Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc

Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc

Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc

Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc

Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc
Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc
Chủ nhật, 29-12-2024 22:47, (GMT+07:00)
Tiết lộ thị trường chợ đen buôn bán tạng người ở Trung Quốc
01-12-2020 13:02

Tiết lộ nội tình chợ đen buôn bán nội tạng người 

Vào ngày 25/11, có cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video lên mạng xã hội Twitter, phơi bày câu chuyện bên trong của thị trường chợ đen mua bán nội tạng người ở Trung Quốc.

Đây là video được lấy từ Kênh Kinh tế, Khoa học và Giáo dục tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Video này cho biết, mức phí mà mỗi băng nhóm buôn thận trả cho những người bán thận là không giống nhau. Ví dụ, Hồ Kiệt (Hu Jie), một thanh niên buộc phải bán thận ở thành phố Lâm Phần (Linfen), tỉnh Sơn Tây, tiết lộ rằng kẻ buôn bán nội tạng đã hứa mua một quả thận của anh với giá 40.000 NDT (khoảng 140 triệu VNĐ), nhưng vào ngày thứ ba sau khi phẫu thuật để lấy thận ra, thẻ ngân hàng của anh chỉ nhận được 27.000 NDT (khoảng 95 triệu VNĐ).

Một người nằm vùng tại tụ điểm bán thận ở Hàng Châu tiết lộ rằng: chuỗi bán thận ở Hàng Châu thậm chí còn định giá cho toàn quốc (Trung Quốc). Giá bán trực tiếp một quả thận từ người bán thận là vào khoảng 35.000 NDT (khoảng 123 triệu VNĐ). Còn nếu quả thận đã qua tay môi giới thì người mua phải trả giá gấp gần chục lần. Ngoài ra, người này còn tiết lộ, các băng nhóm buôn thận còn phát giá từ 300.000 - 500.000 NDT (1,05 - 1,75 tỷ VNĐ).

Video này cũng đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Một số cư dân mạng nói rằng "thật sốc khi nội tạng người được mua bán như một thứ hàng hóa và trở thành một chuỗi lợi ích từ trên xuống"; có người trả lời rằng “kẻ đứng sau chuỗi lợi ích này chính là ‘chính quyền’ "; có cư dân mạng thậm chí còn đăng tải một đoạn phóng sự điều tra “Ironclad and Irrefutable Evidence” (Tạm dịch: Bằng chứng thép không thể chối cãi), và nói rằng phim tài liệu này mới chỉ là "một phần nhỏ của ngành công nghiệp nội tạng người không thể công khai".

Câu trả lời của cư dân mạng dưới bài tweet này không chỉ khiến mọi người nhận ra rằng hoạt động cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã được công nghiệp hóa, mà còn nhắc nhở mọi người rằng nạn mổ cướp nội tạng sống một cách có hệ thống và trên quy mô lớn để buôn bán kiếm lời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn còn tồn tại, hành vi này vốn đã bị cộng đồng quốc tế chất vấn từ lâu.

Ông Enver Tohti Bughda, người đứng đầu Hiệp hội Duy Ngô Nhĩ Anh Quốc và là một bác sĩ phẫu thuật ung thư đến từ Tân Cương, từng nói rằng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đã được công nghiệp hóa, và nội tạng không rõ nguồn gốc ẩn chứa lợi nhuận khổng lồ.

Nguồn gốc nội tạng cấy ghép của Trung Quốc không rõ ràng, nguồn lớn nhất là tù nhân lương tâm

Vậy nội tạng không rõ nguồn gốc mà bác sĩ Enver Tohti Bughda nói ấy nghĩa là sao? Thị trường chợ đen buôn bán nội tạng có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

ĐCSTQ tuyên bố vào tháng 10/2019 rằng số lượng ca cấy ghép và hiến tạng ở Trung Quốc “chỉ” đứng thứ hai thế giới, nhưng công nghệ của nước này lại đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo Bitter Winter - tờ tạp chí của Ý chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền và tôn giáo ở Trung Quốc, vào tháng 8/2019, Tiến sĩ Lý Huy Qua (Li Huige), một chuyên gia nghiên cứu về hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng người của ĐCSTQ, đã chứng thực rằng nguồn tạng trong các hoạt động cấy ghép nội tạng của Trung Quốc là rất đáng ngờ.

Tiến sĩ Lý Huy Qua cho biết, thời gian trung bình chờ ghép thận ở Mỹ năm 2017 là 3,6 năm, nhưng ở Trung Quốc chỉ mất hơn 10 ngày để tìm được người hiến tạng phù hợp, điều này thực sự gây sốc. Theo số liệu do trang web chính thức của "Trung tâm Quản lý Hiến tặng Nội tạng Trung Quốc" (China Organ Donation Administrative Center) cung cấp, tính đến trước tháng 10/2019, số tình nguyện viên đăng ký hiến tạng là 1.533.717, so với con số 145 triệu người đăng ký hiến tạng tự nguyện trên 18 tuổi ở Hoa Kỳ trong năm 2018 thì còn cách rất xa. Do đó, số lượng tình nguyện viên hiến tạng ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.

Bác sĩ Enver Tohti Bughda cũng chỉ ra rằng, số tình nguyện viên hiến tạng và số tử tù ở Trung Quốc ít hơn rất nhiều so với số ca cấy ghép; học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khác đã trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Ngoài ra, vào ngày 15/11/2017, đài truyền hình "TV Chosun" trực thuộc The Chosun Ilbo - nhật báo lớn nhất Hàn Quốc, đã phát sóng chương trình phim tài liệu "Điều tra báo cáo 7" do đội ngũ làm chương trình của đài sản xuất. Bộ phim có tựa đề , qua đó tiết lộ rằng khoảng 20.000 bệnh nhân Hàn Quốc đã đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng kể từ năm 2000, và hầu hết các cơ quan nội tạng được cấy ghép là đến từ tù nhân lương tâm Trung Quốc, đặc biệt là từ việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Phóng viên đã mạo hiểm đến Trung Quốc để điều tra sự việc này.

ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng vì lợi nhuận khổng lồ và thậm chí giết người theo yêu cầu

Hơn nữa, theo một cuộc điều tra dài hạn của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong, WOIPFG), Trung Quốc có một kho cung ứng nội tạng người sống khổng lồ. Nguồn cung chính bị nghi ngờ là hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp khi đi thỉnh nguyện. Quân đội, cảnh sát, tư pháp và đội ngũ y tế các địa phương trên toàn quốc Trung Quốc đều tham gia vào hoạt động mổ cướp nội tạng sống này.

Vào tháng 6/2019, Tòa án Nhân dân Độc lập của Anh, cơ quan điều tra vụ ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm, đã công bố kết quả điều tra ở London, và cũng chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ đã tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm.

Kết quả của tòa án cũng đề cập rằng, thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc là cực kỳ ngắn và số ca cấy ghép đã được thực hiện vượt xa số liệu về tình nguyện viên hiến tạng do chính phủ và bệnh viện công bố. Tòa án phán định rằng chính phủ Trung Quốc đã phạm tội mổ cướp nội tạng của những người dân vô tội.

Tuyên bố của "Tòa án Nhân dân" nêu rõ, lần đầu tiên các cáo buộc cưỡng bức thu hoạch nội tạng được phơi bày là vào năm 2001, khi đó ở Trung Quốc xuất hiện một lượng lớn các ca cần phẫu thuật cấy ghép nội tạng, và thời gian chờ đợi nội tạng trở nên ngắn bất thường. Trang web của bệnh viện Trung Quốc quảng cáo rằng, có thể đặt trước các cơ quan nội tạng như tim, phổi và thận, điều này cho thấy các nạn nhân đang bị giết theo yêu cầu.

Tờ báo quốc gia Trouw của Hà Lan đã đăng một bài viết vào ngày 4/10/2019, nhận định rằng Tòa án Độc lập đã đưa ra một kết quả "chắc nịch": "ĐCSTQ giết người để lấy nội tạng người sống, và người ta bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng khi họ vẫn còn sống".

Đông Phương

Theo Secretchina.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP