“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp

“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp

“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp

“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp

“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp
“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp
Thứ bảy, 04-01-2025 14:57, (GMT+07:00)
“Thời báo Hoàn cầu” phiên bản tiếng Anh tiết lộ: Lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa; đập Tam Hiệp có vết nứt
28-08-2021 17:27

Một bài báo đăng ngày 4/8 trên tờ "Global Times" - phiên bản Tiếng Anh của tờ "Thời báo Hoàn cầu" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ rằng, lũ lụt ở Trịnh Châu là do các hồ chứa ở Hà Nam bị vỡ đập gây ra. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận, đập Tam Hiệp xuất hiện khe hở và vết nứt, nhưng nói rằng nó đã được sửa chữa hoàn tất.

Rốt cuộc trận lũ lụt thảm khốc xảy ra ngày 20/7 tại Trịnh Châu là do mưa bão ngàn năm có một gây ra? Hay là do xả lũ từ hồ chứa? Nó đã gây ra bao nhiêu cái chết? Sự thật là gì? Truyền thông nước ngoài đưa tin rằng, cho đến nay không có quan chức nào của tỉnh Hà Nam hoặc thành phố Trịnh Châu phải chịu trách nhiệm về trận lụt. Gần đây, phóng viên Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia sinh thái môi trường nổi tiếng người Hoa đang sống ở Đức, để bình luận về bài báo trên.

Tới nay, thông tin đưa ra trong bài báo phiên bản Tiếng Anh này vẫn không được truyền thông trong nước Trung Quốc báo cáo công khai. 

Bài báo của tác giả Lin Xiaoyi đăng ngày 4/8/2021 trên tờ Global Times - phiên bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu. (Ảnh chụp màn hình báo Global Times)

Bài báo của tác giả Lin Xiaoyi đăng ngày 4/8/2021 trên tờ Global Times - phiên bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu. (Ảnh chụp màn hình báo Global Times)

Tiến sĩ Vương chỉ ra rằng: "Nó là Tiếng Anh, cho đến nay vẫn chưa có phiên bản Tiếng Trung. Nói chung, bài báo do tác giả Lin Xiaoyi viết thường là bằng Tiếng Anh, sau đó họ sẽ xuất bản phiên bản Tiếng Trung và là bản dịch từ bản gốc Tiếng Anh. Lin và những người khác sẽ cùng nhau dịch, đây là cách làm thường thấy của Lin. 

Tôi nghĩ có hai điểm đáng chú ý trong bài báo của Lin. Đầu tiên là điều gì đã gây ra lũ lụt ở Hà Nam? Đó là do mực nước dâng cao, trên đập xuất hiện lỗ và các vết nứt, bài báo nói rằng lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa.

Bài báo này cũng trích dẫn rằng có 302 người chết ở tỉnh Hà Nam. Tin tức này được chính quyền tỉnh Hà Nam thông báo vào ngày 2/8. Bài báo này được viết sau ngày 2/8 và được đăng vào ngày 4/8. Dữ liệu rất mới. 

Nhưng tôi chưa thấy báo cáo nào nói rõ là đập nào ở tỉnh Hà Nam bị hỏng, bài báo đó viết là “The failure of some dams”, vậy là có bao nhiêu con đập bị hỏng? Hồ chứa Thường Trang (Changzhuang) nói rằng nó không vỡ đập, chỉ là một đợt xả lũ mà không có cảnh báo trước. Hồ chứa Quách Gia Chủy (Guojiazui) cũng không nói rằng đó là sự cố vỡ đập, mà nói rằng nó đã mở một đập tràn khẩn cấp và bắt đầu xả lũ. Vì vỡ đập và xả lũ hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau.

Bài báo viết rằng có một vài con đập bị vỡ, hỏng. (Ảnh chụp màn hình từ báo Global Times)

Bài báo viết rằng có một vài con đập bị vỡ, hỏng trong đợt lũ lụt ở Hà Nam. (Ảnh chụp màn hình từ báo Global Times)

Tất cả các báo cáo truyền thông viết bằng Tiếng Trung đều nói đó là xả lũ, không nói là do vỡ đập. Kể cả khi các đơn vị công binh của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đến một hồ chứa trên sông Yi để nổ mìn, họ chỉ nói rằng họ đã cho nổ một con đê chứ không phải một con đập. Có nghĩa là, Lin Xiaoyi nắm được nhiều thông tin hơn, anh ta biết con đập nào bị vỡ, hơn nữa nó là số nhiều. Vậy nên [trận lũ lụt] là do vỡ đập, họ đã giấu người dân Trung Quốc”.

Ông Tập Cận Bình cũng từng đề cập rằng có một vụ vỡ đập ở Hà Nam

Ông Vương Duy Lạc nói rằng, một ngày sau trận lụt Trịnh Châu, vào ngày 21/7, Tân Hoa Xã đăng bài nêu chỉ thị của ông Tập Cận Bình về trận lụt. "Ông Tập Cận Bình nói rằng có một vụ vỡ đập hồ chứa, gây ra thương vong và thiệt hại nặng nề về tài sản. Tình hình kiểm soát lũ lụt rất nghiêm trọng. Ông Tập cũng nói rằng đó là một vụ vỡ đập, vậy là có 2 bằng chứng (tính cả bài báo của Global Times) chứng minh nó là do vỡ đập. 

Nhưng mà đến nay họ vẫn chưa nói rõ cho người dân. Vỡ mấy đập, vỡ ở hồ chứa nào? Xảy ra khi nào? Nó gây ra tác hại gì? Mà người tiết lộ thông tin với phóng viên Lin Xiaoyi lại là Phó giám đốc Nhà máy điện Cát Châu Bá (Gezhouba) thuộc Tập đoàn Tam Hiệp. Nghĩa là, đây là tin tức mà những người làm việc trong cơ quan thủy lợi của Trung Quốc đều đã biết, nhưng người  dân Trung Quốc thì vẫn chưa biết".

Lần đầu tiên thừa nhận đập Tam Hiệp có khe hở và vết nứt

Bài báo tiếng Anh do phóng viên Lin Xiaoyi viết không chỉ nói về trận lũ lụt ở Trịnh Châu, mà còn đề cập đến việc đập Tam Hiệp có những khe hở và vết nứt. Tiến sĩ Vương nói rằng, từ trước tới giờ chính quyền Trung Quốc luôn phủ nhận điều này. Ông cho biết:

"Thông tin lần này phóng viên Lin đưa có điểm khác biệt so với tin năm ngoái do truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa. Bài báo của Lin nói rằng có những vết nứt và khe hở, nhưng bây giờ chúng đã được sửa chữa. Còn trước kia truyền thông chính thống đều nói với mọi người rằng chất lượng của chúng tôi luôn tốt.

Vết nứt, lỗ hổng này ở đâu? Được sửa chữa khi nào? Nhưng trong bài viết của mình, Lin không nói cụ thể điều gì. Tôi đã kiểm tra thông tin, từ tháng 3 đến tháng 4 (năm nay), họ đã sửa chữa các âu thuyền (là công trình chắn ngang sông, kênh, có cửa để điều tiết nâng giảm mực nước ở hai phía cửa chắn, giúp cho thuyền đi lại tránh bị kẹt) của Cát Châu Bá và Đập Tam Hiệp trong một tháng. Lần bảo trì này là cuộc đại tu sửa, không phải là loại bảo trì hàng năm.

Vì thông thường các công trình thủy lợi quy mô lớn thường phải 10 năm mới đại tu sửa một lần. Âu thuyền ở bờ bắc của đập Tam Hiệp được đại tu sửa 4 năm một lần và nó đã được sửa chữa nhiều lần. Tại sao âu thuyền phía bắc của đập Tam Hiệp được đại tu sửa thường xuyên như vậy? Vì chất lượng âu thuyền Tam Hiệp rất có vấn đề".

'Thời báo Hoàn cầu' chia người Trung Quốc thành hai loại

Cuối cùng, ông Vương nói rằng bài báo trong phiên bản Tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu đã cung cấp cho độc giả nước ngoài thông tin khác với độc giả trong nước. 

"Hãy nói ngắn gọn về bài viết Tiếng Anh của phóng viên Lin Xiaoyi. Giá trị của bài báo này chính là 2 tin tức mà họ cung cấp cho độc giả tiếng Anh: Thứ nhất, trận lụt ở Hà Nam là do vỡ đập hồ chứa, nguyên nhân vỡ đập là do chất lượng đập của hồ chứa không tốt, có lỗ thủng, có khe hở. Thứ hai, mọi người cứ yên tâm là các vết nứt và lỗ hổng của đập Tam Hiệp đã được sửa chữa, và chúng tôi vẫn có thể kiểm soát sông Trường Giang”.

Ông nói thêm rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn ôm mộng khống chế sông Trường Giang, ghì chặt sông Hoàng Hà, muốn điều khiển tất cả sông ngòi ở Trung Quốc, nhưng họ sẽ không bao giờ có thể thành công.

Theo ông Vương, một điều có thể thấy từ các bài báo trên phiên bản Tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu, là họ phân người Trung Quốc thành hai hạng, một là những độc giả có thể đọc Tiếng Anh là những độc giả cao cấp, và họ được biết nhiều thông tin hơn những độc giả trong nước chỉ biết Tiếng Trung.

Hiện tại, Thượng Hải đã ra quyết định hủy bỏ thi Tiếng Anh ở học sinh tiểu học. Tiến sĩ Vương nói rằng: “Bạn biết nhiều Tiếng Anh hơn, bạn sẽ nằm trong nhóm người đọc cao cấp. Những người chỉ biết đọc Tiếng Trung là những người đọc cấp thấp. Họ sẽ không bao giờ đọc được thông tin như vậy, ví như thông tin lũ lụt ở Hà Nam là do vỡ đập.

Vì vậy, cuối cùng, tôi khuyên các bậc cha mẹ Trung Quốc hãy cho con học Tiếng Anh thật tốt, để con bạn có thể bước vào hàng ngũ những độc giả cấp cao".

Xem thêm:

VIDEO - XẢ ĐẬP GÂY RA LŨ LỤT NGHIÊM TRỌNG TẠI THIỂM TÂY, TQ

Đông Phương

(Theo NTDVNVision Times)

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP