cũng hay gọi là dưỡng sinh. Các môn khí công phổ biến trên thế giới như Thái Cực Quyền, Yoga.

3. Vậy Pháp Luân Công khác Yoga và Thái cực quyền như thế nào?

Các bài luyện động tác của Pháp Luân Công tương đối dễ tập hơn, Pháp Luân Công ngoài các bài luyện thì chú trọng hơn đến nguyên lý tu tâm. Trong khi Yoga và Thái cực quyền đã bị thất truyền mất nguyên lý tu tâm nên chỉ còn các bài tập.

4. Tu luyện Pháp Luân Công có tác dụng gì?

Tác dụng hay nói đến là nâng cao sức khỏe và chữa bệnh. Đồng thời việc tu sửa tâm tính cũng giúp người ta có cuộc sống tinh thần nhẹ nhàng hơn. Bởi vì khi hiểu được các quy luật vận động của cuộc sống, vũ trụ và thân thể người thì người ta đối diện với cuộc sống một cách chủ động. Những ai có căn cơ, duyên phận và nỗ lực tu luyện, thì hiểu rằng mục đích cuối cùng của Pháp Luân Công cũng như các môn tu luyện chân chính, đều nhằm đạt tới giác ngộ.

5. Tu luyện Pháp Luân Công tại sao lại khỏi được bệnh?

Đông y nói về nguyên nhân bị bệnh là do khí trong đường kinh lạc bị ức tắc, các bài tập của Pháp Luân Công nói riêng và của khí công nói chung giúp đả khai kinh lạc, nên có tác dụng khỏi bệnh. Đông y còn nói về bệnh liên quan đến thất tình lục dục, tức là các cảm xúc thái quá. VD Giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận. Khi tu tâm theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, người ta có xu hướng bình hòa hơn nên cũng giảm các nguy cơ bệnh tật.

Nói chung chữa bệnh có nhiều phương pháp, với các nguyên lý, cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ châm cứu đã có từ hàng ngàn năm qua, nhưng tây y hiện nay dù rất hiện đại nhưng cũng chưa có hiểu biết về đường kinh lạc. Bởi vì khoa học hiện đại mới hiểu biết đến các hạt như proton, quark, neutrino, nhưng “khí” trong kinh lạc là vật chất vi tế hơn nữa, do vậy không thể dùng hiểu biết của khoa học hiện đại để lý giải nguyên lý, phương pháp châm cứu. Thực ra, cấu tạo của thân thể người vô cùng phức tạp, và sự liên quan giữa thân thể và tinh thần là rất chặt chẽ. Các phương pháp chữa bệnh đều có lý lẽ, nguyên lý và đều không mâu thuẫn với nhau. Những gì mà con người hiểu biết được hôm nay đều là điều mà hôm qua chưa thể lý giải. Hàng trăm triệu người đã trải nghiệm nâng cao sức khoẻ, khỏi bệnh, thậm chí nhiều trường hợp khỏi bệnh nan y đã là minh chứng cho tính khoa học của tu luyện Pháp Luân Công.

Ở mức độ sâu xa hơn của tu luyện, khi một người bắt đầu luyện công, đặc biệt là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, thì thường diễn ra một cơ chế rất đặc thù. Ngôn ngữ tu luyện gọi là “Tịnh hóa”, nó giúp loại bỏ dần các bệnh tật và giúp tinh thần cũng nhẹ nhõm hơn. Nếu chỉ dựa vào cơ chế khí công, như khai thông kinh lạc để đạt đến mức độ khỏi bệnh, thì cho dù rất công phu cũng chỉ có thể khỏi các bệnh đơn giản. Thực chất chính là như vậy, đây cũng là một trong những bí mật của tu luyện, ngôn ngữ hiện đại thường gọi là “khoa học tâm linh”.

Nếu chúng ta để ý thì trong các câu chuyện xưa, những hòa thượng và đạo sĩ tu luyện trong quá khứ không bao giờ thấy họ bị bệnh, bởi vì tu luyện nghiêm túc thì thân thể sẽ đạt đến trạng thái không còn bệnh.

6. Nguyên lý của Pháp Luân Công là gì?

 Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp

Pháp Luân Công cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp, nguyên lý được trình bày trong cuốn Chuyển Pháp Luân và được diễn giảng cụ thể hơn trong các bài giảng khác, tựu chung lại là 3 chữ Chân Thiện Nhẫn.

Nguyên lý là để giúp người ta tu tâm, nhưng để có thể tu tâm đề cao được thì phải hiểu về các quy luật vận động của vũ trụ, đặc điểm của các không gian, thời gian và thân thể người… Ví dụ khi người ta biết rõ diễn biến sau mỗi việc mình làm một việc nào đó, thì sẽ không muốn làm việc xấu nữa. Các quy luật, cơ chế diễn biến ấy được trình bày rất rõ ràng và khoa học, nên con người hiện đại ngày nay tương đối dễ để tiếp thu.

7. Chân Thiện Nhẫn là gì và có liên quan gì đến tu luyện?

Hiểu đơn giản nhất là Chân thật, Thiện lương và sự bao dung Nhẫn nhường. Người xưa nói “nhân chi sơ tính bản thiện”, tức là bản tính của con người là “thiện”, nói đầy đủ là gồm cả Chân Thiện Nhẫn. Tu luyện giúp người ta trở lại với bản tính Chân Thiện Nhẫn của mình. Tất cả các môn tu luyện đều cơ bản như vậy, chỉ là mỗi môn có thể chú trọng vào một phần nào đó, ví dụ các môn thuộc Đạo gia thường chú trọng tu Chân, tu thành Chân Nhân.

8. Vậy Thái cực quyền, Yoga đâu cần nguyên lý đâu mà vẫn tốt, hay tu bên nhiều tôn giáo đâu có cần động tác đâu?

Thái cực và Yoga do thất truyền nguyên lý tu tâm, nên hiện chỉ còn là các môn khí công thể dục nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả để đạt hiệu quả chữ bệnh nâng cao sức khỏe cũng cần luyện tập rất công phu

Nhiều môn tôn giáo thường chỉ chú trọng tu tâm chứ không có phần luyện thân, đó là do đặc điểm của mỗi pháp môn quy định. Pháp Luân Đại Pháp vừa tu tâm, vừa luyện thân, gọi là tính mệnh song tu.

Ở một góc độ khác, người ta thường nói về “tu tại gia, tu tại chợ”, tu luyện Pháp Luân Công chính là tu trong cuộc sống và công việc, chứ không cần địa điểm đặc định như tôn giáo. “Tu” là chỉnh sửa các tâm xấu, Pháp Luân Công lựa chọn môi trường thực tế, khi người ta va chạm sẽ dễ nhận ra các tâm xấu của mình để tu sửa. Khi các tâm xấu ít đi, dần dần người ta cũng có thể tĩnh lại, cũng gọi là “định” lại. Trong khi chuyên tu trong tôn giáo thường chọn con đường thoát tục, tức là tránh va chạm với cuộc sống, từ đó đạt tới tĩnh tâm, và cũng đạt tới “định”.

9. Tập Pháp Luân Công có thủ tục tham gia như thế nào, có tổ chức không? Nếu muốn tập Pháp Luân Công thì bắt đầu như thế nào? Học phí và các loại phí như thế nào?

 Học viên Pháp Luân Công Việt Nam và các nước trong trang phục dân tộc, thường tụ hội hàng năm vào các dịp kỉ niệm

Pháp Luân Công không có tổ chức mà là môn tu luyện tự do, tự giác. Ở một số quốc gia, Pháp Luân Công có thành lập tổ chức theo yêu cầu của pháp luật sở tại, nhưng cá nhân đại diện cho tổ chức đó cũng không có bất cứ quyền lực gì với bất kì ai. Ngay cả Sư Phụ của Pháp Luân Công cũng chỉ giảng ra nguyên lý, không bao giờ nói mình có quyền gì với học viên. Nói chung việc tu luyện Pháp Luân Công không cần tổ chức, không có nghi lễ, cũng không ghi danh, ai muốn tập thì tập, không muốn tập cũng không cần báo cáo với ai.

Một người hoàn toàn có thế tự đọc sách và học các bài công pháp qua trang web sau, hoặc có thể liên hệ với những người tập có kinh nghiệm và các thông tin về điểm luyện công gần nhất trên internet. Trang web chính thức của Pháp Luân Công là http://vi.falundafa.org/index.html

Tu luyện Pháp Luân Công không có phí, bởi vì đó là để tu luyện. Một trong những điều cấm kị nhất của Pháp Luân Công là thu phí, ai hướng dẫn người khác mà thu phí thì tu luyện sẽ vô ích. Riêng về sách và các Bài giảng của Pháp Luân Công, mọi người có thể tự in hoặc nhờ người khác in ra để đọc, chỉ lưu ý là nên giữ gìn cẩn thận bởi vì đó là sách để tu luyện.

10. Tại sao Pháp Luân Công  bị đàn áp tại Trung Quốc?

 Cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đã làm tan nát hàng triệu gia đình

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm 1999 với 3 lý do chủ yếu:

– Một là chính quyền ĐCSTQ từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ ngừng các cuộc đàn áp dân chúng Trung Quốc. Đó là một phần trong phương thức duy trì quyền lực của họ, thông qua việc tạo ra bầu không khí khủng bố và sợ hãi của công chúng đối với ĐCSTQ. Do vậy Pháp Luân Công cũng chỉ là một nhóm người trong rất nhiều các nhóm người tại Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại. Thực ra tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều bị bức hại, ngay cả hiện nay việc bức hại vẫn đang diễn ra khốc liệt với phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Hồi Duy Ngô Nhĩ, người theo Công giáo tự gia, các nhà báo, luật sư độc lập và người bất đồng chính kiến. Mọi người quan tâm có thể tìm hiểu xem những nhóm người nào đã bị bức hại bởi ĐCSTQ qua bài viết: https://tansinh.net/nhan-qua/nhung-ai-da-bi-buc-hai-boi-dang-cong-san-trung-quoc/

– Hai là tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều phải bị ĐCSTQ kiểm soát thông qua các tổ chức. ĐCSTQ muốn kiểm soát Pháp Luân Công bằng cách kiểm soát tổ chức và bổ nhiệm người đứng đầu, nhưng Pháp Luân Công cũng không có tổ chức theo kiểu có quyền lực với bất kì ai, nên cũng không thể thông qua đó để kiểm soát điều gì. Khi không có gì để kiểm soát thì cảm giác lo sợ về sự mất quyền lực đã khiến ĐCSTQ lựa chọn bức hại.

– Ba là yếu tố cá nhân lãnh đạo Giang Trạch Dân, quyền lực tập trung tuyệt đối làm ông ta có tâm lý tật đố nặng nề. Người sáng lập Pháp Luân Công với tư cách là một người dân bình thường, nhưng lại có hàng trăm triệu học viên kính trọng, trong đó có nhiều đảng viên, lãnh đạo… Chính quyền ĐCSTQ chuyên chế, luôn rất lo ngại khi quá đông người chú tâm và kính trọng một người không phải là lãnh tụ của họ. Mặc dù Lý Sự Phụ đã chủ động ra nước ngoài sinh sống từ năm 1996 và rất ít về nước, khi về cũng chỉ gặp gỡ học viên trong một phạm vi hẹp vào dịp chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Mặc dù vậy, thói quen lo sợ nhóm người nào đó ảnh hưởng tới quyền lực đã tích tụ tâm lý nghi ngại của ĐCSTQ và cá nhân Giang Trạch Dân. Sau nhiều cuộc điều tra bí mật cũng như chính thức của nhiều cơ quan, cá nhân lãnh đạo ĐCSTQ nhưng đều không nhận thấy Pháp Luân Công có điều gì sai trái hay chống đối chính quyền. Như kết luận của nguyên chủ tịch quốc hội Kiều Thạch là “Pháp Luân Công đối với nhân dân, đối với đất nước chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Thực ra lúc đó không có vị lãnh đạo nào trong thường trực bộ chính trị ĐCSTQ ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tâm lý tật đố và hoang tưởng về quyền lực tuyệt đối, Giang Trạch Dân cuối cùng đã cưỡng chế ra lệnh đàn áp. Có thể nói rằng yếu tố cá nhân ông Giang đã kết hợp với đặc điểm bản chất ĐCSTQ đã dẫn đến cuộc đàn áp tàn khốc này.

Chỉ cần nhìn vào thực tế là, trong hơn 100 quốc gia có người tập Pháp Luân Công thì có chính quyền ĐCSTQ ngăn cấm và bức hại. Như vậy đã thấy sự bức hại ấy là bất thường, hơn nữa sự bức hại ấy cũng đã đi đến tột cùng về mức độ tà ác là mổ cướp nội tạng của con người. Do vậy ở góc độ khác, đây cũng là tình thế để mỗi người có sự lựa chọn phân biệt chính – tà, thiện – ác.

Hoa Liên - Theo Tân Sinh

Bài viết liên quan: 

** Nghiện ngập, chơi bời, vào tù ra tội,... Tôi đã thay đổi nhờ một cuốn sách

** 5 người đàn ông từ bỏ thuốc lá dễ dàng, họ có bí quyết gì?

** Vỡ mạch máu não, bị liệt 5 năm, tôi đã khỏi bệnh nhờ ánh sáng linh diệu của Phật Pháp

** Bác sĩ nói "Đây là một phép lạ

** Chỉ 39 ngày tu luyện Pháp Luân Công, ung thư trực tràng giai đoạn cuối khỏi hoàn toàn

** Hiệu quả thần kỳ từ câu thần chú thời hiện đại

** Kỳ tích ở một vùng quê, 7 người khỏi bệnh ung thư nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

** Những khảo sát khoa học chứng minh Pháp Luân Công rất tốt

** Vượt cửa tử, từ bỏ thói quen xấu và tâm nóng giận đã giúp tôi hạnh phúc

** Người phụ nữ nhẫn chịu, bao dung sẽ cảm hóa được gia đình

** Bác sĩ nói "Hãy tu luyện Pháp Luân Công đi, vì nó rất tốt"

** Người đàn ông khỏi bệnh vảy nến toàn thân nhờ ánh sáng huyền diệu của Phật Pháp

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP