Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?

Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?

Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?

Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?

Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?
Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?
Thứ bảy, 28-12-2024 15:11, (GMT+07:00)
Tiết lộ từ một cao nhân có công năng: Gia Cát Lượng có thật sự chết ở tuổi 54?
03-07-2019 08:45

Những thần tích ẩn giấu về Gia Cát Lượng nửa Thần nửa nhân ai nấy đều nức tiếng ngợi khen.

Cái tên Ngọa Long không phải là ngẫu nhiên
Cái tên Ngọa Long của Gia Cát Lượng không phải là ngẫu nhiên

“Cúc cung tận tuỵ, tử nhi hậu dĩ” (Cúc cung tận tuỵ, tới chết mới thôi). Hơn 1.700 năm nay, hoàng đế, tể tướng các triều đại, các văn nhân mặc khách đều ca ngợi Gia Cát Lượng, những diễn giải của tiểu thuyết cận đại, sự truyền tụng của những vở kịch đã miêu tả Gia Cát Lượng như là hoá thân của trí huệ Trung Hoa, một bậc “Thần nhân” tính toán như Thần, một tấm gương đạo đức trung trinh đại nghĩa. Gia Cát Lượng đã trở thành nhân vật được hậu thế nhà nhà truyền tụng, những thành ngữ, điển cố, truyền kỳ ngạn ngữ dân gian, tiểu thuyết, hý kịch có liên quan tới ông đều được lưu truyền rộng rãi, chỉ riêng hý kịch đã có hơn 500 vở. Ngay cả những người không tin vào những lời dự ngôn thì cũng bài xích những dự ngôn đó chỉ là “Sự hậu Gia Cát Lượng”, bởi vì ai ai cũng đều biết rằng Gia Cát Lượng rất giỏi tính toán, có thể biết trước sự việc sau này.

Gia Cát Lượng có thực sự thần thánh như vậy không? Hiện nay những học giả chú trọng sự nghiêm túc về khoa học đều cho rằng Gia Cát Lượng ngày càng được miêu tả một cách thần thánh hoá. Họ cho rằng Gia Cát Lượng chân thực trong lịch sử biết xem thiên tượng, điều này không sai, trong sử sách cũng có ghi lại bằng chứng; rằng ông có tài văn hoa bay bổng, điều này cũng không sai, nhiều bài viết của ông đã được lưu truyền; Ông biết xem quẻ, cũng không sai, nhưng không thần thánh như vậy, chính là tiểu thuyết và truyền thuyết đã thần thánh hoá Gia Cát Lượng mà thôi. Hơn nữa kết luận này lại do sai sót của sử sách mà khiến con người hiểu lầm.

Tôi dùng Huệ nhãn thông xem xét lại cảnh tượng trong lịch sử thì thấy rằng: Gia Cát Lượng chân thực không phải là bị thần thánh hoá, mà là bị sử giả che đậy lấp liếm. Gia Cát Lượng hoàn toàn không phải chết vì ốm tại Ngũ Trượng Nguyên. Ông là một người tu đạo sao có thể mắc bệnh đây? Ông chỉ là ứng với thiên tượng mà giả chết thoát thân vào tuổi 54, sau đó lại ẩn cư nơi núi rừng tiếp tục tu hành 25 năm, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh trọng đại của mình là tạo dựng văn hoá dự ngôn. Trí huệ và năng lực của Gia Cát Khổng Minh vượt xa năng lực lý giải của con người thế gian, cho nên ông mới sáng tạo ra được nhiều thần tích đến vậy, mới lưu lại nhiều câu đố mà thế nhân khó giải như vậy.

Bát trận đồ ẩn chứa quỷ thần công – Số trời áp chế chí bất thành

Bát trận đồ

Công cái tam phân quốc, Danh cao Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển, di hận thất thôn Ngô.

(Tam phân quốc công cao tột bực, Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời, Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô)

Bài thơ “Bát trận đồ” nổi tiếng này của Đỗ Phủ đã miêu tả lại di tích “Bát trận đồ” của Ngư Phúc Phổ, nơi chiếm cứ bên sông Trường Giang tại Phúc Tiết, Trùng Khánh đã 1700 năm, đến năm 1964 mới bị dỡ bỏ.

Phải chăng đó là Bát trận đồ mà Gia Cát Lượng đã xếp đặt? Không ai biết điều đó. “Tam Quốc diễn nghĩa” nói như vậy, nói rằng Bát trận đồ đã khiến Lục Tốn, đại đô đốc của tam quân Giang Đông phải bó tay, sợ hãi mà chạy mất. Mọi người chỉ coi nó như một sự hư cấu nghệ thuật. Thời cổ đại đã có người nói Bát trận đồ của Gia Cát Lượng chẳng có gì thần kỳ cả, chỉ là một trận đồ bát quái. Các học giả hiện đại lại nói Bát trận đồ của Gia Cát Lượng thành một kiểu dàn trận bình thường. Đến nỗi tài năng quân sự của Gia Cát Lượng, từ cổ chí kim thông thường đều bị cho rằng rất tầm thường, không bằng cả Tư Mã Ý….

Lối nhận thức này cũng không thể trách được hậu nhân, đây đều là di chứng do sử giả tạo nên. “Sử giả” mà chúng ta nói trong loạt bài này không phải hoàn toàn là lịch sự giả dối, mà là sự nguỵ trang của con người, nhằm che đậy lịch sử. Nguỵ là do bộ nhân đứng và bộ vi tạo thành (伪= “亻+ 为”), vốn là chỉ hành vi của con người, là hành động của con người thế gian.

Ba nước Nguỵ Thục Ngô bị nhà Tấn tiêu diệt, “Tam Quốc Chí” quyển sách được viết lấy bối cảnh thời nhà Tấn, vì nể mặt dòng tộc hoàng gia Tư Mã nên chỉ có thể đề cao Tư Mã Ý, mà không dám đề cao Gia Cát Lượng. Hơn nữa vào thời kỳ Tam quốc, thì theo sử sách của nước Nguỵ, nước Ngô, vì để nước mình có thể cất đầu lên được, thì tự nhiên cũng phải che giấu sự huy hoàng của Gia Cát Lượng. Còn nước Thục dưới ý chỉ của Lưu Bị lại không có sử quan, Gia Cát Lượng lại rất khiêm tốn, ông không hề ca ngợi công lao của mình, nên rất nhiều sự thực ngược lại đã được lưu truyền ngoài sách sử.

Vượt qua thời không cúi nhìn Bát trận đồ của Gia Cát Lượng, bên ngoài thì thấy bình thường không có gì đặc biệt, nhưng nhìn kỹ lại thấy uy lực vô cùng, khiến con người phải giật mình kinh sợ. Đó chính là tác phẩm đỉnh cao của binh gia thời cổ đại, là tinh hoa trong những tinh hoa của văn hoá Thần truyền. Giả sử có thể thỉnh mời Gia Cát Lượng siêu xuất khỏi thời không đến thời đại ngày nay, xếp đặt lại Bát trận đồ ấy thì 10.000 lính bộ binh hiện đại hoá chỉ cần đi vào cũng sẽ đều phải bó tay chịu chết trong đó!

Nói như vậy kỳ thực là không khoa trương chút nào. Trận đồ đá Bát trận đồ tại Ngư Phủ Phổ thời cổ đại hoàn toàn không phải là Gia Cát Lượng xếp đặt, mà là tướng sỹ đất Thục dựa vào trí nhớ của mình mà khôi phục lại mô hình Bát trận đồ. Còn Bát trận đồ chân chính là từ trước khi Gia Cát Lượng rời Kinh Châu tới Thành Đô, chính vào lúc vào nước Thục phải đi qua mấy ngọn núi lớn, ông đã sắp đặt theo địa hình núi sông. Đó chính là vị hộ Pháp hình con rồng mà Gia Cát Lượng đã tu luyện được, nằm giữa dãy núi Sùng Sơn trùng điệp (Danh hiệu của Khổng Minh là “Ngoạ Long”, đó cũng không phải là một cái tên vô duyên vô cớ), đợi 10 năm sau khi Lưu Bị bại trận chạy tới đây, để cứu được mạng chúa công của ông.

Năm đó Gia Cát Lượng dựa vào dãy núi này mở đường đắp luỹ, biến địa hình tự nhiên thành Bát trận đồ (Phần mềm bản đồ Google)
Năm đó Gia Cát Lượng dựa vào dãy núi này mở đường đắp luỹ, biến địa hình tự nhiên thành Bát trận đồ (Phần mềm bản đồ Google)

10 năm sau khi Lưu Bị dấy động quân binh trong toàn quốc đánh Ngô, ông đã bị Lục Tốn phóng hoả đốt doanh trại tại Giang Đông, bại trận chạy vào trong trận địa này. Gia Cát Lượng để cho chúa công Lưu Bị đi qua. Đợi sau khi đại quân của Lục Tốn xông vào, Gia Cát Lượng thân tại Thành Đô đã khởi động Bát Trận Đồ, đầu và đuôi của cự long xoay vần, ôm trọn 100.000 người ngựa Giang Đông. Bát trận đồ không những có thể điều động âm binh tác chiến, lợi hại hơn là trận đồ này có thể khống chế được tư tưởng của con người: Có thể khiến họ tự giết lẫn nhau, cũng có thể khiến họ vĩnh viễn không tìm được lối thoát. Vậy nên tôi mới nói bộ binh hiện nay đi vào thì không thể đi ra, tư duy của họ sẽ bị khống chế hoàn toàn, lúc ấy dẫu vũ khí tiên tiến hơn nữa cũng không ích gì, thiết bị điện tử có cao cấp hơn nữa, thì dưới sức hút của năng lượng vũ trụ của Bát trận đồ cũng không còn hiệu nghiệm.

100.000 quân Giang Đông tinh nhuệ do Lục Tốn thống lĩnh không mang theo vật tư, chỉ mang vài vật dụng nhẹ nhàng, cấp tốc hành quân tiến vào trận đồ. Tại đây tư duy của họ bị khống chế, từng đoàn từng đoàn quân chạy vòng vòng mãi nhưng không bao giờ tìm được đường ra. Có một tỷ lệ nhất định những người bẩm sinh đã có con mắt âm dương, thiên mục của họ có thể nhìn thấy được, vào thời cổ đại thì tỷ lệ này cao hơn một chút. Có một vài người trong 100.000 quân của Lục Tốn lúc đó đã có thể nhìn thấy được linh thể âm dương kỳ dị giữa ban ngày ban mặt, ban đêm thì lại nhìn thấy những người trông như quỷ quái âm binh tới nhiều hơn. Vì vậy mà quân Ngô sợ mất mật, bởi vì âm binh tác quái, có thể thiết lập nên “Thuật che mắt” trong truyền thuyết cổ đại, thậm chí có thể dịch chuyển không gian, núi non đường xá không ngừng biến đổi, mốc chỉ đường không cánh mà bay….

Cuối cùng cũng không phải là “Nhạc phụ của Gia Cát Lượng đã cứu Lục Tốn thoát khỏi trận địa” như trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” nói. Bát trận đồ ấy ngoài Gia Cát Lượng ra thì không ai có thể phá nổi. Chính là từ mấy trăm năm trước đã an bài một vị thần tu hành tại nơi đây, để dẫn đường về cho 100.000 quân này. Gia Cát Lượng nhìn thấy đây là thiên ý thượng thừa nên cũng không ngăn trở, để mặc họ rời đi. Những chuyện mất mặt này của Giang Đông đều không được ghi chép trong sử sách, nhưng không thể ngăn nổi những lời lưu truyền tại nhân gian.

Sau này Gia Cát Lượng lại luyện thành Bát trận đồ động thái tác chiến nơi đồng không mông quạnh, do quân binh xếp thành, đó cũng là do trong quân binh có xếp đặt âm binh, điều chỉnh, tập trung năng lượng của vũ trụ, không nơi nào mà không thắng trận. Gia Cát Lượng từng nói: “Bát trận đồ luyện thành rồi, từ nay về sau khi đánh trận sẽ không bị đánh bại nữa.” Câu này đã được ghi lại trong “Thuỷ Kinh Chú” hơn 300 năm sau. Nhưng do mệnh trời ước chế mà mãi sau này Bát trận đồ vẫn không được thi triển.

Gia Cát Lượng là cao thủ Dịch học, trước mỗi lần xuất binh, ông đều biết rõ rằng thắng bại đều đã định sẵn, nhưng dẫu trận chiến ắt là sẽ bại, thì ông cũng cần phải diễn nghĩa giai đoạn “thất bại” ấy theo thiên thời, thành tựu nền văn hoá, hoàn thành sứ mệnh của mình.

“*”: Tiêu đề là do Ad đặt lại

Theo Minh Huệ net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP