“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?

“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?

“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?

“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?

“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?
“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:16, (GMT+07:00)
“Thập ác bất xá” là những tội gì? Làm sao để được tha tội?
21-08-2019 09:35

 

Nghĩa đen của “Thập ác bất xá” chính là có mười loại hành vi phạm tội không thể được tha thứ. Pháp luật từ lúc nào đã định ra các hành vi phạm tội như vậy? Cách nhìn về “Thập ác” trong Phật giáo là khác so với luật pháp. Chính trị nói đến luật pháp và trừng phạt, Phật Gia giảng về tội ác và tha thứ.

 

1

Con người sống trên đời ai có thể không phạm qua lỗi sai? Điều mà họ muốn biết nhất là khi vô tình phạm vào tội trong “Thập ác bất xá” kia, thì phải làm thế nào mới được tha thứ.

Tội ác và tha thứ, như thế nào mới được tha thứ? Pháp luật và Phật Pháp đều có những cách nhìn nhận khác nhau.

Mười tội ác trong Hình pháp

Mục đích của sử dụng hình phạt là “Trừ gian diệt bạo, ngăn con người làm điều xấu”, ngay từ thời cổ đại đã có. Vào thời Nam Bắc, mười tội ác nghiêm trọng nhất đã được liệt kê trong “Bộ luật Tề 12 chương ”. Vậy tội ác nào lại được xếp vào mười tội không thể tha thứ?

Vào năm thứ ba của Bắc Tề Vũ Thành Đế, Thượng Thư Lệnh và Lý Hiếu Cung dâng tấu “Bộ luật Tề 12 chương” (Luật Bắc Tề), trong đó có liệt kê mười loại tội ác nghiêm trọng nhất: “Thứ nhất là phản nghịch, hai là đại nghịch, ba là phản bội, bốn là đầu hàng , năm là ác nghịch, sáu là bất đạo, bảy là bất kính, tám là bất hiếu, chín là bất nghĩa, mười là loạn luân”.

Luật Bắc Tề là Bộ luật với những hình phạt nghiêm khắc, những người phạm vào mười tội ác trên đều không được chuộc lỗi. Nghĩa là không thể dùng tài sản và đi lao dịch để giảm nhẹ tội hoặc miễn phạt dùng hình, kẻ nào phạm vào mười điều ác trên cũng đều phải chịu hình phạt hoặc kết án tử. Đây chính là nguồn gốc của câu “Thập ác bất xá”.

Thế kỉ thứ 6 SCN, Tùy Văn Đế vào những năm đầu đã lệnh cho Cao Quýnh tiến hành sửa đổi luật mà được áp dụng vào thời Bắc Tế, bao gồm cả thay đổi một số nội dung trong mười tội ác. Bấy giờ, mười tội ác được liệt kê trong “Tùy thư: Quyển 25, ghi chép thứ 20: Hình Pháp” lần lượt là: “Thứ nhất mưu phản, thứ hai mưu đại nghịch, ba là mưu bạn, bốn là ác nghịch, năm là bất đạo, sáu là đại bất kính, bảy là bất hiếu, tám là bất mục, chín là bất nghĩa, mười là loạn luân”.

 

2

 

Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tùy – Tùy Văn Đế Dương Kiên

Vào triều Tùy Văn Đế, người phạm vào mười tội ác cũng có một mục giảm tội đặc biệt, gọi là “Bát nghị”. Có 8 loại điều kiện và thân phận cũng có thể có cơ hội giảm nhẹ hình phạt, bao gồm: Thân (họ hàng với Hoàng thất), cố (người cố cựu), hiền (người có đức hạnh lớn), năng (người có tài năng lớn), công (người có công huân lớn), quý (quan chức có từ tam phẩm, tước từ nhị phẩm trở lên), cần (người cần cù chăm chỉ), tân (con cháu triều đại trước) (Tuy nhiên cần phải xóa bỏ tên và chức tước ban đầu).

Những năm đầu sau khi thực thi Bộ luật mới của Tùy Văn Đế, người phạm tội vẫn còn rất nhiều, Tùy Văn Đế kiểm tra lại thấy Bộ luật mới quá nghiêm khắc, bèn lệnh cho Tô Uy cùng Ngưu Hoằng sửa đổi mới hình luật cho đơn giản và bãi bỏ những hình phạt hà khắc.

Mười tội ác bao gồm:

Dưới đây là mô tả ngắn gọn về hành vi phạm tội trong “Mười tội ác”

Mưu phản: Âm mưu hãm hại đất nước

Mưu đại nghịch: Phá hoại đền đài, lăng tẩm, cung điện

Mưu bạn: Mưu đồ phản bội tổ quốc, đi theo giặc.

Ác nghịch: Âm mưu giết hay đánh đập ông bà, cha mẹ, người thân trong nhà

Bất đạo: giết nhiều người một nhà, độc chết gia súc, yểm ma hại người

Đại bất kính: Có những hành vi bất kính với nhà vua (Bao gồm: trộm cắp đồ cúng tế, quần áo của hoàng đế, trộm cắp và đánh tráo quốc bảo; chế ra thuốc mới nhưng không niêm phong đề phòng có sai sót; không được tự ý đụng và đồ ăn cho hoàng đế)

Bất hiếu: làm trái với đạo hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ, không phụng dưỡng ông bà cha mẹ, trong thời gian cha mẹ chết mà lại tổ chức hôn lễ, hưởng vui, không tiếc thương.

Bất mục: Mưu giết hay bán những người thân thuộc (Trong 5 đời)

Bất nghĩa: Giữa già và trẻ, bề dưới đối với bề trên gây thương tổn, ngoài ra còn nói đến vợ đối với chồng bất nghĩa. (Bao gồm: giết quan phủ, Thứ Sử, Huyện lệnh, thầy giáo, quan Ngũ phẩm trở lên, người vợ đang chịu tang chồng mà lại đi tái hôn)

Loạn luân: Tội loạn luân

Mười tội ác trong Kinh Phật và nghiệp báo

Trong Phật giáo cũng có giảng về phạm phải 10 tội ác sẽ phải nhận nghiệp báo ác. Trong “Kinh vị tằng hữu” coi sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thô tục, nói lời ác, nói lời đâm thọc, tật đố, oán giận, kiêu mạn là “thập ác”. (Xem “Pháp uyển châu lâm – quyển 89)

Nguyên nhân gây ra “10 tội ác” này, có cái bắt nguồn từ hành vi của thân thể, có cái bắt nguồn từ việc không tu khẩu, có cái bắt nguồn từ suy nghĩ, ý niệm, chấp trước vào bản ngã.

Do “Thân” không hành thiện: sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

Do “Miệng” không nói lời thiện, tạo khẩu nghiệp: vọng ngôn (nói dối), lưỡng thiệt (nói lời ly gián), ác khẩu (nói lời ác độc), khởi ngữ (nói lời xấu xa thô tục).

Do  “Ý niệm” không thiện, chấp trước tự ngã, tâm tranh đấu, tâm hiển thị: đố kị, sân hận (tức giận phát hỏa), kiêu căng.

Phật Gia giảng, mười tội ác của con người, đều sẽ nhận phải ác báo.

Vở kịch diễn lại câu chuyện cổ “Mục Kiền Liên cứu mẹ”, mẫu thân của đệ tử của Phật Đà là Mục Kiền Liên, khi còn sống không tu phúc, phạm vào “10 tội ác”, vì vậy rơi vào địa ngục đọa kiếp ngạ quỷ và chịu nhiều nghiệp báo. Cho dù Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông nhất của Phật Đà cũng không thể cứu được mẫu thân của mình, bởi vì con người khi tạo nghiệp thì sẽ phải tự mình hoàn trả lại.

 

3

 

Mục Kiền Liên thần thông quảng đại, cũng không cách nào thay mẫu thân gánh chịu nghiệp lực

Kinh Phật khuyên con người chân thành sám hối thay đổi, tu thiện, tu khẩu, tu bỏ đi tự tư cá nhân, có thể cải biến vận mệnh. Vì thế, trong mê mà phạm phải vào “thập ác bất xá” này, làm sao mới được tha thứ đây? Vẫn có thể trải qua chịu khổ trả nghiệp, cải thiện bản thân, tu thiện vì người, tu hành vì bản thân. Phật Gia giảng, nguyên thân của con người là bất diệt, đức và nghiệp của con người đều có thể cùng đi theo nguyên thần. Phải gắng sức hoàn trả nghiệp tạo ra, mới có được tương lai tốt đẹp, mới có thể khởi đầu một cuộc sống mới.

Dịch từ: Epoch Times Singapore (Theo Tân Sinh)

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP