Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”

Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”

Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”

Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”

Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”
Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”
Thứ tư, 01-01-2025 17:30, (GMT+07:00)
Thế Giới Di Động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm “bất khả kháng”
12-10-2021 15:21

Vụ việc Thế Giới Di Động (TGDĐ) thời gian vừa qua có 2 “Công văn gửi Quý Đối tác mặt bằng”, qua đó tự ý giảm tiền thuê nhà, biến chủ nhà đang bị nợ tiền bỗng chốc trở thành ‘con nợ’, đã gây xôn xao dư luận. Hành động từ phía TGDĐ được các luật sư đánh giá là trái luật, từ đó tạo nên cuộc khủng hoảng truyền thông thứ 2 cho CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG).

Thế giới di động biến chủ nhà thành con nợ nhờ bóp méo khái niệm ‘bất khả kháng’

Cách làm tự ý giảm tiền thuê mặt bằng của Thế giới di động bị đánh giá là ‘cực đoan’, ‘ép buộc’, gây mất niềm tin nơi người tiêu dùng. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tóm tắt diễn biến sự việc

Ngày 02/08, phía TGDĐ gửi công văn đến các chủ mặt bằng đề nghị: "Không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước. Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch. Thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2021 đến 1/8/2021, tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ tiếp tục áp dụng cho đến hết hợp đồng thuê nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, cửa hàng buộc đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng”.

Ngày 06/10, lấy lý do đã đến kỳ thanh toán tiền mặt bằng nhưng chưa nhận được phản hồi từ bên cho thuê về công văn ngày 02/08, TGDĐ ra thêm công văn mới, được đánh giá như một ‘tối hậu thư’, nhắc lại nội dung công văn trước và yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25/10/2021. Sau ngày 25/10, nếu chủ nhà không có bất kỳ phản hồi nào, công ty sẽ “xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký". 

Tuy nhiên, ngay từ tháng 9, TGDĐ đã tự cắt giảm một phần tiền thuê theo tỷ lệ tự ấn định (theo công văn) và chuyển phần tiền còn lại vào tài khoản của bên cho thuê.

Sự việc đã trở thành đề tài bàn tán nóng hổi khi ông T.K.M., chủ mặt bằng ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày 29/09 đăng bài tố cáo TGDĐ trả thiếu tiền thuê mà không hề thông qua ý kiến của ông. Theo đó, ông M. chỉ nhận được hơn 24 triệu đồng sau bị TGDĐ giảm trừ hơn 50 triệu đồng. Trong khi theo hợp đồng đã ký kết, không có bất kỳ điều khoản nào về việc TGDĐ được tự ý giảm tiền thuê mặt bằng, và TGDĐ cần thanh toán cho ông M. 75 triệu đồng.

Ông M. chỉ nhận được từ Thế giới di động hơn 24 triệu đồng trong 75 triệu đồng tiền thuê mặt bằng theo hợp đồng. (Ảnh: ông T.K.M.)
Ông M. chỉ nhận được từ Thế giới di động hơn 24 triệu đồng trong 75 triệu đồng tiền thuê mặt bằng theo hợp đồng. (Ảnh: ông T.K.M.)

"Họ gửi công văn ‘sốc hông’, ‘ra lệnh’, nghĩ chủ nhà thất thế nhưng tôi không nghèo. Nếu lúc trước họ thương lượng tử tế thì tôi sẵn sàng giảm 50% phí thuê nhà trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16, giờ thì một đồng cũng không", ông M. chia sẻ.

Không chỉ ông M., nhiều chủ mặt bằng là những đối tác cho thuê của TGDĐ cũng liên tục lên tiếng trên các trang mạng xã hội, ví dụ như trường hợp của bà T.B. - chủ một mặt bằng hơn 580m2 tại quận 12, TP.HCM. Theo hợp đồng, mỗi tháng bà B.L. sẽ nhận được 88 triệu đồng tiền thuê. Vào kỳ thanh toán tháng 6 và 7/2021, bà B.L. đã nhận được tổng cộng 176 triệu. Tuy nhiên, hiện bà chưa nhận được thanh toán cho tháng 8 và 9, và theo thông báo mới từ TGDĐ, bà T.B thậm chí 'nợ ngược' TGDĐ hơn 130 triệu đồng.

Đang từ chủ nợ, bà T.B bỗng chốc
Đang là chủ nợ, bà T.B bỗng chốc 'nợ ngược' Thế giới di động hơn 130 triệu đồng. (Ảnh: bà T.B)

Công văn của TGDĐ có đúng luật?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chia sẻ trên báo Đại đoàn kết rằng: Hợp đồng thuê mặt bằng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê. Theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ giao mặt bằng cho bên thuê, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê.

“...việc TGDĐ tự ý phát hành công văn giảm giá tiền thuê và tự thanh toán tiền thuê theo các văn bản này, được cho là thanh toán tiền thuê không đủ, không đúng với hợp đồng thì bị xem là vi phạm nghĩa vụ thanh toán”, ông Tuấn nói.

“TGDĐ có quyền yêu cầu giảm giá cho thuê mặt bằng nhưng cần phải thực hiện đúng quy định pháp luật. Việc tự ý thanh toán thiếu tiền thuê và áp đặt giảm giá như họ đã thực hiện trong thời gian qua là chưa đúng quy định của pháp luật, vi phạm hợp đồng. Điều này khiến chủ cho thuê mặt bằng có thể ngay lập tức khởi kiện yêu cầu thanh toán tiền thuê”, ông Tuấn chia sẻ thêm.

Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Bùi Quang Nghiêm - Giám đốc Công ty Luật Nghiêm & Chính - nhận định: "Đọc thông tin trên tôi có cảm giác TGDĐ ‘như một cơ quan công an’ là có quyền ra thông báo cho người khác mà không phải là quan hệ dân sự giữa người đi thuê mặt bằng với phía cho thuê. Trong khi hợp đồng thuê bất động sản này là quan hệ bình đẳng cả về pháp luật lẫn đạo đức, quy tắc xã hội”. 

Một đánh giá khác là từ luật sư Trương Thanh Đức, đăng trên báo Doanh nghiệp tiếp thị. Ông Đức cho hay: Dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật, nhưng được áp dụng vào trường hợp nào, mức độ nào mới là quan trọng.

"Nếu nói vì bất khả kháng mà không trả tiền thuê nhà, thì khác gì bạn bảo với chủ nhà rằng, vì tôi thất nghiệp nên đương nhiên không phải trả tiền nhà, hay nói với ngân hàng rằng, vì tôi thua lỗ nên khỏi thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay ngân hàngKhi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì chỉ cho phép trả chậm mà không bị phạt quá hạn, chứ vẫn có nghĩa vụ trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận cụ thể về việc được miễn giảm số tiền phải trả", theo luật sư Đức.

Liên tiếp 2 cuộc khủng hoảng truyền thông

Rắc rối kể trên của TGDĐ không phải là sự cố duy nhất mà công ty này đã tạo ra trong năm nay. Vào hồi tháng 6 và tháng 7, Bách Hóa Xanh - thuộc MWG - đã nhận rất nhiều chỉ trích từ phía người tiêu dùng khi chuỗi siêu thị này tăng giá quá cao so với thị trường, niêm yết sai giá, hoặc không niêm yết giá,…  Vào thời điểm đó, TP. HCM và các tỉnh miền Nam đang thực hiện giãn cách xã hội diện rộng và các chợ truyền thống phải đóng cửa.

Hanoi, VIET NAM: An employee arranges frozen chicken on sale at a supermarket in Hanoi on 10 March 2006. Vietnam's poultry sector has been ravaged by bird flu, but a lull in infections has left producers divided on whether to slow down or forge ahead and revolutionise the industry. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)

Vào hồi tháng 6 - 7/2021, Bách Hóa Xanh đã nhận rất nhiều chỉ trích từ phía người tiêu dùng khi chuỗi siêu thị này tăng giá quá cao so với thị trường, niêm yết sai giá, hoặc không niêm yết giá,… (Ảnh minh họa: HOANG DINH NAM/AFP qua Getty Images)

Câu chuyện liên quan đến Bách Hóa Xanh vừa mới hạ nhiệt thì đến lượt TGDĐ nhận vô số chỉ trích là ‘kẻ cả’, ‘áp đặt’ từ phía dư luận. Cho đến nay, MWG vẫn chọn cách im lặng, không đưa ra lời giải thích chính thức nào.

Quay trở lại năm 2020, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch MWG - từng chia sẻ: Tỷ lệ chi phí mặt bằng/doanh thu của mỗi cửa hàng TGDĐ chỉ khoảng 1,5-2% (trong khi với FPT là khoảng 4-5%). "Tại sao tỷ lệ chi phí mặt bằng/doanh thu của chúng tôi thấp hơn, đơn giản vì doanh thu của mình cao hơn thiên hạ, vậy thôi. Nếu 2 cửa hàng đối diện nhau chắc chắn doanh thu TGDĐ có thể gấp 1,5, thậm chí gấp 2 lần của đối thủ cạnh tranh. Điều này không có nghĩa tôi đè chủ nhà ra bắt họ cho thuê rẻ, bởi đây là quan hệ thương lượng, đâu ai đè được ai. Thậm chí tôi có cảm giác còn trả cao hơn người khác 10-15% bởi mình đang lấy vị trí chiến lược và sẵn sàng trả hơn để lấy nó".

Tuy nhiên đến năm 2021, khi làn sóng thứ 4 của Covid-19 tác động nặng nề đến các doanh nghiệp, những cửa hàng ở vị trí đắc địa nhất của TGDĐ lại chịu tổn thương nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân là những cửa hàng này chủ yếu nằm ở thành phố lớn và phải dừng hoạt động theo lệnh giãn cách xã hội. 

Chứng kiến doanh thu lao dốc, TGDĐ tìm mọi cách cắt giảm phí thuê. Ông Tài từng chia sẻ trên Shark Tank Forum 2020 rằng: "Thấy một chi phí thuê lớn thì tìm cách để cắt nó đi. Theo các bạn tài chính thì tiền thuê mặt bằng là một chi phí cố định (Fixed Cost), nghĩa là đã trả thì không thể đổi được. Chúng tôi sẽ cho nó thành biến phí (Variable Cost), đi một vòng và lấy về 200 tỷ tiền thuê”.

Tuy nhiên, cách làm hiện nay của TGDĐ bị đánh giá là ‘cực đoan’, ‘ép buộc’, biến mối quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi với bên cho thuê thành mối quan hệ kẻ thua người thắng. Khi dịch bệnh và các chính sách chống dịch khắc nghiệt đang tạo nên cơn khủng hoảng niềm tin kinh doanh và việc làm trên toàn quốc, thì TGDĐ và Bách Hóa Xanh lại ‘chủ động’ gây mất niềm tin nơi người tiêu dùng.

Nhìn vào báo cáo tài chính, doanh thu thuần hợp nhất lũy kế 8 tháng đầu năm của MWG đạt 78.495 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu online đóng góp hơn 7.540 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.006 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Với kết quả này, rõ ràng MWG không cần phải ‘tự tạo ra’ 2 cuộc khủng hoảng truyền thông liên quan đến TGDĐ và Bách Hóa Xanh, từ đó mới giữ được niềm tin nơi khách hàng trong cơn bĩ cực.

Chi Anh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP