Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ

Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ

Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ

Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ

Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ
Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ
Thứ bảy, 25-01-2025 15:41, (GMT+07:00)
Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ
20-05-2020 09:50

Trung Quốc đang cố ý làm nóng lên các mối quan hệ ngoại giao với thế giới. Câu hỏi là vì sao?

Một cách ngắn gọn thì sự hiếu chiến cuồng loạn của Trung Quốc không phải là dấu hiệu của sự tự tin và sức mạnh mà thực sự là sự bất ổn và yếu thế. Đó là phản ứng rất phù hợp đối với hoàn cảnh khó khăn mà Trung Quốc đang gặp phải.

Tất nhiên, một vài vấn đề bắt nguồn từ dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Hoạt động thương mại của Trung Quốc đã suy sụp cả về cầu và cung. Quý I năm 2020 Trung Quốc chứng kiến cuộc khủng hoảng đầu tiên của mình kể từ khi nền kinh tế nước này được Đặng Tiểu Bình mở cửa vào năm 1979. Người ta có thể đổ tội hoàn toàn cho đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Nhưng sang quý II thì khủng hoảng của Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục bởi vì sự lan rộng của virus trên toàn thế giới có nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu này sẽ mất đi các thị trường xuất khẩu của mình.

Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc không dừng lại ở nguyên nhân bệnh dịch. Một trong những thứ mà người dân ở những nước công nghiệp hóa mua sắm khi thu nhập khá lên là một chiếc ô tô, nhưng các đơn đặt hàng ô tô ở Trung Quốc đã tăng trưởng âm từ 2 năm trước khi đại dịch bắt đầu.

Tại sao nền kinh tế này lại có thể sụp đổ? Vấn đề thực sự lại nằm ở mô hình tài chính của Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ (và ở mức độ nào đó thì là toàn bộ thế giới phát triển), tiền là một hàng hóa kinh tế. Nó là thứ gì đó có giá trị nội tại, và do đó khi vận hành và huy động nó thì cần phải cân nhắc trước tiên về hiệu quả. Đây là lý do vì sao các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp và kèm theo các kế hoạch kinh doanh trước khi cấp tín dụng.

Nhưng ở Trung Quốc thì bản chất không phải như vậy. Tại Trung Quốc, tiền (vốn) lại được coi là công cụ chính trị, và nó chỉ có giá trị nếu nó có thể được sử dụng để đạt được các mục tiêu chính trị. Các phạm trù kinh tế ở các nước phát triển như tỷ suất lợi nhuận hoặc lợi tức đơn giản là không tồn tại ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước (thứ này có rất nhiều) và các ông lớn khổng lồ được Chính phủ ưu ái trở thành các cột trụ kinh tế. Nó có tạo ra tăng trưởng không? Chắc rồi. Tăng trưởng bùng nổ không? Tuyệt đối là vậy. Vậy thì cứ cung cấp cho họ các khoản vay lãi suất bằng không hoặc dưới không, và tất nhiên họ sẽ có thể huy động hàng vạn nhân công và sản xuất ra hàng núi sản phẩm và xóa sạch các đối thủ cạnh tranh nếu có.

Đó là vì sao nền kinh tế Trung Quốc không suy giảm bất chấp giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng vọt vào thập kỷ trước - cho vay không giới hạn có nghĩa là các doanh nghiệp không quan tâm tới giá. Đó là vì sao các nhà xuất khẩu Trung Quốc có khả năng cạnh tranh vượt trội với các doanh nghiệp khắp thế giới - cho vay không giới hạn cho phép họ giảm giá bán hàng. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp Trung Quốc đã có thể mua trọn vẹn một ngành công nghiệp như xi măng và chế tạo thép - cho vay không giới hạn có nghĩa là Trung Quốc không quan tâm về chi phí của đầu vào hoặc các điều kiện thị trường cho đầu ra. Đó cũng là nguyên nhân vì sao Chương trình 1 Vành đai và 1 con đường có thể vươn rất xa - cho vay không giới hạn cho phép người Trung Quốc sản xuất không quan tâm đến có thị trường hay không, và cũng không ngại ngần khi bán phá giá hàng loạt trên toàn cầu, kể cả ở những địa điểm không ai quan tâm có cần phải xây đường bộ hay đường sắt hay không. (Ý tôi là, thôi nào, một tuyến đường sắt xuyên qua một mớ những quốc gia tên có chữ “stans” nghèo khó thuộc khối Soviet cũ để thông với Afghanistan vô dụng về thị trường? Nghiêm túc mà nói thì người thắng thầu/chủ đầu tư sẽ được lợi gì đây?)

Các quyết định đầu tư không dựa trên hiệu quả kinh tế thường tăng lên nhanh. Ước lượng một cách khiêm tốn thì nợ ở Trung Quốc lên khoảng 150% GDP. Đó là còn chưa kể nợ chính phủ trung ương, hay các khoản nợ địa phương. Con số đó cũng chưa tính đến thị trường trái phiếu hay các khoản vay dưới chuẩn như các chương trình cho vay trực tiếp không qua trung gian, hay tín dụng đen/ngầm được thiết kế để lách các cơ quan tài chính siêu lỏng lẻo của Trung Quốc. Con số đó cũng chưa bao gồm cả các khoản vay bằng đô-la Mỹ thỉnh thoảng xuất hiện trên thị trường vốn quốc tế khi vài lần Trung Quốc có động thái xử lý nợ xấu làm các doanh nghiệp phải tìm kiếm thêm nguồn vốn quốc tế. Với thái độ như vậy đối với vốn đầu tư thì cũng không có gì là ngạc nhiên nếu thị trường chứng khoán Trung Quốc về bản chất là sòng bạc, không liên hệ gì tới các yếu tố cơ bản như nguồn cung, lao động, các thị trường cơ bản, lưu thông và dòng tiền (và tính pháp lý). Nói một cách đơn giản, ở Trung Quốc, nợ không phải là vấn đề.

Mãi cho đến gần đây, bất ngờ là nó lại trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Với mỗi quốc gia, ngành hay công ty theo đuổi mô hình tăng trường ưu tiên hơn năng suất đã chứng minh rằng càng đổ nhiều tiền vào hệ thống thì hoạt động càng giảm. Trung Quốc đã vượt qua điểm vàng khi mà hệ thống còn tạo ra kết quả/sản lượng hợp lý. Nền kinh tế Trung Quốc tăng khoảng gấp 4 lần từ năm 2000, nhưng nợ của nó thì đã tăng theo hệ số 24. Từ khủng hoảng năm 2007-2009, Trung Quốc đã tăng thêm khoản nợ mới tương đương 100% GDP, với hiệu quả trung bình yếu.

Nhưng quan trọng hơn là nợ càng cao cuối cũng sẽ không tránh khỏi tạo ra những điều chỉnh giảm. Nếu điều chỉnh này diễn ra sớm, nó sẽ chỉ làm hệ thống suy giảm một chút (ví dụ sự sụp đổ của tập đoàn Enron ở Mỹ). Nếu những yếu kém không hiệu quả được duy trì và mở rộng thì nó sẽ kéo đổ cả một ngành (ví dụ bong bóng cổ phiếu Internet vỡ ở Mỹ vào năm 2000). Nếu những méo mó phình quá to, chúng sẽ lan đến các ngành khác nhau và tạo ra một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn (ví dụ khủng hoảng tài chính nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2007). Nếu nó là vấn đề mang tính hệ thống thì sẽ xảy ra sự sụp đổ không chỉ của nền kinh tế mà cả hệ thống chính trị (ví dụ sự sụp đổ Chính phủ Indonesia vào năm 1998).

Thực tế thì còn tồi tệ hơn câu chuyện trên. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã có quyền ràng buộc khắt khe với các công dân của mình: ĐCSTQ nắm độc quyền chính trị tuyệt đối, đổi lại là nghĩa vụ đảm bảo đời sống tăng trưởng đều đặn cho nhân dân. Điều đó có nghĩa là không cần bầu cử. Cũng có nghĩa là không có biểu tình hay phản đối tự do; hay không có hệ thống tư pháp độc lập với quyền lực của ĐCSTQ. Điều này khẳng định chắc chắn và vĩnh viễn “lợi ích của Trung Quốc chính là lợi ích của ĐCSTQ”.

Một hệ thống như vậy thì chắc chắn nhưng cũng rất dễ vỡ. Và ĐCSTQ sợ rằng (hợp lý và chính xác) khi mà tiếng còi báo động hú thì cũng là lúc sụp đổ của họ. Vì biết rằng mô hình này không bền vững và rằng mô hình mà họ theo đuổi đã quá hạn sử dụng, ĐCSTQ đã chọn cách không cải cách nền kinh tế vì sợ rằng làm vậy sẽ bị đè nát bởi một dân số khổng lồ.

Cách đối phó ngắn hạn duy nhất của họ là tiếp tục tăng trưởng gấp nhiều lần thông qua chiến lược nợ-nợ-nợ mặc dù ĐCSTQ đã biết không dùng được bao lâu nữa, đây là chiến lược mà họ đã theo đuổi với thời gian dài hơn và cường độ lớn hơn rất nhiều bất kỳ nước nào đã từng làm trước đó cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nhóm quyền lực nhất của ĐCSTQ - đương nhiên là cả ông Tập - nhận ra rằng “đại điều chỉnh” không tránh khỏi của Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào đã từng xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Và tất nhiên đó chưa phải là tất cả. Trung Quốc có nhiều vấn đề khác nữa, từ những bối rối về chiến lược cho đến những chính sách phá hủy hệ thống.

  • Trung Quốc chịu thiệt thòi vì không có đất đai màu mỡ và vị trí địa lý khí hậu gặp nhiều lũ lụt hạn hán. Nông dân muốn đủ ăn thì phải bỏ ra công sức và vật tư đầu vào gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu. Điều này chỉ có thể khả thi nếu (bạn có thể đoán ra) có cho vay vô hạn. Do đó khi mô hình tài chính của Trung Quốc mà đổ vỡ (không tránh khỏi) thì nước này sẽ không chỉ đơn giản là đổ vỡ tín dụng dưới chuẩn (kiểu Mỹ) mà cùng lúc sẽ xảy ra nạn đói.
  • Địa lý khu vực Đông Á mang tính chất bán đảo đã ngăn cản Trung Quốc vươn ra thế giới, làm cho tiếp cận kinh tế trở nên cực kỳ khó khăn nếu không có môi trường an ninh toàn cầu thuận lợi mà M đã duy trì trong nhiều thập kỷ qua.
  • Hi quân của Trung Quốc được gây dựng chủ yếu để chiếm một phần của Chuỗi đảo thứ nhất, chính là đảo Formosa (hay còn gọi là Đài Loan, hay một tỉnh Trung Quốc nổi loạn”). Vấn đề là, hải quân tầm ngắn trang bị chủ yếu là tên lửa hành trình không có khả năng bảo vệ các chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc, làm cho mô hình kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc dễ bị tổn thương.
  • Tiêu dùng trong nước của Trung Quốc cũng không phải là giải pháp khả thi. Việc áp dụng bắt buộc chính sách 1 con có nghĩa là Trung Quốc không chỉ làm cạn kiệt tăng trưởng dân số và khiến sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tiêu dùng về kỹ thuật là không khả thi, mà còn đẩy mô hình “Trung Quốc” vào rủi ro bền vững dài hạn.

Đây chỉ là những méo mó, bất hợp lý về kinh tế và chiến lược trên diện rộng trong hệ thống của Trung Quốc. Điều này giải thích “tại sao” lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi về tương lai của mình. Còn câu hỏi “tại sao lại là lúc này?” Tại sao ông Tập lại chọn thời điểm này để tạo ra một khung cảnh cô lập? Nhìn tổng thể, tất cả những vấn đề này đều không phải là chuyện mới.

Có 2 cách giải thích. Đầu tiên, xuất khẩu:

Chính sách 1 con có nghĩa là Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa, nhưng Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất gặp vấn đề này. Phần lớn thế giới từ Canada đến Đức tới Brazil và Nhật Bản đến Hàn Quốc, Iran, Italy đều đã gặp phải vấn đề dân số già vào nhiều thời kỳ khác nhau trong nửa cuối thế kỷ qua. Trong tất cả các trường hợp, dân số đã không còn trẻ nữa, với nhiều nước thiếu cả tuổi trung niên. Với đa số thế giới phát triển, nghỉ hưu hàng loạt và sụp đổ tiêu dùng không chỉ là không tránh khỏi mà còn sẽ diễn ra rất nhanh trong vòng 2 năm tới.

Đó là những gì diễn ra trước khi đại dịch Covid-19 rút ruột tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của tất cả các mô hình kinh tế xuất khẩu. Có nghĩa là Trung Quốc, một nước có sự ổn định xã hội và chính trị phụ thuộc hoàn toàn vào tăng trưởng xuất khẩu, giờ đây cần phải tìm cho mình một lý do khác để người dân chấp nhận sự tồn tại của ĐCSTQ.

Cách giải thích thứ hai cho câu hỏi “sao lại là lúc này” chính là tình trạng thương mại quốc tế của Trung Quốc nói chung:

Hãy nhớ lại thời điểm huy hoàng trước Covid-19 khi mà thế giới đang lo lắng về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?

Ngày 15/1 ai cũng cảm thấy bớt gánh nặng. Trung Quốc cam kết tăng gấp đôi nhập khẩu hàng Mỹ, cộng với các nỗ lực giải quyết tình trạng ăn trộm bản quyền trí tuệ và hàng giả, đổi lại là Mỹ sẽ giảm thuế và tạm không áp thuế. Giai đoạn một của thỏa thuận thương mại được công bố rầm rộ đầy lạc quan, với hy vọng tạo ra tiền đề cho một thỏa thuận Giai đoạn hai hoành tráng hơn, theo đó Mỹ đã dự định sẽ yêu cầu Trung Quốc thay đổi cơ bản cấu trúc chính sách quản lý nhà nước, tài chính, pháp lý và bao cấp của mình.

Trung Quốc chưa từng muốn thực hiện những việc đó. Tất cả những điều kiện mà Mỹ tưởng tượng đều liên quan đến mô hình tăng trưởng bằng nợ của Trung Quốc. Nếu trao cho Mỹ các điều kiện này thì đồng nghĩa với việc tạo ra bất ổn ghê gớm đối với hệ thống chính trị, kinh tế, tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của ĐCSTQ.

Bất kỳ thỏa thuận nào giữa bất kỳ chính quyền Mỹ nào và Trung Quốc chỉ khả thi nếu Mỹ là phía yêu cầu. Trước thời Tổng thống Trump, chính quyền Mỹ lần đầu tiên có thể ép được Trung Quốc đó là chính quyền Bush vào thời điểm cao trào của sự kiện máy bay do thám EP3 vào giữa năm 2001. Dù sao đi nữa, Tổng thống Donald Trump xứng đáng được khen ngợi vì là Tổng thống đầu tiên sau bao nhiêu năm kể từ 2001, sử dụng thành công quyền lực chính trị của mình để ép Trung Quốc vào bàn đàm phán.

Nhưng với thỏa thuận nào thì ngoài việc đàm phán ký kết, quan trọng hơn vẫn là thực thi. Thiếu đi nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc, việc đảm bảo thực thi đòi hỏi sức ép liên tục và mạnh mẽ giống như điều mà Mỹ đã làm với Soviet trong thời kỳ chiến tranh lạnh trong chính sách giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong lịch sử chưa từng có chính quyền Mỹ nào có được quyền lực cần thiết để giám sát thực thi hiệu quả một thỏa thuận thương mại với một nền kinh tế khổng lồ phi thị trường như Trung Quốc. Chính quyền hiện tại cũng đang yếu thế đối với yêu cầu này. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang coi thường các cam kết thỏa thuận.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ luôn sụp đổ, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ luôn lâm vào một tình trạng căng thẳng. Virus Corona đã giúp thế giới một việc (hoặc bất lợi tùy vào vị trí quan sát) là trì hoãn việc này. Vào tháng 2 và tháng 3 Trung Quốc gặp phải dịch Covid-19, và rất hợp lý cho Bắc Kinh trì hoãn. Tháng 4 đến lượt Mỹ bị mất tập trung.

Giờ đây, 4 tháng trôi qua, Mỹ đã bắt đầu ngóc đầu khỏi làn sóng Covid-19 thứ nhất và có thể tạm thời trở lại bóng dáng của trạng thái bình thường, thì mối quan hệ song phương này trở lại tiêu điểm chính. Trung Quốc rõ ràng đang cho thấy sự dối trá một cách hệ thống và cố ý của mình với Tổng thống Trump. Sự lừa lọc đó được nung nấu ngay từ điểm khởi đầu. Một phần là bởi vì ĐCSTQ chưa bao giờ là một đối tác đàm phán trung thực. Một phần khác là ĐCSTQ thực sự không tin rằng hệ thống Trung Quốc có thể được cải tổ, cụ thể là đối với các vấn đề như pháp quyền. Một phần khác nữa là bởi vì ĐCSTQ không nghĩ rằng họ có thể tồn tại nếu cố gắng thực hiện những điều mà Mỹ yêu cầu. Nhưng trong bối cảnh hiện tại tất cả đều quy về một nơi: Tôi nghĩ chúng ta đều có thể hình dung ra vài ví dụ về việc Tổng thống Trump sẽ làm gì khi ông ấy tức giận.

Vậy sẽ dẫn đến vấn đề nhãn tiền của Trung Quốc hiện nay. Mọi điều mà Trung Quốc cần - sự đoàn kết chính trị, sự an toàn khỏi đe dọa bên ngoài, khả năng nhập khẩu năng lượng từ lục địa khác xa hơn, khả năng tiếp cận các thị trường toàn cầu đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu và các thị trường để họ bán phá giá, khả năng tiếp cận các thị trường bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất - tất cả những điều này chỉ có được khi duy trì được trật tự thế giới hiện nay. Và trật tự đó không thể có được nếu thiếu Mỹ. Không có một quốc gia nào khác - không có liên minh quốc gia nào - có được lực lượng hải quân có thể đảm bảo được vận chuyển hàng hóa thương mại toàn cầu. Mà không có vận chuyển hàng hóa đường biển thì không có thương mại. Không có thương mại thì không có các nền kinh tế xuất khẩu. Không có kinh tế xuất khẩu thì không tồn tại Trung Quốc…

Vấn đề không phải ở chỗ Mỹ luôn có khả năng đe dọa hủy diệt Trung Quốc trong 1 ngày (mặc dù họ có thể), mà là chỉ có Mỹ mới có thể tạo ra môi trường kinh tế và chiến lược thuận lợi cho phép Trung Quốc tồn tại và phát triển lâu như vậy. Cho dù lý do dẫn tới sự sụp đổ của Trung Quốc là từ trong nước hay nhập khẩu từ Washington, điều đó không quan trọng với lịch sử phũ phàng khách quan của loài người, quan trọng là ông Tập tin rằng sự kết thúc đã đến gần.

Xu thế tiêu dùng toàn cầu đã đảo chiều. Các quan hệ thương mại của Trung Quốc đã đảo chiều. Chính trị Mỹ đã đảo chiều. Và giờ đây, sự rạn nứt quan hệ Mỹ-Trung đã lộ rõ mồn một, ông Tập cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào ngoài việc chuẩn bị cho ngày mà giới chính trị cộm cán trong Bộ chính trị ĐCSTQ luôn lo lắng sẽ tới: ngày mà toàn bộ cơ cấu kinh tế và vị trí chính trị chiến lược của Trung Quốc sụp đổ. Một cuộc cô lập cách ly chính trị là cơ chế duy nhất để tồn tại. Vì vậy “giải pháp” là vừa cực đoan vừa mạnh mẽ:

Trung Quốc đã la hét trên trường quốc tế với phản ứng mang tính dân tộc chủ nghĩa chống lại bất kỳ ai không bằng lòng với Trung Quốc; thuyết phục toàn dân Trung Quốc rằng chủ nghĩa dân tộc đoàn kết là thay thế phù hợp cho an ninh kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Và sau đó họ sẽ dùng chủ nghĩa dân tộc để chiến thắng những khủng hoảng chính trị trong nước khi mà Trung Quốc không chỉ đổ mà sẽ vỡ tung.

Tác giả: Peter Zeihan

Peter Zeihan là một nhà chiến lược địa chính trị, tác giả và diễn giả chuyên về năng lượng, nhân khẩu học và an ninh toàn cầu. Ông phân tích thực tế của địa lý và dân số để hiểu sâu hơn về cách chính trị toàn cầu tác động đến thị trường và xu hướng kinh tế.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đức Duy

Theo zeihan.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP