‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?

‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?

‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?

‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?

‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?
‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?
Thứ hai, 30-12-2024 00:28, (GMT+07:00)
‘Tiến sĩ Phật học’ liệu có đồng nghĩa với bậc cao tăng đắc đạo chân chính chăng?
13-07-2019 10:29

Gần đây liên tục có những bài báo khiến cho độc giả dễ hình dung không đúng về phẩm chất thiện lương của người tu hành. Điều này đã làm xã hội hoài nghi về những người đáng nhẽ phải được kính trọng vì dành cả đời để tuân theo những giáo lý tốt đẹp.

Các báo đưa tin một vị sư từng làm trụ trì trong nhiều ngôi chùa lại giở trò dâm ô bé gái 14 tuổi. Hầu hết tin bài đều có tiêu đề rất kêu vì cụm từ “tiến sĩ Phật học” được dùng để gọi vị sư kia. Lại nhớ, năm 2017 ở Việt Nam bắt đầu thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học, với yêu cầu là cần có “trải nghiệm thực tế bên cạnh những nghiên cứu sâu về lí thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lí tôn giáo, chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp và việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thể hiện những điểm mới, tiên tiến trong đào tạo của ĐHQG Hà Nội” — theo báo Tuổi Trẻ.

Học vị tiến sĩ Phật học được mô tả là những người có năng lực quản lý như tổ chức, sắp xếp, thuyết trình, ứng dụng công nghệ… chứ không thể hiện phẩm chất đạo hạnh, sự tinh tấn trong tu luyện, giác ngộ đạo lý và thực hành tu tâm tính. Một người giỏi quản lý chùa chiền, biết tổ chức thật nhiều lễ hội, cung cấp dịch vụ tâm linh, đi khắp nơi thuyết pháp… thì chưa thể khẳng định đó có là bậc chân tu đạo hạnh, tuân thủ giới luật và có một tấm lòng từ bi quảng đại hay không.

Và chữ “Tiến” trong “tiến sĩ Phật học”, thật trùng hợp thay, lại mang trong mình một dự ngôn sâu sắc và đáng buồn cho thời đại được gọi là mạt Pháp này.

Tiến đi đâu?

“Tiến sĩ” là từ gốc Hán, với mỗi từ lại có một câu chuyện được kể bằng thứ ngôn ngữ tượng hình đầy nội hàm. Chữ “Tiến” (进) giản thể của người Trung Quốc ngày nay hoàn toàn khác xa so với chữ “Tiến” (進) chính thể (chỉ còn tồn tại ở Đài Loan, Hồng Kông và một vài cộng đồng người hoa ngoài Trung Quốc). Và sự cải cách chữ viết từ cách đây hơn 60 năm đã ẩn chứa một dự ngôn chính xác đến ngỡ ngàng.

Chữ “Tiến” chính thể (進) được cấu thành từ bộ Sước (辶 – thể hiện chuyển động về phía trước) và bộ Chuy (隹) vốn là từ chữ “Giai” (佳 – tốt, đẹp), thể hiện sự tiến lên phía trước, thăng hoa, cố gắng nỗ lực, tiến về nơi tốt đẹp, viên mãn. Chữ Tiến này cũng có nghĩa là “tấn” dùng trong từ “tinh tấn” mà người tu luyện dùng để mô tả trạng thái tu tâm thật sự, liên tục đề cao tâm tính, buông bỏ những bám víu đang khiến con người ngập ngụa trong dục vọng.

Nhưng từ khi Trung Quốc đại lục cải cách chữ chính thể thành giản thể, chữ “Tiến” (进) lại bao gồm bộ Sước và bộ Tĩnh (井 – cái giếng). Như vậy tiến về phía trước lại chính là rơi xuống giếng, xuống hố, sa lầy, mất hút.

Lễ tốt nghiệp tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. (Ảnh: nigioikhatsi)

Người tiến sĩ xưa luôn nỗ lực, liên tục thăng hoa trong tri thức và tư tưởng cũng như phẩm hạnh mới đạt được danh vị. Người tiến sĩ nay chỉ chăm chăm kiến thức không coi trọng đạo đức, hoặc mua bằng, chạy danh nên tiến lên một bậc danh vị, hóa ra lại là rơi vào chỗ u tối.

“Tiến sĩ Phật học” lại càng kỳ lạ hơn. Bởi người tu hành buông bỏ danh vị, và trí huệ của họ cũng không phải là thứ mà một khóa đào tạo tiến sĩ có thể đo lường được. Người càng tu thì trong mắt người thường lại càng si đến khó hiểu. Chữ “Si” ở đây không phải là ngốc nghếch u mê, mà “Si” (痴) này trong bộ Tật (疾 – bệnh tật) lại có chữ “Tri” (知 – biết rõ), ý nói rằng, người bị người khác cho là kẻ ngốc nghếch vì không tranh đoạt lợi ích cho bản thân, nhưng thực chất bên trong điều gì vị ấy cũng biết rõ.

Bậc tu hành tinh tấn thì trí tuệ và đạo đức ngày càng thăng hoa, không tranh với đời, thấu triệt nhân sinh. Đo được tầng thứ của họ hay phẩm chất đạo đức của họ thì phải là người ở tầng cao hơn mới có thể thấy rõ, sao có thể đo lường đại trà bằng một vài khóa học? Đứng trước con đường thăng hoa tâm linh, trụ trì cũng như chú tiểu đánh chuông, danh vị bỏ xuống, xem ai thật sự giác ngộ và tinh tấn? Một chức danh tiến sĩ sao có thể bừa bãi gắn vào mà phân bì thấp cao trong tu luyện. Và việc đào tạo ra những người có danh vị đó cũng chỉ tập trung vào những việc quản lý bề mặt, không thể đánh giá được đạo hạnh của người tu.

Chỉ từ một chữ “Tiến”, khi so sánh giữa dạng chính thể và giản thể, đã tiết lộ cái “mạt” của thời thế khi con người bỏ qua đạo đức chạy theo danh lợi.

Dự ngôn về việc tiến mà lại thành lùi

Thời Đường, Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược bị người đời dị nghị, người ta hỏi sao ông lại ngồi ngược mà không ngồi xuôi. Ông nói rằng đi về phía trước lại chính là thụt lùi nên ông quay lại ngồi như vậy. Quả thật thời nay khoa học phát triển tiến bộ nhưng con người lại thoái lùi về đạo đức, nên sẽ dẫn theo thoái lùi về văn minh.

Trương Quả Lão cười lừa ngược vì ông cho rằng đi về phía trước lại chính là thoái lùi. (Ảnh: ChinaTimes)

Đường Thư có ghi chép về Trương Quả Lão như một người có công năng và khả năng dự đoán tương lai. Khi đàm đạo với Trương Thiên Sư, ông có nói: “Một ngàn năm sau, trong xã hội sẽ xuất hiện hiện tượng quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lộ, mọi việc đều dựa vào hối lộ là được giải quyết, việc đút lót không còn lén lút nơi tối tăm, đúng là trở thành ma quỷ bóc lột dân. Trong dân chúng, hiếu đạo mất đi, phóng túng dâm loạn khởi xướng. Người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ lễ nghĩa nữa”.

Chẳng riêng chữ “Tiến” giản thể 60 năm gần đây, cái thế ngồi của Trương Quả Lão từ hơn nghìn năm trước đã cảnh tỉnh thế nhân rồi. Ngay cả đến người tu hành cũng vì danh lợi, lợi dụng niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người, lạm dụng sự sợ hãi trong vô minh của con người để trục lợi… Đó là cái “lợi” ác nhất mà người ta có thể tranh giành, cũng là cái tội phá hoại Pháp lý của Phật gia lớn nhất.

Người tu tinh tấn hay không hãy nhìn ở việc tu tâm dưỡng tính, buông bỏ dục vọng, không phải ở danh vị cao quý, điện chùa cao đẹp, nghi lễ rườm rà, thuyết pháp sáo rỗng, đòi hỏi Phật tử cúng kiến, lễ lạt. Chân tu và giả tu khác nhau ở thực hành, không phải ở lý luận. Muốn phân biệt tốt xấu, hãy nhìn ở lợi ích mà pháp môn đó mang lại cho xã hội, cho người tin tưởng và thực hành theo, không phải ở những kẻ tự nhận mình là người tu mà hành xử không theo pháp môn yêu cầu. 

Theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP