Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình

Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình

Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình

Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình

Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình
Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình
Thứ bảy, 04-01-2025 15:22, (GMT+07:00)
Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng tiến của Tập Cận Bình
11-07-2019 07:58

Vương Quân (Wang Jun), con trai nguyên lão Vương Chấn (Wang Zhen) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã qua đời vào tháng trước, dư luận người Trung Quốc đã chú ý so sánh giữa tang lễ lặng lẽ này với tang lễ long trọng của con nguyên lão Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) là Diệp Tuyển Ninh (Ye Xuanning). Có tin tiết lộ từ truyền thông Mỹ rằng, từ chuyện người cha của lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình được sửa án oan cho đến con đường thăng quan của họ Tập đều liên quan mật thiết đến sự giúp đỡ của gia đình Diệp Kiếm Anh, trong đó Diệp Tuyển Ninh, nhân vật được xem như thủ lĩnh “Thái tử Đảng”, luôn là “quân sư” đứng sau.

Ông Tập Cận Bình khi đang làm Phó Bí thư tỉnh uỷ Phúc Kiến năm 1997. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 05/07, Đài Á châu Tự do (RFA) đã cho công bố bài viết của blogger Cao Tân chỉ ra, tang lễ con trai của Diệp Kiếm Anh là Diệp Tuyển Ninh (qua đời vào ngày 10/07/2016) được tổ chức đặc biệt long trọng. Ông Tập Cận Bình đã đích thân gửi tin nhắn chia buồn đến vợ ông Diệp Tuyển Ninh. Khi còn sống, cấp bậc cao nhất của ông Diệp Tuyển Ninh chỉ là Thiếu tướng, vậy mà khi qua đời lại được ba vị Tổng Bí thư và bốn vị Thủ tướng, cũng như tất cả các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm gửi vòng hoa chia buồn, nghi thức tang lễ không khác gì một lãnh đạo nhà nước. Ngoài ra, trong nghi thức tang lễ Diệp Tuyển Ninh còn có đãi ngộ đặc biệt mà ngay cả “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của Trung Quốc khi qua đời cũng không có được: người chú của ông Tập Cận Bình là Tập Chính Ninh (Xi Zhengning) đã đặc biệt đại diện cho toàn gia đình họ Tập đến chia buồn, còn bên trái thi thể ông Diệp Tuyển Ninh thì treo bia giấy tưởng niệm của bà Tề Tâm (Qixin), thân mẫu ông Tập Cận Bình.

Bài viết cho rằng, điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của ông Diệp Tuyển Ninh đối với  ông Tập Cận Bình cũng như toàn gia đình ông Tập.

Tháng 10/1976, ngay sau khi bắt “tứ nhân bang”, phụ tá Diệp Kiếm Anh của lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng) đã cử con trai thứ hai là Diệp Tuyển Ninh đến thăm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang). Bài viết chỉ ra, trên thực tế khi đó ông Diệp Tuyển Ninh đã đóng vai trò là “quan chức liên lạc” của Diệp Kiếm Anh, trước và sau khi Mao Trạch Đông qua đời, liên lạc bí mật giữa Diệp Kiếm Anh với các nguyên lão ĐCSTQ như Đặng Tiểu Bình, Vương Chấn, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, đều thực hiện thông qua Diệp Tuyển Ninh.

Thời điểm đó, ngay cả sau khi thế lực “tứ nhân bang” sụp đổ vào tháng 10/1976 thì người cha của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân vẫn đang chịu cải tạo lao động tại Lạc Dương. Ngày 21/08/1977, ông Tập Trọng Huân đã lần lượt viết thư cho ông Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang và Vương Chấn, ngày 24/08/1977 ông Tập Trọng Huân đã viết thư cho Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ Hoa Quốc Phong cùng các Phó Chủ tịch gồm Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng, yêu cầu được sửa lại án oan của mình.

Tác giả chỉ ra, khi đó người vợ của ông Tập Trọng Huân là bà Tề Tâm nhận thấy một số cán bộ kỳ cựu từng bị bức hại đều lần lượt được hồi phục chức vụ, trong khi ông Tập Trọng Huân lại chưa được nên trong lòng đầy bức xúc. Nhiều lần bà Tề Tâm dắt theo con gái Kiều Kiều đi qua lại giữa Bắc Kinh và Lạc Dương. Họ đã nhiều lần tìm gặp phó thủ tướng Vương Chấn (Wang Zhen), sau đó cũng tìm gặp các lãnh đạo Hồ Diệu Bang và Diệp Kiếm Anh. Đầu năm 1978, bà Tề Tâm đến Ban Tổ chức Trung ương để tìm gặp Trưởng ban mới khi đó là ông Hồ Diệu Bang để thỉnh cầu.

Tác giả chỉ ra, theo chia sẻ từ người bạn của ông Hồ Đức Bình (Hu Deping), thực tế khi đó bà Tề Tâm cùng con gái đi kêu oan ở Bắc Kinh hoàn toàn bế tắc, và ông Tập Cận Bình (khi đó là sinh viên) mới nghĩ cách liên lạc với con trai trưởng của ông Hồ Diệu Bang là ông Hồ Đức Bình. Còn bản thân ông Hồ Diệu Bang từ sau khi nhậm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương vào tháng 11/1977, vì quá nhiều người tìm gặp khiếu nại sửa án oan nên ông Hồ Đức Bình trở thành “quan chức liên lạc”, vậy là nhờ đó ông Tập Cận Bình cùng người mẹ Tề Tâm được bí mật gặp riêng ông Hồ Diệu Bang tại nhà.

Trong thời gian bà Tề Tâm cùng con gái đi “thỉnh nguyện” ở Bắc Kinh, ông Diệp Tuyển Ninh được người cha Diệp Kiếm Anh ủy thác đến thăm, đã báo cho cho họ cùng ông Tập Cận Bình biết tin rằng “chỉ cần ông Vương Chấn bỏ qua chuyện cũ thì đồng chí Tiểu Bình cũng sẽ không còn là trở ngại nữa”.

Vậy là bà Tề Tâm lại dẫn theo hai người con Tập Cận Bình và Kiều Kiều mang thư nhận lỗi của ông Tập Trọng Huân gửi được đến ông Vương Chấn, thừa nhận ông Tập Trọng Huân chịu trách nhiệm chính trong chuyện oan ức trước đây của ông Vương Chấn và “thành khẩn nhận sai lầm”, kết quả là sau đó ông Đặng Tiểu Bình đã ra công lệnh cho “giải oan hoàn toàn” vì ông Vương Chấn, cùng thời điểm tháng 03/1978 qua công lệnh cho phép sửa án oan hoàn toàn vì Vương Chấn, ông Tập Trọng Huân mới được ông Đặng Tiểu Bình bổ nhiệm chức vụ hữu danh vô thực là ủy viên Chính hiệp (Quốc hội) và được thông báo về cái gọi là “phục hồi sinh hoạt đảng bộ”. Còn việc chính thức công bố giải oan chính trị cho ông Tập Trọng Huân thì diễn ra vào tháng 08/1979.

Ngày 22/02/1978, dưới hỗ trợ của một quan chức Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, ông Tập Trọng Huân lên xe lửa trở về Bắc Kinh. Ngày hôm sau, ông Diệp Kiếm Anh lại cho người con là Diệp Tuyển Bình thay mặt đến thăm. Vào ngày 26, người con khác của ông Diệp Tuyển Ninh lại đón ông Tập Trọng Huân tại nhà riêng. Trong số tất cả các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ lúc bấy giờ, ông Diệp Kiếm Anh là người đầu tiên đến thăm gặp ông Tập Trọng Huân.

Vào đầu năm 1979, ông Tập Cận Bình phải đối mặt vấn đề “phân bổ tốt nghiệp” của Đại học Thanh Hoa, theo chính sách tuyển sinh của trường khi đó thì “người nào đến từ nơi nào phải quay trở lại nơi đó”, còn hộ khẩu của ông Tập Cận Bình năm 1975 khi được chọn vào Đại học Thanh Hoa là từ Diên An – Thiểm Tây chuyển đến Bắc Kinh, vì vậy theo lý phải đưa ông Tập trở lại Thiểm Tây. Nhưng khi đó ông Tập Cận Bình không chỉ ở lại Bắc Kinh mà còn được vào Văn phòng Chính phủ và Quân ủy Trung ương.

Giới “Thái tử Đảng” có đồn tin rằng, sau khi ông Tập Trọng Huân được phục hồi chức vị đã được ông Diệp Kiếm Anh nâng đỡ bố trí phụ trách tỉnh Quảng Đông, khi ông Diệp Tuyển Ninh cùng người cha đến thị sát Quảng Đông đã nhắc về tình hình gia đình Tập Trọng Huân, ông Tập Trọng Huân báo cáo rằng sau khi ông đến Quảng Đông thì cô con gái Kiều Kiều đã đi cùng với thân phận là thư ký, còn bà Tề Tâm ở lại Bắc Kinh, ông hy vọng con trai Tập Cận Bình sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa sẽ được ở lại Bắc Kinh cùng mẹ.

Vậy là ông Diệp Kiếm Anh cho người con Diệp Tuyển Ninh liên lạc với Thư ký trưởng Quân ủy Trung ương Cảnh Tiêu (Geng Biao) để sắp xếp cụ thể nơi đến cho ông Tập Cận Bình, còn Cảnh Tiêu cũng nhanh chóng cho biết đây là ứng viên hay nhất cho vị trí thư ký chính trị của Cảnh Tiêu. Nửa cuối tháng 03/1979 ông Tập Cận Bình đã đến trình diện Văn phòng Quân ủy Trung ương.
Ngay từ năm 1946 Cảnh Tiêu đã từng bám theo Diệp Kiếm Anh, tham gia Ban Điều hành hòa giải quân sự Bắc Bình, giữ chức phó tham mưu đoàn đại biểu ĐCSTQ, và là đại biểu Ban chấp hành Tứ Bình của ĐCSTQ. Sau khi thành lập ĐCSTQ, Cảnh Tiêu trở thành nhà ngoại giao đầu tiên được chọn từ giới cán bộ quân sự cấp cao, từng là Đại sứ Trung Quốc tại các nước như Thụy Điển, Pakistan, Myanmar, Albania, sau Cách mạng Văn hóa lại được bổ nhiệm làm Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ. Trong quá trình bắt giữ bà Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, hồi năm 1976, Cảnh Tiêu đã thực hiện mệnh lệnh bí mật của Diệp Kiếm Anh, ngay thời gian đầu đã nhanh chóng kiểm soát tất cả các cơ quan truyền thông trung ương như đài phát thanh và truyền hình, báo chí và Tân Hoa Xã. Thời điểm đó, người được Diệp Kiếm Anh cử đi liên lạc bí mật với Cảnh Tiêu chính là người con trai Diệp Tuyển Ninh.

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất ĐCSTQ khóa 11 vào năm 1977, Cảnh Tiêu được Diệp Kiếm Anh tiến cử làm Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời được chính thức bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng tại Đại hội Nhân đại vào năm sau đó; từng phụ trách công việc ngoại giao, quân sự, hàng không dân dụng, du lịch.

Sau khi Cảnh Tiêu bị Đặng Tiểu Bình tước mất chức Thư ký trưởng Quân ủy Trung ương, nghe đâu ông Tập Cận Bình sau khi tham kiến “quân sư” Diệp Tuyển Ninh mới dứt khoát trở về cơ sở địa phương. Tác giả Cao Tân kết luận, việc ông Tập Cận Bình từng bước thăng tiến chính trị tại trung ương, vào những thời điểm quan trọng đều có trợ giúp của Diệp Tuyển Ninh.

Tập Cận Bình và Diệp Tuyển Ninh. (Nguồn: Internet)

Diệp Tuyển Ninh khiến Giang Trạch Dân lo ngại, giúp Tập Cận Bình khuất phục giới nguyên lão

Trước đây tác giả Cao Tân đã công bố bài viết trên Đài Á châu Tự do chỉ ra, nguyên soái ĐCSTQ Diệp Kiếm Anh, người được mệnh danh là “vua phương Nam”, tuy đã qua đời từ lâu nhưng thế lực chính trị của gia đình ở Trung Quốc vẫn không bị suy yếu gì đáng kể. Đặc biệt là Diệp Tuyển Ninh, người được biết đến như là thủ lĩnh tinh thần của giới “Thái tử Đảng” ĐCSTQ, đã đóng vai trò gắn kết nội bộ trong giới “Thái tử Đảng” ĐCSTQ, khiến lãnh đạo ĐCSTQ một thời là ông Giang Trạch Dân đặc biệt dè chừng.

Đầu những năm 1980, các lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và Vương Chấn đã cùng thảo luận cho mời Vinh Nghị Nhân (Rong Yiren) tham chính, tổ chức lĩnh vực ủy thác quốc gia. Khi mới thành lập Công ty Ủy thác Quốc tế Trung Quốc do họ Vinh lãnh đạo, việc xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc Đại lục hoàn toàn do công ty này quản lý, nhưng không lâu sau đã dẫn đến việc thành lập hai công ty lớn nhất của quân đội là Khoa học Kỹ thuật Bảo Lợi (Poly Technology) và Công nghiệp Khải Lợi (Kelly Industrial). Khoa học Kỹ thuật Bảo Lợi do thế hệ con cháu của Vương Chấn và Đặng Tiểu Bình kiểm soát, sau khi thế hệ con cháu Vương Chấn hoàn toàn kiểm soát Tập đoàn Ủy thác Quốc tế Trung Quốc thì Khoa học Kỹ thuật Bảo Lợi giao lại hết cho nhà họ Đặng. Còn Công nghiệp Khải Lợi giao cho Diệp Tuyển Ninh, người vừa được bổ nhiệm làm phó Ban đối ngoại của Tổng cục Chính trị thuộc Quân đội, vừa là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công ty.

Dư luận đồn rằng, danh hiệu “thủ lĩnh tinh thần” của “Thái tử Đảng” dành cho Diệp Tuyển Ninh xuất phát từ con gái của nguyên lão Trần Vân là Trần Vĩ Lực; còn con trai cả của ông Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương thì từng chia sẻ khiêm tốn: Tôi mà so sánh với Tuyển Ninh thì ví như một người trên trời một người dưới đất. Thời đó ở Bắc Kinh đồn đại rằng, “nhiều thái tử Đảng chỉ phục Diệp Tuyển Ninh”. Vào những năm 1980 giới con cháu nguyên lão ĐCSTQ còn đồn rằng Đặng Tiểu Bình là người hiểu rõ nhất Diệp Tuyển Ninh là kẻ bất thường, thậm chí còn cho rằng “không thể trọng dụng người này, một khi người này có thể lực thì đất nước sẽ hỗn loạn”.

Diệp Tuyển Ninh chính thức mặc đồng phục quân đội vào năm 1984, năm 1988 khi ĐCSTQ khôi phục chế độ quân hàm và lần đầu trao quân hàm thì Diệp Tuyển Ninh đã được quân hàm Thiếu tướng. Một sĩ quan quân đội có 4 năm trong quân ngũ đã được hàm Thiếu tướng là cực kỳ hiếm có. Năm 1990, Diệp Tuyển Ninh nhậm chức Trưởng ban Liên lạc Tổng cục Chính trị, rất có thế lực. Các nguồn tin trong quân đội tiết lộ, sau khi ông Giang Trạch Dân nhậm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương năm 1989 đã rất nhiều lần thăm Tổng cục Chính trị nhưng chỉ có một lần có mặt Diệp Tuyển Ninh, khi đó Giang Trạch Dân đã chắp tay “hành lễ” và chào “ông chủ”.

Tin đồn còn cho rằng, những thuộc cấp theo Diệp Tuyển Ninh, chưa bao giờ gọi Diệp Tuyển Ninh là trưởng ban mà luôn gọi là “ông chủ”.

Ban liên lạc của Tổng cục Chính trị ĐCSTQ là cơ quan tình báo đặc biệt, ngoài Tổng cục Tình báo. Đã có tin đồn rằng sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012, danh sách nhân sự bí mật ẩn nấp ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm mà Diệp Tuyển Ninh vẫn nắm giữ đã được trao toàn bộ lại cho ông Tập Cận Bình, điều này được ví von là “tặng Tập ba nghìn quân mai phục”.

Theo tiết lộ trong bài viết của Cao Tân, Diệp Tuyển Ninh cũng đã trao cho ông Tập Cận Bình bằng chứng về tài khoản riêng của tất cả các lãnh đạo hàng đầu trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị các khóa trước. Điều này khiến ông Tập Cận Bình dễ dàng nắm được điểm yếu của hầu hết các cựu lãnh đạo cũng như lãnh đạo còn tại nhiệm của ĐCSTQ. Bài viết chỉ ra rằng đây là lý do quan trọng nhất khiến uy danh trong Đảng của ông Tập Cận Bình bất ngờ trỗi dậy mà không ai dám chống đối.

Trí Đạt - Theo trithucvn.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP