Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt

Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt

Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt

Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt

Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt
Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt
Chủ nhật, 29-12-2024 23:42, (GMT+07:00)
Thiện ác nhất niệm trời vực khác biệt
14-03-2020 14:13

Vào năm Quang Tự, có người tên A, người Giang Tô, buôn bán hàng ngoại tại Thượng Hải. Chủ nhân rất quý mến sự chân thành của A và rất tín nhiệm ông. Một năm nọ, vài ngày trước Tết Đoan Ngọ, chủ nhân cử A mang theo một túi da tới Nam Thị thu tiền hàng.

Một niệm thiện ác sẽ có kết quả trời vực

A đi từ sáng tới trưa, thu được hơn 1.800 đồng bạc. A vừa đói vừa khát, lại nhớ phải sớm quay về, bèn vội vàng uống chút trà tại quán trà số 16, rồi về cửa hàng. Về tới nơi, A giật mình kinh hãi, ông không mang theo túi da về. Trong lúc cuống quýt, ông cũng không thể nhớ ra mình đã đánh mất như thế nào. Chủ nhân nghi ngờ A đã nuốt làm của riêng, bèn trách mắng thậm tệ, và nói nếu không lập tức trả lại số bạc, nhất định sẽ kiện A. A không thể biện hộ, chỉ biết òa khóc nức nở.

B là người Phố Đông, cũng kinh doanh buôn bán, hôm đó đang lúc thất vọng tràn trề, ông định đáp thuyền qua Hoàng Phố về quê. Sau khi A vội vàng rời đi, B cũng tới uống trà tại quán trà số 16, lên lầu uống trà đợi thuyền mà lòng nặng trĩu lo âu. B nhìn thoáng qua thấy một chiếc túi da nhỏ bị bỏ lại trên bàn, bèn mở ra xem thì thấy một số tiền lớn. B vừa kinh ngạc vừa vui mừng, nhưng ngay lập tức lại nghĩ: “Số tiền lớn như thế này, nếu ta lấy, tự nhiên sẽ được áo gấm về quê, nửa đời sau no ấm đủ đầy. Nhưng vật nào chủ nấy, nếu người khác vì mất đi số tiền này mà mất đi danh tiếng, mất đi sinh mệnh, ta sao có thể an lòng! Con người nghèo hèn hay sang giàu số phận đã định. Hôm nay ta đã nhìn thấy của rơi, thì nên làm hết trách nhiệm của mình, ngồi đây đợi chủ nhân tới lấy, trả tiền lại cho người ta mới được.”

Lúc đó đã giữa trưa, khách uống trà dần thưa thớt, chỉ còn 8, 9 người. B quan sát kỹ thần sắc từng người, không một ai giống với người mất đồ. B bụng đói cồn cào, nhưng một bước cũng không rời, vẫn chăm chú tập trung thần sắc nhìn mọi người, nhưng không được gì. B đợi mãi tới chiều tối, khi bóng đêm phủ sông Hoàng Phố, ánh đèn thưa thớt, khách uống trà dần thưa bóng, mới thấy A mặt trắng bệch, cùng 2 người khác hốt hoảng chạy tới. Hóa ra chủ nhân sợ A chạy trốn, nên không cho phép ông ra ngoài, A nhọc công thuyết phục, chủ nhân mới cho người cùng A đi tìm. B quan sát thấy họ quả thực là người mất đồ, bèn mỉm cười nghênh đón, nói rằng: “Các anh mất túi phải không? Tôi đợi các anh đã rất lâu rồi.”

Nói rồi bèn lấy túi da đưa lại cho họ. A cảm kích nước mắt ròng ròng, không biết nên cảm ơn B thế nào, bèn nói: “Không có huynh, tối nay chắc ta phải treo cổ tự vẫn!” Họ cùng trao đổi danh tính, A muốn lấy 1/5 số tiền cảm tạ B, nhưng B từ chối. A đổi thành 1/10, B vẫn không lấy, A đổi thành 1/100, B vẫn nghiêm mặt chối từ. A bèn nói: “Vậy tôi mời ông uống rượu nhé?” B vẫn kiên quyết không nhận. A bèn nói vậy sáng sớm ngày mai tiểu đệ sẽ chuẩn bị chút tiệc rượu sơ sài tại nơi đó, cung kính sư huynh nhân đức đại giá ghé thăm, không gặp không về. Nói xong, ba người về thẳng.

Quả nhiên sáng sớm hôm sau B đã tới. A đang định kính rượu cảm ơn, thì B đã giành nói lời cảm ơn trước, rằng: “May mà hôm qua ngài mất bạc, nhờ đó tôi mới giữ được cái mạng này! Hôm qua tôi vốn định là 1 giờ chiều sẽ đáp thuyền qua sông Hoàng Phố. Tới nay mới kinh hãi hay tin chiếc thuyền đó đã bị sóng dữ lật giữa dòng. 23 người trên thuyền lúc đó toàn bộ đều chết đuối!” Việc làm thiện của B đã cứu được 2 mạng người, mọi người nghe xong ai nấy đều tấm tắc khen kỳ diệu, thi nhau nâng ly chúc mừng A và B. Chủ nhân của A cho rằng B có phẩm chất đáng quý nhất của kẻ thương nhân là sự thành tín, bèn giữ B ở lại cùng đàm đạo hồi lâu và mời B về quản việc sổ sách. Chủ nhân và B rất tâm đầu ý hợp, vài tháng sau đã nhận B làm con rể mình. B được quý nhân trợ giúp, dốc sức buôn bán, lại kiếm được mấy trăm nghìn đồng bạc, trở thành phú ông.

Về số phận, cổ nhân có câu rằng: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, lại nói “Nhà tích thiện của cải có thừa, nhà tích ác tai ương có dư”. Vì sao cổ nhân lại cho rằng số phận của con người vừa không thể thay đổi, nhưng lại có thể thay đổi được? Là vì cổ nhân coi trọng nhân quả báo ứng, cho rằng vận mệnh không phải sự ngẫu nhiên, mà là điều tất yếu. Quy luật tất yếu của số phận đương nhiên con người không thể vi phạm, nhưng lại là điều mà con người có thể nhận thức và thuận theo. Lúc đó nếu B nảy sinh tư tâm, mang theo số bạc lớn đó vì mong đổi đời, liệu có thể thay đổi số phận của anh ta? Có vẻ như có thể mà lại không thể, B sẽ lên thuyền đúng giờ, căn bản không hề nghĩ được rằng số phận chết chìm giữa sông lại đang chờ đợi mình. Thiện niệm của B vừa động, dẫu mất đi số tiền lớn tự nhiên mà có, nhưng lại thuận ứng với quy luật thiện hữu thiện báo, mà thay đổi triệt để số phận của bản thân.

Từ một kẻ chết chìm trở thành phú ông, một niệm thiện ác vào thời khắc quan trọng, sẽ ảnh hưởng một trời một vực tới vận mệnh của bản thân. Vào thời khắc quan trọng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc điên cuồng bức hại Pháp Luân Công, chạy theo ác đảng hành ác, hay đưa cánh tay chính nghĩa trợ giúp, ủng hộ học viên Pháp Luân Công lương thiện, ôn hòa phản bức hại? Mỗi người đều đang đưa ra sự lựa chọn cho chính mình.

Theo Minh Huệ Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP