Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng
Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng
Thứ bảy, 04-01-2025 14:27, (GMT+07:00)
Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng
26-01-2022 14:57

Nỗ lực kiểm soát đầu cơ bất động sản của Bắc Kinh đã tác động làm Evergrande vỡ nợ. Khủng hoảng nợ Evergrande đã lan sang các nhà phát triển bất động sản khác. Trong khi đó, tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản Trung Quốc càng làm các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chìm sâu vào khó khăn. Kinh tế Trung Quốc do vậy mà trở nên tiêu điều.

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm, khủng hoảng nợ ngày một lan rộng

Một khu phức hợp nhà ở của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande ở Bắc Kinh, ngày 21/10/2021. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảm đạm

Theo báo cáo bổ sung về GDP từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, sản lượng bất động sản của nước này trong quý IV/2021 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Lĩnh vực xây dựng cũng chứng kiến ​​sản lượng giảm 2,1% trong cùng thời kỳ. 

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy thoái đã tác động đến nhiều khía cạnh kinh doanh của các nhà phát triển bất động sản như doanh số bán hàng, đầu tư bất động sản, khởi công xây dựng mới, mua đất và tài chính. Nhiều vấn đề đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong tháng 12, ngay cả sau khi chính quyền Trung Quốc nỗ lực tháo gỡ một số hạn chế về cấp vốn cho lĩnh vực này nhằm ổn định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Dữ liệu của NBS cho thấy toàn bộ GDP của Trung Quốc đã tăng 4% trong quý trước. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng hơn một năm.

Doanh số bán nhà trong tháng 12 đã giảm trong tháng thứ sáu liên tiếp, khi mà cuộc khủng hoảng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản không có nhiều dấu hiệu suy giảm.

Theo công ty Thông tin Bất động sản Trung Quốc (CRIC), doanh số bán nhà tính theo giá trị vào tháng 12/2021 của 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu cộng lại đã giảm mạnh - giảm 35% so với cùng kỳ năm trước, sau khi đã giảm 38% trong tháng 11.

Doanh thu của Evergrande cũng lao dốc - giảm 37% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi doanh thu của Fantasia giảm 38%, R&F giảm 18%, Shimao và Kaisa đều giảm hơn 10%.

Theo tổ chức nghiên cứu về bất động sản độc lập lớn nhất Trung Quốc, China Index Academy, giao dịch mua đất của 100 nhà phát triển hàng đầu đã sụt giảm 21,5% trong năm 2021. Các nhà phát triển thiếu tiền đang tạm dừng cuộc chơi trong khi lĩnh vực bất động sản hạ nhiệt nhanh chóng. Điều này gia tăng áp lực cho chính quyền các địa phương có nguồn thu chủ yếu dựa vào đấu giá đất.

Dữ liệu của NBS cho thấy tổng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực bất động sản đã tăng 4,4% vào năm 2021, thấp hơn mức tăng 7% của năm 2020.

Các công trình xây dựng mới, tính theo diện tích sàn, cũng suy giảm vào năm ngoái, thấp hơn 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức giảm rõ rệt hơn so với mức giảm 6,3% vào năm 2020.

Tờ Securities Times của nhà nước Trung Quốc đã dẫn lời ông Pan Hao, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Beike: “Lần đầu tiên sau 3 năm, doanh số bán nhà mới vượt qua lượng khởi công xây dựng mới tính theo diện tích sàn; trong khi đó, đầu tư vào bất động sản vẫn chưa chạm đáy".

Khủng hoảng nợ của Evergrande lan sang các nhà phát triển bất động sản khác

Các biện pháp của Bắc Kinh nhằm kiểm soát đòn bẩy tài chính của các nhà phát triển bất động sản được áp dụng từ quý III/2021 đã làm trầm trọng thêm vấn đề thanh khoản tại Evergrande, và khiến khủng hoảng nợ lây lan sang các nhà phát triển bất động sản khác.

Trong thập kỷ qua, chính quyền Trung Quốc đã phụ thuộc vào nợ để thúc đẩy tăng trưởng, điều này làm các lỗ hổng tài chính ngày một trầm trọng.

Bloomberg dẫn lời ông Wei Liang Chang, một chiến lược gia về các vấn đề vĩ mô tại DBS Bank: “Rủi ro đang gia tăng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Bằng chứng cho việc này là ngay cả các nhà phát triển bất động sản được đánh giá cao cũng phải chịu các điều kiện tái cấp vốn khắc nghiệt".

Vào tuần trước, nhà phát triển bất động sản Quảng Châu R&F đã bị Fitch Ratings hạ cấp xuống mức vỡ nợ giới hạn (chỉ những công ty đã vỡ nợ nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể) sau khi công ty này tiến hành "một vụ dàn xếp nợ xấu" (đàm phán về các điều khoản thanh toán nợ xấu với chủ nợ). Nhà phát triển bất động sản Shimao đã bị S&P Global hạ cấp xuống mức rác trên thị trường tài chính, thấp hơn hẳn mức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu của công ty này chỉ vài tháng trước đó.

Theo CRIC, vào năm 2021, số tiền nợ của 100 nhà phát triển bất động sản lớn nhất đã giảm 26%, lần giảm đầu tiên trong 5 năm, với mức giảm 48% vào tháng 12. Công ty này cho biết thêm rằng, nợ đáo hạn trong năm nay của 100 công ty kể trên đạt khoảng 94 tỷ USD.

Theo CRIC, “rất khó để các công ty bất động sản, vốn đang gặp nhiều vấn đề, cải thiện đáng kể tình hình tài chính, và áp lực quay vòng vốn có thể tiếp tục gia tăng”.

Theo ngân hàng đầu tư Nomura, Evergrande là ví dụ điển hình của một quả bom nợ với khoản nợ 300 tỷ USD ở trong và ngoài nước. Nợ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đạt khoảng 5 nghìn tỷ USD. Đây là con số gần tương đương với toàn bộ sản lượng của nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Lần đầu tiên kể từ tháng 04/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm chi phí vay của các khoản vay trung hạn vào ngày 17/01. Động thái này khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng, trong năm nay Bắc Kinh sẽ nới lỏng hơn chính sách tiền tệ nhằm hạn chế rủi ro vỡ nợ ngày càng cao của các nhà phát triển bất động sản.

Bảo Nguyên

Nguồn The Epoch Times

Bản tiếng Việt đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP