‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!
‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!
Thứ bảy, 28-12-2024 14:16, (GMT+07:00)
‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!
22-02-2022 16:14

Anh Hiếu tin vào khoa học hiện đại, cho rằng “thấy mới tin, không thấy không tin”, nhưng một cuốn sách đặc biệt đã thay đổi quan niệm của anh.

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!

Anh Hiếu là người rất tin tưởng vào khoa học, nhưng một cuốn sách đặc biệt đã thay đổi quan niệm của anh (ảnh nhân vật cung cấp)

 

Anh Phạm Ngọc Hiếu, 29 tuổi, ở Bắc Giang, từng là người rất tin tưởng vào khoa học; những gì liên quan đến tâm linh như Thần Phật, sự mầu nhiệm thì anh đều coi là mê tín. Anh cho rằng: 

“Chết là hết. Khi sống thì phải phấn đấu hết mình cho công danh, sự nghiệp, có tiền ắt có tất cả. Những gì khoa học đã chứng minh là hoàn toàn chính xác. Bí mật nào rồi cuối cùng khoa học cũng tìm ra. Cho nên tôi không tin có Thần Thánh…

Tôi cũng từng được các bạn bên Đạo Tin lành mời đến nhà thờ nghe giảng. Khi họ nói Chúa tạo ra con người và muôn loài, tôi đặt các câu hỏi: Bằng chứng tiến hóa từ vượn của nhà khoa học là sai sao? Ai chứng minh có thiên đàng và địa ngục? Nó như thế nào, sao tôi không nhìn thấy? Không ai trả lời được nên tôi không tin điều gì hết…” 

Chứng kiến bố mẹ khỏe mạnh mà không cần uống thuốc

Anh Hiếu là người rất năng động, thích khám phá và phát triển bản thân. Anh không thích cuộc sống tù túng mà muốn được va chạm và trải nghiệm. Vì vậy, đang học năm thứ hai trường Cao đẳng y Thái Bình, anh bảo lưu kết quả và xin bố mẹ để được trải nghiệm cuộc sống 2-3 năm. Sau đó anh lên Buôn Ma Thuột lập nghiệp, rồi vào Sài Gòn, tiếp đến lại quay ra Hà Nội. Anh làm đủ các nghề, miễn là được học hỏi và có thu nhập.

Thấy mới tin, không thấy không tin; Nhân quả không phải thấy mới tin; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà
Anh Hiếu là người năng động và rất thích trải nghiệm (ảnh: Nguyện Ước)

Cũng như bao thanh niên hiện đại khác, anh có niềm tin tuyệt đối vào khoa học. Anh cho rằng điều gì “thấy mới tin, không thấy không tin”, thậm chí có việc anh nhìn thấy rồi mà khoa học chưa giải thích được thì anh cũng không tin. Anh tâm sự:

“Bố mẹ tôi đều là nông dân chân chất, thật thà. Bố mẹ có chút tuổi nên thân thể mệt mỏi, bệnh tật. Dù bệnh men gan, tiểu đường, dạ dày, huyết áp, xương khớp, máu nhiễm mỡ… không nặng nhưng cũng tốn tiền điều trị, nay ốm mai đau. 

Rồi một ngày mẹ tôi gọi điện: ‘Bố mẹ tập môn này tốt lắm, bệnh tật khỏi hết rồi’. Những ngày về nhà, bố mẹ liên tục nói về sự tốt đẹp của môn tập. Tôi cũng chứng kiến tận mắt thấy sự thay đổi của bố mẹ cả về tâm tính lẫn sức khỏe trong suốt 2 năm liền. Bố mẹ không dùng thuốc, không đến bệnh viện, người khỏe, da dẻ hồng hào, trẻ lại…”

Thấy mới tin, không thấy không tin, nhưng tôi thấy rồi cũng không tin’

“Bố mẹ vì chứng kiến sự hồi phục bệnh tật kì diệu của bác tôi (anh trai mẹ tôi) nhờ tập Pháp Luân Công nên cũng tập thử; đầu tiên là bố tôi tập, sau thấy tốt quá nên mẹ cũng vào tập. Rồi lần lượt bà nội, cô dì chú bác hai bên nội ngoại đều tập và hiệu quả thấy rõ. Tôi thấy tất cả nhưng tôi vẫn không tin!

Vì sao tôi không tin? Tôi không tin có điều kỳ diệu. Tôi cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do lối sống, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không tốt. Mọi người khỏi bệnh khi tập là do tác dụng của quá trình điều trị thuốc từ trước. Giờ tâm lý có phần thoải mái hơn nên ăn may khỏi bệnh.

Bố mẹ thuyết phục tôi: ‘Bố mẹ tu thấy môn này tốt quá. Con hãy vào tu luyện để được hưởng lợi ích’.

Mẹ tôi nôn nóng, thấy điều tốt muốn cho con mình cũng đắc được nên thường gọi điện thúc giục. Tôi luôn đẩy ra. Tôi nói: ‘Bố mẹ thấy tốt thì cứ tu luyện đi. Con còn trẻ, con không có bệnh, con còn hoài bão của mình. Bao giờ con già con sẽ tập’.

Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công
Anh Hiếu bị đau ở tay do chơi cầu lông, chữa trị nhiều nơi mà không hết (ảnh: Nguyện Ước)

Nói là không có bệnh nhưng tôi mất 2 năm trời đi khắp các bệnh viện mà cánh tay không duỗi được. Vì đam mê thể thao, tôi bị chấn thương cánh tay phải. Nó không duỗi được thẳng, cong cong thành dị tật. Mỗi khi chạm vào là vô cùng đau đớn”.

Chấn động vì một cuốn sách

“Cho đến năm 2020, vào dịp sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí (Nhà sáng lập Pháp Luân Công), bố mẹ gọi điện lên Hà Nội bảo tôi về cùng tham dự. Tôi vốn là người thích vui nên nghe bố mẹ nói đông người tổ chức ở nhà thì cũng về để tham gia cùng mọi người. 

Tôi rất ấn tượng về buổi sinh nhật trang nghiêm hôm đó. Nhiều người chia sẻ, lớn tuổi có, trẻ tuổi có, họ nói về bản thân nhận được lợi ích gì, thay đổi tốt đẹp ra sao khi tập Pháp Luân Công. Trước khi quay lại Hà Nội, bố mẹ đưa tôi cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) rồi dặn:

‘Bố mẹ có cho con bao nhiêu tiền cũng không quý bằng cho con Pháp này. Dù cho con tiền tỷ mà con không có phúc phận cũng không hưởng được. Nếu con có cơ duyên đắc Pháp này con sẽ có tất cả…’

Tôi không muốn nhưng vì nể bố mẹ nên cũng cầm sách theo. Xuống Hà Nội, suốt 2 tháng trời tôi không quan tâm đến sách, chỉ nhìn mục lục rồi bỏ đó. Bố mẹ gọi điện liên tục hỏi tôi đọc đến đâu, tôi toàn nói dối đọc đến trang nào đó. 

Rồi một ngày vì bố mẹ giục nhiều quá tôi thử nghiêm túc đọc. Đọc được 2 – 3 trang tôi bị cuốn theo. Một thứ gì đó tuyệt vời xâm chiếm lấy tôi. Tôi đọc và quên hết mọi thứ xung quanh. Tất cả mở tung, chấn động,… tôi đã tìm được lời giải đáp cho tất cả. Ngay khi đọc xong, tôi xuất tâm muốn tu luyện…”

Gạt bỏ lo ngại, bước vào tu luyện

“Là một người còn trẻ, tâm danh vọng cao nên tôi cũng lưỡng lự ở một điểm rằng, tu luyện thì cần chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn; mà ngày nay làm gì cũng chân thật thì làm sao kiếm được tiền? Làm sao có thể có chỗ đứng trong xã hội này đây?

Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Cách tu luyện Pháp Luân Công; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công
Anh Hiếu đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Nguyện Ước)

Khi thấy tôi vì điều ấy mà băn khoăn thì được một học viên khuyên đọc thêm một số cuốn sách Kinh Văn (bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ Lý Hồng Chí). Tôi lần lượt nhận được câu trả lời cho những gì chưa hiểu trong quá trình đọc; mọi thứ vỡ ra và tôi chính thức bước vào tu luyện”.

Tìm được ý nghĩa sinh mệnh

Anh Hiếu đã tìm được câu trả lời cho những khúc mắc của mình, những điều trước nay anh không tin thì đều đã được trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu ở trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Những quan niệm cố chấp của anh đã được những Pháp lý trong Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đả khai. Từ nơi sâu thẳm, anh cảm thấy đã tìm được ý nghĩa sinh mệnh của đời mình. Cuộc đời anh như bước sang một trang mới. Anh chia sẻ:

“Tôi đã hiểu ra đạo lý làm người, tu trở thành người tốt theo Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thay đổi tính cách trở lên tốt đẹp hơn. Mọi thứ trong cuộc sống tôi vẫn theo đuổi nhưng giờ tâm thái tôi khác hẳn. Tôi không bất chấp tất cả để kiếm tiền, nổi danh. Tôi coi trọng đạo đức và cách hành xử.

Pháp Luân Công là gì; Pháp Luân Công là gì tốt hay xấu; Pháp Luân Công là cái gì; Pháp Luân Công là môn phái gì

Anh Hiếu áp dụng nguyên lý Chân Thiện Nhẫn vào trong cuộc sống và công việc (ảnh: Nguyện Ước)

Vì dịch bệnh, tại Hà Nội làm việc khó khăn, tôi quay về Bắc Giang, học và theo nghề cắt tóc. Ngày ngày tôi cùng bố mẹ học Pháp, luyện công. Khi có mâu thuẫn, chúng tôi thay vì oán trách người khác thì đều nhìn lại mình mà thay đổi. Bố mẹ tôi vui mừng vì thấy hai con trai của mình, họ hàng nội ngoại đôi bên đều bước vào tu luyện”.

Tâm tính đề cao, cánh tay trở lại bình thường

Anh nói: “Trước đây khi chưa tu luyện, tôi hay nói dối, lấy cớ là ‘thôi cái gì không quan trọng quá thì nói dối cũng được’. Nhưng nói dối lại làm cho tôi thấy bất an, sợ người khác biết được. Bây giờ tôi luôn tự ước thúc bản thân phải sống ‘Chân’; vì thế những lo lắng kia cũng không còn; lúc nào cũng tự tại, tâm hồn thanh thản, ngủ rất ngon.

Cánh tay phải chấn thương thành dị tật của tôi đã thẳng trở lại lúc nào không hay. Không một viên thuốc, không một tác động mà khỏi hoàn toàn, quả thực là quá thần kỳ! Trước tôi nói bố mẹ chỉ đọc sách, luyện công thì sao mà khỏi bệnh được? Nhưng giờ chính tôi lại được trải nghiệm điều này”.

‘Thấy mới tin, không thấy không tin’: Tôi thấy rồi mà vẫn chưa tin!
Anh Hiếu cùng mọi người luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước)

Thế giới quan và nhân sinh quan của anh Hiếu đã thay đổi hoàn toàn nhờ tu luyện Pháp Luân Công; quan niệm “thấy mới tin, không thấy không tin” của anh cũng đã được phá bỏ. Bạn đọc muốn được anh Hiếu chia sẻ về tu luyện thì có thể liên hệ với anh qua số điện thoại 096 850 3016. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này. 

Xem thêm:

VIDEO: NGƯỜI LUÔN TỪ BI CÓ ĐƯỢC 9 LỢI ÍCH

Theo Nguyện Ước

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP