Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền

Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền

Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền

Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền

Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền
Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền
Chủ nhật, 29-12-2024 22:29, (GMT+07:00)
Thiện ác tất có báo: Con dâu độc ác nhận quả báo nhãn tiền
15-08-2019 10:00

Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, có thể che mắt cả thiên hạ nhưng Thần Phật ở trên cao không điều gì là không biết. Đừng tưởng làm việc xấu thì không ai hay, quả báo đến nhanh có hối thì cũng muộn rồi. 

Hai câu chuyện chân thực về thiện ác có báo, lần lượt diễn ra ở phía Tây thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam trong năm 1960 và một câu chuyện khác ở thành phố Bắc Kinh vào năm 1970.

Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, có thể che mắt cả thiên hạ nhưng Thần Phật ở trên cao không điều gì là không biết.
Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, có thể che mắt cả thiên hạ nhưng Thần Phật ở trên cao không điều gì là không biết. (Ảnh: Kknews)

Con dâu ác độc ngược đãi mẹ chồng 

Đây là một câu chuyện có thật diễn ra vào mùa hè năm 1960 ở Đại Quan Trang, phía Tây thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam. 

Chuyện diễn ra trong một ngôi nhà ở Đại Quan Trang, nhà có một người mẹ già 70 tuổi bị mù hai mắt, ở cùng với con trai, con dâu, còn có một cháu trai và một cháu gái. Cháu trai được tám, chín tuổi, cháu gái thì được mười mấy tuổi.

Người mẹ già ở phía Đông của căn nhà, còn đứa cháu thì ở phía Tây. Người con trai hiếu thuận phải đi công tác ở rừng biên giới rất xa, hơn một tháng mới có thể về nhà một lần. Thường ngày đều là do con dâu lo việc nội trợ, trong nhà chưa từng thấy truyền ra điều tiếng gì.

Con trai trở về cũng muốn hỏi mẹ xem sống có thoải mái không, người mẹ sợ con trai lo lắng, nên luôn nói rằng rất hài lòng, còn khoa trương nói con dâu hiếu thuận, hiền lành, con trai nghe xong cũng yên lòng. Lâu dần truyền ra, hàng xóm đều nói bà lão gặp được con dâu tốt.

Trên thực tế, người con dâu này chẳng những thường xuyên chửi bới bà lão là chậm chạp, còn thường xuyên cho bà ăn cơm thừa, thậm chí còn lấy nước bẩn cho bà lão uống. 

Cái này cũng chưa thấm vào đâu, có khi bà lão khát nước, ở phòng phía Đông gọi to lên: “Nói mấy đứa cháu mang cho mẹ ly nước để uống”. Lúc ấy con dâu đang rửa chân, liền căn dặn nói: “Đi xuống bếp lấy cho bà nội con ly nước”. Sau đó, múc lấy nửa ly nước rửa chân, gọi con tới để mang đưa cho bà lão. 

Có mấy lần bà lão cũng không muốn uống nước, nhưng người con dâu vẫn múc lấy nửa ly nước rửa chân, gọi con tới mang cho bà lão mù, trong miệng còn nói: “Đừng để cho bà bị khát, mất công lại nói chúng ta không hiếu thuận!”. 

Video: Tại sao Khổng Tử nói “Nuôi được cha mẹ chưa phải là Hiếu”.

 

/

 

Thời gian cứ vậy trôi đi, bà lão mỗi ngày đều phải cam chịu. Rốt cục cũng đến buổi trưa mùa hè năm 1960. Ngày đó, mưa to còn kèm theo sấm chớp đinh tai nhức óc, làm người ta rất sợ. 

Lúc ấy, người con dâu và hai con nhỏ đều ở nhà, tiếng sấm đánh ở trên nóc nhà, làm rung xà nhà khiến cho bụi bẩn đều rơi xuống phía dưới. Sấm chớp như thế này trước đây chưa từng thấy. 

Người con dâu lúc này vô cùng sợ hãi, trốn ở trong phòng ngủ phía Tây, ngồi ở trên giường, một tay nắm lấy con trai, một tay nắm lấy con gái, cả ba người bị hù cho sợ đến run cả người. 

Trời mưa nửa canh giờ thì tạnh, sấm chớp cũng ngừng đánh. Người con dâu lúc này mới thở phào, thả tay hai con ra. Hai đứa trẻ vừa mới đi ra phòng ngoài, chỉ nghe thấy một tiếng sấm, một tia sáng chói lóa từ cửa sổ đi vào trong phòng ngủ, thoáng cái đã đánh chết người con dâu đang ngồi trên giường rồi, khi chết cô ta mới được 37 tuổi. 

Lúc ấy, chồng của cô ta đang chạy xe ở lâm trường Hoàng Thạch Am cách nhà hơn 100km, sau khi nghe được tin rất thương tâm, nhanh chóng trở về để lo tang sự.

Những người hàng xóm đều thấy khó hiểu, nói con dâu tốt như vậy sao lại bị sét đánh chết? Cũng có người nói, cô ta nhất định đã làm chuyện gì xấu rồi, chỉ là mọi người không biết mà thôi.

Tang sự xong xuôi, người chồng mới hỏi hai đứa con là trong nhà có chuyện gì. Hai đứa nhỏ tranh nhau nói hết sự thực cho cha nghe, điều làm anh ta kích động nhất là: “Mẹ vẫn thường lấy nước rửa chân cho bà uống”.

Người con trai hiếu thuận tức giận muốn nổ tung, cầm cái cào định ra đào mộ để đánh cho cái xác chết một trận mới hả. Bà nội biết được mới khuyên nhủ: “Người đã chết rồi, coi như là hết!”.

Đừng tưởng làm việc xấu thì không ai hay, quả báo đến nhanh có hối thì cũng muộn rồi. 
Đừng tưởng làm việc xấu thì không ai hay, quả báo đến nhanh có hối thì cũng muộn rồi. (Ảnh: PxHere)

Gậy ông đập lưng ông

Năm 1970 ở thành phố Bắc Kinh còn phát sinh một sự việc. Có một người phụ nữ đã 60 tuổi tên là Lưu Thị, thân hình cao lớn, khỏe mạnh, nhà có sáu người, phải thuê mấy gian phòng để ở. Một gian là cho mẹ chồng của bà ở, hai gian là để cho bà và các cháu ở, hai gian khác là để cho con trai và con dâu ở.

Chồng của Lưu Thị không biết mất từ lúc nào, lúc chuyển đến thì đã không thấy rồi. Mẹ chồng không phải là mẹ ruột của chồng Lưu Thị, chồng của Lưu Thị chỉ là con thừa tự của người này.

Bảy mươi, tám mươi năm trước, con gái không thể kế thừa gia sản, những người phụ nữ nhà có gia sản nhưng lại không có con trai, phải nhận nuôi một đứa con trai trong dòng họ thân thích làm con thừa tự, nếu không toàn bộ tài sản phải để lại cho họ hàng gần kế thừa. 

Người con thừa tự này mặc dù không có danh nghĩa pháp luật, nhưng được đối đãi cũng y như vậy. Chồng của Lưu Thị chết rồi, cả nhà Lưu Thị vẫn có nghĩa vụ phải phụng dưỡng bà lão ấy.

Bà lão bình thường sinh hoạt thế nào không ai biết, chỉ biết bà lão từ trước đến giờ không ăn cơm chung với người nhà, đều là vào trong phòng ăn cơm một mình. 

Một ngày, bà lão bất hạnh bị ngã gãy xương, nằm ở trên giường, đó là căn phòng ở phía Nam, quanh năm không nhìn thấy ánh mặt trời, không có ai đỡ bà ra phòng ngoài để sưởi nắng, cũng không giúp bà trở người, vì vậy phần hông của bà lão đã bị hoại tử. Từ đó về sau hàng xóm không còn nhìn thấy bà lão nữa. 

Về sau, thường xuyên nghe thấy Lưu Thị oán trách bà lão ở trên giường, cũng thường xuyên nghe thấy bà lão ở phòng phía Nam kêu đói và khát. Sau đó, có một ngày mẹ chồng của Lưu Thị chết đói, nằm chết ở dưới đất. 

Nghe nói là sợ mẹ chồng đi vệ sinh nhiều, cho nên Lưu Thị thường xuyên không cho bà ăn cơm. Ngày đó, Lưu Thị lấy cơm để ở trên mặt đất, bà lão bị gãy xương vì để có thể lấy được chén cơm, nên đã bò ra và bị té xuống đất, rồi nằm chết ở đó. Nhưng đây mới chỉ là bắt đầu của câu chuyện. 

Khoảng vài năm sau, Lưu Thị với thân thể khỏe mạnh, đi trên đường cứ băng băng, nói chuyện thì lớn giọng, vậy mà đột nhiên bị trúng gió bại liệt, miệng méo mắt xếch, nói chuyện không rõ ràng, tiểu tiện cả trên giường.

Lưu Thị có một con trai và hai con gái, con trai là một bác sĩ rất giỏi. Với tính kiêu ngạo của Lưu Thị, bà đã dồn hết toàn lực để chăm sóc con trai, con trai lấy vợ, sinh ra cháu nhỏ, đều một tay Lưu Thị phục vụ chăm sóc. 

Bây giờ Lưu Thị tiểu tiện đều ở trên giường, con gái lớn đành phải đưa bà vào trong nhà mình, vì không muốn cho mẹ bị hoại tử, con gái thỉnh thoảng trở mình cho bà một lần, nhưng Lưu Thị người quá cao lớn, mỗi lần con gái trở mình cho bà đều mệt mỏi đến mức huyết áp tăng cao, lại phải đi uống thuốc. Con rể thấy vậy đau lòng nói: “Như vậy không được rồi, không thể cứ như vậy hoài được!”.

Vào buổi sáng một ngày, người con trai đã 50 tuổi đột nhiên không thể dậy được, nói là tim cảm thấy khó chịu, rồi cứ thế mà rời đi, nhưng mà anh ta trước nay chưa từng bị bệnh tim. Lưu Thị lâu ngày không thấy con trai đến thăm, mới khó khăn mà nói từng từ để hỏi người nhà, tuy nhiên ai cũng nói là anh ta đi công tác rất bận, nhưng chỉ cần nhìn khuôn mặt thì cũng biết chuyện gì xảy ra rồi. Lưu Thị chỉ còn biết khóc than một mình.

Chân Chân biên dịch

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP