Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thứ tư, 01-01-2025 20:18, (GMT+07:00)
Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu
13-09-2022 09:58

Vào tháng Tám năm nay, thời tiết khắc nghiệt khiến các nhà máy Trung Quốc phải ngừng hoạt động. Mùa hè này, lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán, gây ra tình trạng mất điện kéo dài ở khu công nghiệp thuộc tỉnh Tứ Xuyên, kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Thời tiết khắc nghiệt ở Trung Quốc kéo theo hỗn loạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Vào tháng 8/2022, trận hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1961 đã nổ ra ở lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc. Hình ảnh cho thấy lòng sông khô cạn của đoạn Vũ Hán của sông Dương Tử vào ngày 2/9/2022. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

 

Theo báo cáo của tờ Nhật báo Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày 20/8, trong thời kỳ hạn hán cao điểm vào tháng Tám năm nay, lượng nước đổ về từ thủy điện ở tỉnh Tứ Xuyên giảm hơn 50% so với cùng kỳ các năm trước, khiến sản lượng thủy điện giảm mạnh. Hơn 80% sản lượng điện của Tứ Xuyên đến từ thủy điện, trong bối cảnh các ngành công nghiệp của tỉnh này đã bị mất điện trong nửa cuối tháng Tám.

 

Một khi bị cắt điện, công việc kinh doanh không thể bắt đầu. Đợt mất điện này ở tỉnh Tứ Xuyên diễn ra từ ngày 15/8. Thời gian ban đầu là 6 ngày, sau đó được kéo dài lên 15 ngày.

 

Do các doanh nghiệp sản xuất polysilicon sẽ ngừng sản xuất cho nên công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng từ ​​10 đến 15 ngày, dự kiến ​​nguồn cung cấp nguyên liệu silicon sẽ bị ảnh hưởng lớn do mất điện. Chi nhánh Công nghiệp Silicon dự đoán rằng sản lượng polysilicon của Trung Quốc trong tháng Tám sẽ giảm 8% so với dự kiến.

 

Hiện tại, nhiều gã khổng lồ quang điện đang tập trung ở tỉnh Tứ Xuyên. Các công ty hàng đầu trong ngành như Tongwei, JinkoSolar, GCL Technology và Beijing Express đều có cơ sở sản xuất quang điện ở tỉnh này.

 

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày 06/7, năng lực sản xuất polysilicon của Trung Quốc sẽ chiếm 80% thị phần của thế giới; năng lực sản xuất silicon wafer sẽ chiếm 97% toàn thế giới. Theo ước tính chính thức của Trung Quốc, đến năm 2023, gần một nửa công suất sản xuất polysilicon của Trung Quốc sẽ đến từ Lạc Sơn, Tứ Xuyên.

 

Thống kê từ Mạng lưới kim loại màu Thượng Hải (SMM) cho thấy năng lực sản xuất silicon ở tỉnh Tứ Xuyên chiếm khoảng 16% tổng năng lực sản xuất của Trung Quốc. Vào tháng 7 năm nay, sản lượng silicon của Tứ Xuyên là 65.600 tấn, chiếm 21% tổng nguồn cung của Trung Quốc.

 

Theo một báo cáo do CITIC Construction Investment công bố vào tháng Tám năm nay, hai dây chuyền sản xuất silicon chính với sản lượng hàng năm khoảng 100.000 tấn tại nhà máy Lạc Sơn của Tongwei Yongxiang chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện; và nhà máy GCL Lạc Sơn với sản lượng hàng năm của dây chuyền sản xuất 30.000 tấn. Ngoài ra, các dây chuyền sản xuất silicon wafer của Tongwei ở Meishan, Shuangliu và Jintang ở Tứ Xuyên cũng bị ảnh hưởng không ít. Công suất sản xuất hàng năm của một số nhà máy là khoảng 65 GW.

 

Các chuỗi cung ứng ô tô, pin và nguyên liệu cũng bị ảnh hưởng.

 

Lithium là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất ắc quy ô tô hiện nay. Trữ lượng spodumene ở tỉnh Tứ Xuyên đứng đầu ở Trung Quốc, và đây là tỉnh sản xuất hợp chất lithium chủ chốt của nước này. Năng lực sản xuất của Tứ Xuyên chiếm gần 30% tổng năng lực sản xuất của Trung Quốc. Trong vài năm trở lại đây, Tứ Xuyên đã thu hút một số lượng lớn các nhà sản xuất pin điện và nguyên liệu làm pin nhờ nguồn lithium dồi dào và chính sách giá điện ưu đãi.

 

Nhà cung cấp pin chính của Tesla, nhà sản xuất pin năng lượng lớn nhất thế giới CATL và BYD có các cơ sở sản xuất pin điện lớn lần lượt ở Nghi Tân, Tứ Xuyên và Bích Sơn, Trùng Khánh.

 

Ngoài ra, tập đoàn lithium khổng lồ Tianqi Lithium của Trung Quốc có một nhà máy ở Suining, tỉnh Tứ Xuyên. Một gã khổng lồ lithium khác, Ganfeng Lithium, cũng đã ký thỏa thuận xây dựng một cơ sở sản xuất hợp chất lithium ở huyện Xuanhan, tỉnh Tứ Xuyên; Sichuan Yahua Group là một trong những nhà sản xuất chính của lithium hydroxide và lithium carbonate ở Trung Quốc; Công ty Shengxin Lithium Energy, Công ty Công nghiệp Lithium Tianyi, v.v.

 

Theo báo cáo của Mạng lưới kim loại màu Thượng Hải (SMM), đợt mất điện đầu tiên chỉ trong 6 ngày đã làm giảm 1.120 tấn lithium cacbonat, 1.690 tấn lithium hydroxide và 500 tấn nguyên liệu pin lithium trong tháng Tám, chiếm 30% tổng doanh thu của toàn ngành.

 

Hiện tại, việc mất điện công nghiệp ở tỉnh Tứ Xuyên đã ảnh hưởng đến tình trạng cung cấp và vận chuyển các bộ phận và linh kiện tại Tesla Gigafactory và SAIC Motor Thượng Hải. Do đó, hai nhà máy cũng đã gửi thư tới tỉnh Tứ Xuyên thông qua Chính quyền thành phố Thượng Hải, yêu cầu ưu tiên đảm bảo cung cấp điện cho các nhà cung cấp của họ.

 

Nhà máy liên doanh của Toyota và Volkswagen của Đức tại Thành Đô, Tứ Xuyên cũng bị mất điện và buộc phải tạm ngừng sản xuất. Nhà máy ở Thành Đô của Toyota đã buộc phải bật máy phát điện để tự cứu hộ sản xuất.

 

Ngoài ra, các ngành sản xuất điện tử ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh cũng có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Tờ First Financial cho biết quy mô của ngành công nghiệp thông tin điện tử ở khu vực Thành Đô-Trùng Khánh hiện chiếm 1/3 thế giới. Hiện nay, cứ ba máy tính xách tay và mười điện thoại di động trên thế giới thì có một đến từ Trùng Khánh; 70% iPad và gần 20% máy tính xách tay trên thế giới được sản xuất ở Thành Đô.

 

Tại sao hạn hán ở Tứ Xuyên lại lớn như vậy?

 

Tỉnh Tứ Xuyên có hai đặc điểm, một là phụ thuộc nhiều vào thủy điện, hai là tập hợp các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng.

 

Sông Trường Giang đoạn chảy qua Vũ Hán, một người dân đã thốt lên rằng cuối cùng trong đời tôi cũng nhìn thấy đáy sông Dương Tử , dưới đáy sông lát gạch cổ (Ảnh. FB Thiên Thanh)

 

Năm 2016, chính quyền Trung Quốc bắt đầu cắt giảm đáng kể công suất sản xuất than, hạn chế sản xuất than ở nhiều tỉnh khác nhau. Đối với tỉnh Tứ Xuyên, định vị của nhà chức trách là sử dụng nguồn nước dồi dào của tỉnh này để tạo ra một "Tứ Xuyên thủy điện".

 

Được thúc đẩy bởi các chính sách liên quan, cơ cấu năng lượng của tỉnh Tứ Xuyên ngày càng trở nên đơn nhất. Hiện tại, công suất lắp đặt của thủy điện đã chiếm 80% tổng công suất lắp đặt của tỉnh, trong khi nhiệt điện dựa vào than về cơ bản đã trở thành nguồn dự phòng cho nhà máy. Tuy nhiên, một khi gặp phải thời tiết khô hạn khắc nghiệt như mùa hè này thì sẽ phải đối mặt với tình thế nan giải là vừa phát điện vừa thiếu nước.

 

Ngoài ra, sản xuất hợp chất quang điện và lithium là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong những năm gần đây, để đạt được mục tiêu khử cacbon trong quá trình sản xuất của các ngành này, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan tập trung ở Tứ Xuyên và các tỉnh có nguồn thủy điện dồi dào (điện xanh).

 

Vào ngày 21/7 năm nay, Ông Ouyang Minggao – Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc đồng thời là Phó Chủ tịch China EV 100 (một tổ chức nghiên cứu về ngành công nghiệp), cho biết tại Hội nghị pin điện thế giới rằng sản xuất carbon thấp của vật liệu quan trọng cho pin điện sắp xảy ra và giải pháp là sử dụng sản xuất điện xanh. Do đó, xu hướng phát triển của ngành sản xuất pin điện của Trung Quốc là chuyển dịch sang phía tây, đặc biệt là tới Tứ Xuyên.

 

Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên cũng đã thu hút một số lượng lớn các công ty sản xuất vật liệu pin đến ổn định với việc giảm giá điện đáng kể. Ví dụ, thành phố Suining, tỉnh Tứ Xuyên đã cho các công ty sản xuất pin và vật liệu lithium một mức giá điện ưu đãi không quá 0,35 nhân dân tệ/KWh, thấp hơn khoảng một nửa so với giá điện công nghiệp ở khu vực phía đông.

 

Tuy nhiên, cơ cấu năng lượng phụ thuộc nhiều vào thủy điện và cách bố trí các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng theo cụm điện xanh đã bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn khi gặp phải siêu hạn hán năm nay.

 

Khi thời tiết khắc nghiệt gia tăng, các chuỗi công nghiệp toàn cầu có thể bị gián đoạn thường xuyên hơn.

 

Báo cáo mới nhất cho thấy tần suất hạn hán trên khắp thế giới đã tăng đột biến trong hai thập kỷ qua. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, Số liệu về Hạn hán năm 2022, được công bố vào tháng Năm năm nay, cho biết trong khi hạn hán chỉ chiếm 15% các thảm họa tự nhiên, tần suất và thời gian hạn hán trên toàn cầu đã tăng gần một phần ba kể từ năm 2000. Từ năm 1998 đến năm 2017, hạn hán đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 124 tỷ USD.

 

Xem thêm: Chuyện về căn nhà bí ẩn tại Trung Quốc có liên quan đến một sự kiện đã kéo dài hơn 2 thập kỷ | DBC News

 

Lam Giang

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP