Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?

Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?

Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?

Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?

Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?
Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?
Thứ tư, 08-01-2025 03:48, (GMT+07:00)
Thị trường Chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2021?
28-05-2021 15:59

Đó là tiêu đề một bài báo của Forbes vài ngày trước, hàng loạt các tiêu đề tương tự như thế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo sớm cho thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ. Bong bóng giá TTCK đã hình thành chỉ là nó có thể lớn thêm đến đâu và bao giờ đổ vỡ thì chưa nhà đầu tư, tổ chức nghiên cứu nào có câu trả lời thuyết phục.

Trang Market Watch gần đây phân tích các dữ liệu cảnh báo của TTCK Mỹ, các động thái của quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dẫn tới khẳng định TTCK Mỹ hiện đang tồn tại các dấu hiệu trước khi vỡ bong bóng giống hệt như vụ nổ bong bóng công nghệ Dotcom hồi năm 2001. 

Không chỉ chuyên trang về đầu tư này cảnh báo tình trạng bong bóng giá TTCK, các lo ngại và phân tích chuyên gia về việc liệu bong bóng giá TTCK đã hình thành tới mức nào tại Mỹ, nó có thể nổ không.. đã xuất hiện trên khắp các mặt báo Forbes, Financial Times… Dù không thể khẳng định được hậu quả thực của bong bóng giá TTCK hay thời điểm mà quả bóng này có thể phát nổ, nhưng hiển nhiên bong bóng giá TTCK không phải là một lo ngại quá đáng của những người quan sát khó tính, ít lạc quan. 

Chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đã cực kỳ biến động trong 4 tuần qua. Sự biến động của TTCK Mỹ được cho là các nhà đầu tư  phản ứng với tin tức về đề xuất tăng thuế vốn của Tổng thống Biden, bình luận của bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, về lạm phát, các tweet của Elon Musk về bitcoin và báo cáo thất nghiệp hàng tuần. 

Tạp chí Forbes hài hước nhận định rằng "các nhà đầu tư đã đi tàu lượn siêu tốc, tự hỏi liệu sự sụt giảm đáng sợ của thị trường chứng khoán có sắp xảy ra hay không?"

Biến động nhưng vẫn giữ nguyên xu hướng tăng mạnh 

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones tăng 12,97% so với đầu năm và tăng tới 35,72% so với một năm trước đó khi số liệu về việc làm tốt hơn trong tuần trước. Chỉ số S&P mặc dù vừa giảm trong phiên ngày thứ Ba (hôm qua), nhưng đã tăng 11,87% so với đầu năm và 37,51% so với cùng kỳ 2020; một mức tăng tương tự chỉ số Dow Jones. Chỉ số Nasdaq, bị thống trị bởi cổ phiếu công nghệ, hôm qua giảm -12.26 (-0.09%). Chỉ số Nasdaq tăng ít nhất kể đầu năm 2021 (6,58%) nhưng đã tăng cao nhất so cùng kỳ 2020 (43,81%). 

Chỉ số chứng khoán Nasdaq (màu xanh) và Dow Jones (màu tím)  biến động lớn trong 4 tuần qua (nguồn Tradingview)

Dấu hiệu xấu "sự cố bong bóng" của nhóm cổ phiếu Big Tech  

TTCK được xem là sụp đổ khi giá cổ phiếu giảm đột ngột và bất ngờ khi phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế lớn, một sự kiện thảm khốc hoặc vỡ nợ bong bóng đầu cơ dài hạn có thể kích hoạt một cuộc suy thoái trên TTCK. 

Đương nhiên, sự sụp đổ của TTCK không phải là một đợt điều chỉnh thị trường thông thường. Dấu hiệu sụp đổ thị trường chứng khoán xảy ra khi chỉ số chứng khoán giảm 10% so với mức cao nhất trong 52 tuần (theo Forbes). 

Chỉ số Nasdaq Composite giảm xuống dưới mức trung bình của thị trường chứng khoán trong 50 ngày là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự cố bong bóng. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào Big Tech và rằng một cuộc suy thoái thị trường chứng khoán sắp xảy ra. 

Theo Forbes, thu nhập trên giá cổ phiếu (EPS) bình quân của 90% công ty thuộc S&P 500 đã tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, thay vì mức 20% dự kiến. 68% cổ phiếu đạt tốt hơn mức dự báo chung bởi một độ lệch chuẩn. Các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính và tiêu dùng đều có mức tăng trưởng EPS lần lượt là 135% và 187%. 

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã bắt đầu xu hướng giảm tốc tăng trưởng so với tháng trước. Nguyên nhân là giá đã quá cao so với thu nhập và lạm phát có thể khiến xu hướng đầu cơ vào TTCK sụt giảm mạnh, thậm chí vỡ nợ tín dụng đầu cơ. 

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) ngày 9 tháng 1 năm 2006 tại Thành phố New York. (Ảnh của Mario Tama / Getty Images)
Các nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) ngày 9 tháng 1 năm 2006 tại Thành phố New York. (Ảnh của Mario Tama / Getty Images)

Kỳ vọng đại dịch bùng phát trở lại sẽ là cứu cánh của TTCK 

Quá nhiều bất lợi cho thị trường chứng khoán như thuế vốn đề xuất tăng sốc (40%) bởi chính quyền ông Biden mới đây. Mức thuế vốn tăng sốc cao nhất trong lịch sử nước Mỹ khiến các phân tích thị trường tin rằng chính sách này sẽ tạo ra hậu quả nặng nề chẳng hạn như khởi động làn sóng tháo chạy khỏi các thị trường tài sản. Một cuộc khủng hoảng mới có thể đã được ông Biden châm ngòi trên đất Mỹ khi các thị trường tài sản, trong đó có TTCK bị sụp đổ. Chính sách này cũng khiến dòng vốn tốt nhất (dài hạn và giàu có nhất) của Mỹ dịch chuyển sang các thiên đường trốn thuế. 

Thêm vào đó, lạm phát đang bùng phát trở lại có thể khiến Fed phải tăng lãi suất vào phiên họp tới đây. Lãi suất tăng làm giảm đầu cơ, các cuộc gọi ký quỹ sẽ tăng mạnh trở lại ngay sau đó. Sự sụp đổ của TTCK có xác suất cao bởi giá đã tăng quá mức so với thu nhập của doanh nghiệp trong khi sức phục hồi của nền kinh tế thực chậm hơn nhiều so với sức tăng của thị trường chứng khoán. 

Các cổ phiếu Big Tech và ngân hàng đang trở thành mối đe dọa lớn trên TTCK nếu tình trạng đại dịch được khống chế và nền kinh tế phục hồi như kỳ vọng. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, đại dịch vẫn đang là ẩn số. Việc Mỹ phát hành 10 tỷ đô la dự trữ đã mang lại lợi ích cho các tổ chức tài chính. Tương tự như vậy, đại dịch coronavirus đã giúp các công ty Big Tech tăng doanh số bán hàng lên 19% và đạt tỷ suất lợi nhuận 24,2% trong quý trước, đẩy tỷ suất lợi nhuận của S&P 500 lên mức cao kỷ lục 11,6%.

Triển vọng cho năm 2021

Theo Forbes, các nhà phân tích đã nâng dự báo EPS bình quân năm 2021 từ $ 181 lên $ 193 và cho năm 2022 từ $ 197 lên $ 202. Tiết kiệm tăng, tiêu dùng gia tăng, kinh tế toàn cầu phục hồi, đòn bẩy hoạt động vững chắc và tăng trưởng GDP đang thúc đẩy sự điều chỉnh. Các chuyên gia dự đoán rằng GDP sẽ tăng trưởng 7% vào năm 2021 và 5% vào năm 2022, trong khi EPS bình quân sẽ tăng trưởng 35% vào năm 2021 và 5% trong những năm tiếp theo, khi GDP trở lại mức bình thường.

Nhiều khả năng trong quý 3 chúng ta có thể thấy sức mạnh hơn một chút so với quý 2 nhưng đà tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chậm lại đáng kể so với các quý trước. Điều này có thể tạo ra một sự hoảng loạn về mặt định giá và bong bóng thị trường chứng khoán có thể nổ (theo nhận định của Forbes). 

Lê Minh - Thanh Đoàn

Theo Forbes

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP