… Đường dọc đậm nhất lại kèm theo một dấu tròn, dấu tròn theo người Hopi tượng trưng cho sự đào thải hoặc tịnh hóa. Đến thời điểm đó chẳng phải người ở đường ngang phía trên sẽ “té” xuống hay sao?
Ở gần Oraibi, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ, có một phiến đá được biết đến với cái tên “tảng đá tiên tri”, tượng trưng cho dự ngôn của người Hopi (1), tảng đá có niên đại hơn 10.000 năm. Năm 1950, người ta đã công bố những lời tiên tri này bằng tiếng Anh.
Vậy thì dự ngôn này chứa đựng những bí ẩn gì? Chúng ta sẽ cùng nhau luận giải.
Kết cấu hình vẽ
Quan sát hình ảnh được vẽ lại từ “tảng đá tiên tri”, ta thấy kết cấu của hình vẽ gồm những phần sau:
Phía bên trái gồm biểu tượng chữ vạn (卍) đặt trong hình tròn với những tia xung quanh; tiếp đến là biểu tượng giống hình thang cân với đáy lớn ở trên, đáy bé ở dưới. Kế đến là là hình vẽ “đại nhân”.
Phần trung tâm gồm hai đường ngang, thêm một đường có dạng răng cưa nữa, ba đường dọc (đường dọc thứ ba phía bên phải có nét rất đậm).
Đường ngang phía trên có 4 người, 3 người phía sau (đi gần) và 1 người phía trước cách 3 người kia. Cả 4 người phía trên đều nhỏ hơn “đại nhân”.
Đường ngang phía dưới (tính từ phải sang trái) lần lượt là một hình tròn nhỏ, một dấu chữ thập, hai hình tròn lớn bị đường ngang phía dưới xiên qua, một hình tròn nhỏ (nằm sau đường dọc thứ ba); tiếp đến là hai biểu tượng giống như cây lúa/ngũ cốc; kế đến là hình vẽ một người (nhỏ hơn “đại nhân”).
Phía bên phải là biểu tượng chữ thập của người Celtic (Celtic Cross).
Luận giải
Trình tự thời gian là từ trái qua phải. Phần hình tròn chứa chữ vạn (卍) tượng trưng cho khởi nguyên của vũ trụ. Hình chữ vạn (卍) này không giống với thứ của Hitler, vì của Hitler là hướng đầu nhọn lên trên. Người khổng lồ bên trái tượng trưng cho linh hồn vĩ đại (các vị Thần). Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc đều gắn liền với vị Thần khai thủy, ở phương Đông thì có Bàn Cổ, Nữ Oa; ở phương Tây thì có Thiên Chúa Jehohva, còn có các vị Thần ở những vùng khác như Ấn Độ, Tây Tạng, châu Phi…
Thế còn biểu tượng hình thang cân kia có nghĩa là gì? Nó giống như bát đựng đồ thờ dùng trong tế lễ. Vậy thì vị Thần cùng với chiếc bát chính là nhắc nhở con người phải biết tôn kính Thần linh.
Tiếp đến chúng ta sẽ giải thích về biểu tượng 4 người. Người Hopi cho rằng loài người đã đi qua bốn thời kỳ. Vào mỗi lúc sơ kỳ, con người hòa hợp với thiên nhiên nhưng khi đến cuối kỳ thì con người bắt đầu ly khai những giá trị phổ quát. Lần thứ nhất, loài người bị động đất phá hủy; lần thứ hai bị đóng băng; lần thứ ba bị đại hồng thủy nhấn chìm. Do đó, người Hopi cho rằng hiện tại loài người đang ở giai đoạn thứ tư, chính là giai đoạn hiện nay.
Kế đến, mỗi vòng tròn tượng trưng cho sự đào thải hoặc canh tân. Vậy thì đường dọc thứ nhất cùng với dấu tròn thứ nhất ở bên trái tượng trưng cho đại hồng thủy. Câu chuyện về trận đại hồng thủy cùng con thuyền Noah cũng có ghi lại trong “Kinh Thánh”. Tiếp theo, đường dọc thứ hai cùng với biểu tượng thập tự tượng trưng cho Cơ Đốc giáo, thời điểm Chúa Jesus ra đời chính là phân định năm Dương lịch là trước Công nguyên hay sau Công nguyên. Tác giả Điền Triết đánh giá, hai dấu tròn tiếp theo tượng trưng cho hai cuộc Chiến tranh thế giới.
>>> Thiên cơ bí ẩn phía sau các dự ngôn trong lịch sử
Phần tiếp sau có lẽ là phần “thú vị” nhất của dự ngôn người Hopi, đường dọc đậm nhất lại kèm theo… một dấu tròn. Dấu tròn như đã nói ở trên, tức là tượng trưng cho sự đào thải; còn người Hopi cho rằng đây là quá trình vũ trụ tịnh hóa (làm trong sạch, thanh tịnh). Nếu tới thời điểm đó, chẳng phải người ở trên sẽ té xuống hoặc phải đi con đường dích dắc, gồ ghề kia sao? Vậy thì hai đường ngang, một trên một dưới biểu thị điều gì?
Đường ngang phía trên đặt qua đầu của “đại nhân” tức là qua đầu của Thần linh. Con người trong quá trình phát triển, cho rằng mình thật giỏi giang, tên lửa đã bay đến cả Mặt Trăng và những tinh cầu khác… do đó con người cho rằng mình thật vĩ đại, thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của Thần (thuyết Vô thần luận, thuyết Tiến hóa là những ví dụ điển hình). Do vậy những ai đi trên con đường này đang gặp phải nguy hiểm và có nguy cơ “té ngã”.
Còn những ai giữ gìn trái tim thiện lương, tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, kính Thiên ái nhân… thì khi đến thời điểm cuối họ vẫn vượt qua một cách bình yên, bởi vì nó kéo một mạch từ “đại nhân” cho đến cuối. Đây có lẽ con đường Thần an bài để con người bước đi mà không gặp trở ngại.
Từ hai đường ngang như đã phân tích ở trên thì tới thời điểm cuối, con người cần có sự lựa chọn, là nên tin và theo điều gì. Nên đi theo con đường truyền thống mà Thần an bài để bình yên qua kiếp nạn; hay là đi con đường bài xích Thần, phủ định sự tồn tại của Thần để đặt mình là cao nhất, hay là hùa theo để phỉ báng và bức hại người có tín ngưỡng… để rồi nhận phải tai ách thậm chí nguy hiểm đến sinh mệnh? Có lẽ mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
Sau thời điểm canh tân, tịnh hóa thì thế giới sẽ vô cùng tốt đẹp, bằng chứng là hai biểu tượng cây lúa/ngũ cốc tượng trưng cho mùa màng bội thu (2). Lúc đó con người sống an bình hài hòa với thiên nhiên và đất trời. Biểu trượng thập tự của người Celtic ở phần bên phải có ý nghĩa là lúc đó con người có tấm lòng bác ái vị tha, đạo đức thăng hoa khi chung sống với nhau.
***
Trong những năm gần đây, nhân loại chứng kiến nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, nhưng trong văn hóa truyền thống, thì đó là những điềm báo kỳ dị. Nào là là vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ được quan sát bởi các nhà thiên văn học, nào là Siêu Mặt Trăng, 5 Mặt Trời… Đó đều là những điềm báo không lành.
Chúng ta hãy thử nghĩ, có lẽ cũng chưa cần đến thiên tai, hiện nay với đạo đức tiêu chuẩn xuống dốc, môi trường ô nhiễm, thì con người cũng đã đào hố chôn mình rồi. Gần đây truyền thông có đưa tin một “quốc gia mà ai cũng biết” đã để xổng một con virus hình vương miện từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học… Nó thoát ra và đang hoành hành khắp thế giới, khiến “bao người phải chết vì chính em”… Đó đâu phải là thiên tai mà là nhân họa (họa do con người).
Dự ngôn đều là những lời cảnh tỉnh của Thần đối với thế nhân khi đạo đức tụt dốc, chính là khuyên con người nên có thái độ đúng đắn, tôn kính Thần, yêu thương đồng loại, muôn loài; từ đó mới có được tương lai tốt đẹp.
Ghi chú:
(1) Hopi là người da đỏ ở Bắc Mỹ, họ có lịch sử hơn 10.000 năm. Họ không dùng văn tự mà khẩu truyền lịch sử cùng những vấn đề khác của bộ lạc từ đời này qua đời khác.
(2) Trong kinh “Di Lặc hạ sinh” có viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, không có hình phạt, không có tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối tạo y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc”.
“Isaiah” của “Kinh Thánh” viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình…”.
“Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả Trời đất mới như sau: “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành cho các dân”.
Thời điểm đó chính là Trời mới, đất mới, người mới (Tân Thiên, Tân Địa, Tân Nhân – Tân Tam Tài) mà các kinh trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo đề cập đến.
Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình