Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ

Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ

Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ

Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ

Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ
Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ
Thứ tư, 01-01-2025 19:16, (GMT+07:00)
Thủ tướng Anh chống chọi với virus corona, các nghị sỹ kêu gọi tránh xa ĐCSTQ
15-04-2020 10:14

Ngay trước hôm nhậm chức Thủ tướng Anh vào ngày 24 tháng 7 năm 2019, ông Boris Johnson đã trả lời phỏng vấn của một hãng thông tấn ở Hồng Kông rằng chính phủ của ông sẽ rất “thân Trung Quốc”. Ông cũng ủng hộ Sáng kiến Vành đai Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà nhiều người nhìn nhận là phương tiện để Trung Quốc mở rộng quyền lực ở châu Âu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (ảnh Internet)

Ngoài ra, ông Johnson còn cho biết ông dự định sẽ giữ cho Vương quốc Anh là “nền kinh tế cởi mở nhất châu Âu” đối với đầu tư của Trung Quốc.

Ngày 27 tháng 3 năm 2020, Johnson công bố ông đã bị dương tính với virus corona, trở thành lãnh đạo đầu tiên của các cường quốc phương Tây bị nhiễm bệnh. Ngày 6 tháng 4, tin tức công bố ông Johnson đã được chuyển sang khu chăm sóc tích cực vì các triệu chứng đã xấu đi.

Virus corona lần đầu tiên được một nhóm chuyên gia y tế phát hiện tại Vũ Hán vào cuối năm 2019, nhưng ĐCSTQ đã bịt miệng những bác sỹ thổi còi này. Việc chính quyền cộng sản tiếp tục bưng bít và đưa tin sai lệch đã dẫn đến đại dịch trên toàn cầu, nên một số nhà quan sát gọi nó là “virus Trung Cộng” (CCP virus). Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, đã có gần 1,3 triệu người ở 200 quốc gia nhiễm bệnh, và hơn 70.000 người đã chết.

Một số Nghị sỹ của Anh đã tin rằng mối quan hệ thân thiết của ông Johnson với ĐCSTQ, kể cả sự ủng hộ của ông đối với Huawei, đã tạo ra rủi ro lớn cho tương lai của quốc gia. Nhiều người trong số họ đã lên tiếng vạch trần những dối trá của ĐCSTQ.

Bật đèn xanh cho Huawei

Ngày 28 tháng 1 năm 2020, Hội đồng An ninh Vương quốc Anh (NSC), do ông Johnson đứng đầu, đã duyệt cho Huawei trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G, mặc dù công ty này bị coi là “nhà cung cấp có độ rủi ro cao”.

Một số nghị sỹ quốc hội đã bày tỏ quan ngại. Theo lời Nghị Sỹ Ducan Smith: “Vì chúng ta đang đứng trước một cuộc chiến – chiến tranh mạng đang diễn ra, trong đó Trung Quốc được xem là đối thủ lớn nhất duy nhất – nghĩa là chúng ta cần nghĩ về việc cho phép một công ty được Trung Quốc trợ vốn rất nhiều, mà nước này đã đề ra mục tiêu không ngừng đánh cắp thông tin, cũng như công nghệ; rồi thì nghĩ đến việc cho họ quyền tham gia vào lĩnh vực công nghệ vốn cực kỳ nhạy cảm của chúng ta, thì tôi cảm thấy chúng ta làm vậy là hết sức kỳ quặc.”

Vì Huawei có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, cũng như tình trạng đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, vào ngày 13 tháng 2 năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ đã buộc tội Huawei và hai công ty con vì trục lợi từ nước Mỹ và âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ.

Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton cho biết quyết định của Anh “chẳng khác nào cho phép KGB xây dựng một mạng di động” ở Anh trong thời Chiến tranh Lạnh. Nghị sỹ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông viết trên Twitter ngày 9 tháng 2: “Chúng ta sẽ không bao giờ khiến Huawei ‘an toàn’ được. Nó phải rời khỏi mạng của Anh càng sớm càng tốt.”

Ông Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit, nhận định rằng hành động này có thể sẽ gây nguy hiểm cho các quốc gia khác, kể cả các nước trong liên minh tình báo Five Eyes. Bên cạnh Vương quốc Anh, liên minh Five Eyes còn có Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ.

Ông Duncan Smith và các thành viên Đảng Bảo thủ khác ở Quốc hội đã đề xuất một điều chỉnh để ông Johnson lên lộ trình loại bỏ Huawei ra khỏi mạng 5G tương lai. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 3 năm 2020, Hạ viện đã bác bỏ đề xuất này với 306 phiếu phản đối trên 282 phiếu thuận.

Ngày 28 tháng 2, Politico cho hay, Huawei thường đưa ra ưu đãi cho các nước khi vấp phải lệnh cấm. Bài báo viết: “Công ty này đã đầu tư nhiều triệu Euro vào các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất ở các nước, bao gồm Hà Lan, Pháp, Đức, Anh, và Ba Lan trong năm vừa qua. Những khoản đầu tư này thường được đề xuất tại các cuộc họp khi các cán bộ điều hành của Huawei muốn đẩy lùi các biện pháp hạn chế việc sử dụng các thiết bị mạng 5G của công ty này.”

Theo một bài báo của tờ Business Insider, ngày 24 tháng 9 năm 2019, Huawei đã thành lập một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tại London. Công ty này dự định tăng số kỹ sư ở London lên 200 khi tiến hành nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo liên quan đến thị giác máy tính. Từ đó đến nay, công ty này đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá các công nghệ 5G của mình.

Nhà bình luận Nicholas Kristof của New York Times, ngày 3 tháng 4 năm 2019, nhận định: “Nếu một công ty như Huawei được yêu cầu hợp tác với các điệp viên An ninh Nhà nước Trung Quốc, thì các cán bộ điều hành của công ty đơn giản là không thể nói không.”

Mối quan hệ thân cận với ĐCSTQ

Trong một cuộc phỏng vấn với Phoenix TV, một kênh truyền thông thân ĐCSTQ ở Hồng Kông, Johnson nói ông “rất nhiệt huyết” với Sáng kiến Vành đai Con đường. Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập đang làm [cho kế hoạch này].”

Ông cũng cho hay Anh là quốc gia Tây phương đầu tiên tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc điều hành. Ông nói: “Đừng quên [chúng tôi là điểm đến] cởi mở nhất về đầu tư quốc tế, đặc biệt là [đối với] các dự án đầu tư của Trung Quốc. Ví dụ, chúng tôi đã có các công ty Trung Quốc tham gia vào dự án Hinkley, một nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn.”

Hồi tháng 4 năm 2012, khi đang chạy đua trong chiến dịch tái tranh cử chức Thị trưởng London, ông Johnson đã lập một tài khoản trên Weibo, một kênh truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Ngay ngày đầu tiên sang thăm Trung Quốc với vai trò Thị trưởng London vào tháng 10 năm 2013, ông đã cho ra mắt phiên bản tiếng Trung của trang web chính thức của chính quyền London.

Ngày 17 tháng 6 năm 2019, dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-London ra mắt. Dự án này cho phép thị trường chứng khoán ở London và Thượng Hải phát hành, niêm yết và giao dịch chứng chỉ lưu ký trên thị trường chứng khoán của đối tác.

Mặc dù ông Johnson ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, nhưng những hành động kể trên, kể cả việc khởi động dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-London, đã tạo ra những món lợi tài chính khổng lồ cho chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Quan hệ đối tác với Trung Quốc sau Brexit

Mặc dù vẫn duy trì quan hệ với Hoa Kỳ sau Brexit, Vương quốc Anh cũng tăng cường quan hệ giao thương với Trung Quốc. Năm 2018, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Anh với kim ngạch xuất khẩu đạt 22,6 tỷ Bảng Anh, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư với giá trị nhập khẩu đạt 44,7 tỷ Bảng Anh.

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019, các công ty Trung Quốc đã mua lại 15 doanh nghiệp với tổng giá trị 8,3 tỷ USD, trong đó Công ty Tài chính Ant (Ant Financial, một công ty liên kết của Alibaba) mua World First (một công ty môi giới ngoại hối) vào tháng 2 và Hillhouse Capital mua lại Tập đoàn Loch Lomond vào tháng 6.

Một bài báo trên BBC ngày 13 tháng 11 năm 2019 đưa tin việc nhà sản xuất thép Jingye của Trung Quốc mua lại Công ty British Steel với giá đấu thầu vượt qua các nhà thầu khác. Bài báo cho hay: “Thực ra, nguồn cung thép dồi dào nhờ sản xuất dư thừa của Trung Quốc đã khiến ngành công nghiệp thép của Anh có thời điểm gần như sụp đổ vào năm 2016, trước khi EU có các biện pháp cứng rắn nhằm chống bán phá giá áp thuế nhập khẩu cao đối với thép của Trung Quốc để bảo hộ phần nào cho ngành công nghiệp này.”

Tháng 9 năm 2019, thị trường chứng khoán Hồng Kông chào mua chứng khoán London với giá cao bất ngờ là 37 tỷ USD. Thị trường chứng khoán London đã gạt bỏ lời chào mua này với lý do “đơn giản là không đáng tin cậy” và thậm chí không có cơ sở nào để thương lượng. Theo Market Watch, các nhà phân tích cho rằng mối quan ngại này một phần là do thị trường chứng khoán Hồng Kông có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Ngày 2 tháng 1 năm 2020, các hãng thông tấn đưa tin, Bắc Kinh muốn dừng dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-London là vì quan điểm của Anh đối với phong trào dân chủ của Hồng Kông. Tuy nhiên, sau vụ xáo trộn này, ngay ngày hôm sau, dự án đã lại tiếp tục như bình thường.

Tránh xa ĐCSTQ

Quan hệ thân thiết với ĐCSTQ gây nhiều rủi ro. “Vấn đề là: chúng ta muốn ở lại với các nước dân chủ phương Tây vốn luôn là đồng minh của chúng ta, hay chúng ta muốn vứt bỏ vị thế của mình vì ĐCSTQ?”, Nigel Farage viết trên Newsweek ngày 22 tháng 2 năm 2020 về việc chấp thuận mạng 5G của Huawei trong bài báo có tiêu đề “Không còn chỗ mà thỏa hiệp nữa” (tên gốc: There is no room for compromise).

Ông cho biết nhiều cựu công chức chính phủ giờ lại làm việc cho Huawei, còn nói: “Một sự thật khó chấp nhận là Trung Quốc đã mua và trả tiền cho doanh nghiệp Anh. Trợ giúp và tiếp tay cho Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh chính là ngành quan hệ công chúng (PR) có trụ sở tại London.”

Ngoài Boris Johnson, cha của ông, ông Stanley đã có cuộc gặp 90 phút với Đại sứ Trung Quốc tại London Lưu Hiểu Minh vài tuần trước đó. Farage viết: “Johnson cha đã gửi email cho các quan chức Vương quốc Anh để nêu ra những lo lắng của Hiểu Minh về việc Boris, con trai ông, đã không đưa ra thông điệp thể hiện sự hỗ trợ cá nhân sau khi dịch virus corona bùng phát. Thông tin hấp dẫn này chỉ được công khai vì Johnson cha chẳng may cho BBC vào danh sách người nhận”, còn nói thêm rằng anh trai và em trai của ông Boris cũng có mối quan hệ với Trung Quốc.

Khá nhiều quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Anh đã bày tỏ quan ngại về sự thân mật của Johnson với ĐCSTQ.

Ngày 2 tháng 4 năm 2020, Nghị sỹ David Alton đã đăng phản hồi của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sau khi các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ: “Các vụ bắt giữ ở Hồng Kông hôm qua đã gợi lại ký ức về chiến dịch “gõ cửa giữa đêm khuya” và cuộc vây bắt những tiếng nói đối lập của NKVD/KGB, Đức Quốc xã (Gestapo)…. Phương pháp và thực tiễn của cuộc Cách mạng Văn hóa, cùng với chế độ chuyên chế, bất nhân của các quốc gia độc tài nên khép lại trong lịch sử, chứ không nên được tái hiện ở Hồng Kông.” Ông Alton cũng kêu gọi ông Raab có hành động để đảm bảo tự do của Hồng Kông.

Trước những tổn thất do virus corona từ Trung Quốc, Nghị sỹ Duncan Smith cảnh báo không nên tiếp tục làm lợi cho ĐCSTQ. Ông có bài báo trên tờ Daily Mail ngày 28 tháng 3: “Các vị có nhớ George Osborne đã biến mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc thành một cương lĩnh chính trong chính sách của Chính phủ Anh như thế nào không? Các Bộ trưởng đã quyết tâm tăng cường trao đổi thương mại đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết. Thật vậy, tôi được biết rằng, dự án này được ngầm hiểu là Dự án Khấu đầu (Project Kow-Tow), mà theo từ điển Collins, từ này có nghĩa là ‘phục tùng hay khúm núm’.” Bài báo của ông có tiêu đề “Chúng ta không được khuất phục những kẻ chuyên quyền này nữa.”

Luật sư nhân quyền kiêm nhà báo Benedict Rogers viết trên Twitter như sau: “Hãy gọi nó là virus corona Trung Cộng”. Ông Luke de Pulford, nhà sáng lập Liên minh Ứng phó với Nạn diệt chủng, cũng ngồi trong Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh viết trong Twitter: “Đảng Cộng sản Trung Quốc là thủ phạm lớn nhất duy nhất dựng lên chế độ nô lệ đương đại.”

Nghị sỹ Damian Green viết ngày 31 tháng 3 năm 2020: “Chúng ta mới đang ở chặng đầu của cuộc đua nước rút đường dài này, nhưng chúng ta đã có thể thấy một số lựa chọn dài hạn đang chờ chính phủ ở cuối đường. Tiếc thay, việc Vương quốc Anh đứng về phía Trung Quốc có thể sẽ tương tự như thái độ của chúng ta đối với Nga trong những giai đoạn ôn hòa trong Chiến tranh Lạnh. Chúng ta hãy hợp tác khi có thể, nhưng cần trông chừng khi phải trông chừng.”

VIDEO CÙNG CHỦ ĐỀ: VÌ SAO MỸ TRỞ THÀNH Ổ DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI?

Theo Minh Huệ Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP