Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?

Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?

Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?

Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?

Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?
Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:12, (GMT+07:00)
Thần thoại bị sửa đổi: Các vị Thần đã bị phàm tục hóa như thế nào?
06-05-2022 17:26

Các nền văn hóa khắp nơi trên thế giới tuy rất đa dạng và phong phú, nhưng chưa từng tách rời khỏi các câu chuyện về Thần. Các dân tộc khác nhau đều có những kho tàng truyện Thần thoại khác nhau, những câu chuyện ấy không chỉ chứa đựng ước mơ và hy vọng mà còn đại biểu cho đức tin và tín ngưỡng của nhân loại từ ngàn xưa. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử dài đằng đẵng, Thần thoại đã và đang không ngừng bị sửa đổi và phàm tục hóa…

Thần thoại

Các dân tộc khác nhau đều có những kho tàng truyện Thần thoại khác nhau, những câu chuyện ấy không chỉ chứa đựng ước mơ và hy vọng mà còn đại biểu cho đức tin và tín ngưỡng của nhân loại từ ngàn xưa. (Ảnh qua Meta.vn)

Từ xưa đến nay, những câu chuyện về Thần (Thần thoại) luôn là đề tài hấp dẫn không chỉ với trẻ con mà còn với cả người đã trưởng thành, bởi tính Thần Tiên, siêu nhiên và kỳ ảo của nó. Các bộ phim truyền hình lấy đề tài Thần thoại hay phép thuật cũng luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Với những người có đức tin vào tôn giáo thì Thần thoại được kể trong tôn giáo là những bài học quan trọng, thậm chí có khi còn là lời khải thị của Thần.

Các Thần thoại nổi tiếng thế giới có thể nhắc đến như Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại Trung Hoa, Thần thoại Bắc Âu, Thần thoại Ai Cập, Thần thoại Ba Tư, hay những Thần thoại được kể trong kinh sách của các tôn giáo chính thống,… Tuy nhiên, thuận theo sự phát triển của xã hội, tư tưởng của con người ngày càng trở nên phức tạp và bất thuần hơn.

Khi con người không còn tin Thần hoặc không còn đủ sự tôn kính đối với các vị Thần nữa, thì họ đã nhân hóa Thần Thánh, đem các loại cảm xúc yêu ghét tình thù của bản thân gán lên cho các vị Thần, khiến các câu chuyện về Thần trở nên biến dị, thậm chí rất bại hoại. Có thể nói sở thích của người ta đã thay đổi sự thật.

ĐCSTQ xuyên tạc Kinh Thánh

Vào năm 2018, bộ Giáo dục của Trung Quốc đã cho phép xuất bản cuốn giáo trình mang tên “Đạo đức nghề nghiệp và Pháp luật” với thông tin gây sốc khiến dư luận phẫn nộ. Đó là việc một đoạn trong cuốn sách này có trích dẫn một câu chuyện trong Kinh Thánh, nhưng công nhiên xuyên tạc nội dung, biến Chúa Jesus trở thành “hung thủ giết người”.

Cụ thể, câu chuyện nguyên gốc kể rằng: Khi Chúa Jesus đang thuyết giảng thì có một nhóm đàn ông đưa vào một phụ nữ bị buộc tội ngoại tình, mọi người hỏi Chúa rằng liệu có nên ném đá đến chết người phụ nữ này hay không? Chúa Jesus đã nói: “Trong các ông ai không có tội thì hãy ném đá trước đi!”

Mọi người nghe vậy đều lần lượt đi ra ngoài, sau cùng chỉ còn lại Chúa Jesus và người phụ nữ ở lại. Bấy giờ Chúa mới hỏi người phụ nữ: “Này con, những người đó đâu có cả rồi? Không ai kết tội con sao?” Người phụ nữ đáp: “Thưa Chúa, không ai cả!” Chúa nói: “Ta cũng vậy, ta không kết tội con đâu. Con hãy về đi, và sau này đừng phạm tội nữa!”

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy lòng thương xót và vị tha của Đức Chúa Jesus. Tuy nhiên, quyển giáo trình được nhắc bên trên của Trung Quốc đã “biên kịch” lại hoàn toàn nội dung của câu chuyện này: 

“Có lần Chúa Jesus nói với đám đông đang phẫn nộ muốn đánh chết một người phụ nữ đã phạm tội rằng: ‘Nếu ai trong các người không có tội, hãy bước lên phía trước và đánh chết cô ta.’ Mọi người nghe xong lời ấy thì không ai bước ra. Khi mọi người đều rút lui, Chúa Jesus nhặt một hòn đá và ném chết người phụ nữ, sau đó nói: ‘Ta cũng là người có tội. Nhưng nếu luật pháp chỉ do người vô tội thi hành, thì luật pháp chỉ có chết’. Qua câu chuyện trên, bạn nhìn nhận thế nào về luật pháp?”

xuyên tạc

Quyển giáo trình xuyên tạc Kinh Thánh của ĐCSTQ. (Ảnh qua ĐKN)

Vì mục đích tuyên truyền cho “luật pháp” của bản thân, ĐCSTQ không e dè gì mà xuyên tạc Kinh Thánh, biến Chúa Jesus từ một người giác ngộ với trí huệ và từ bi to lớn trở thành một kẻ giết người để duy hộ “luật pháp”. Tất nhiên tin tức này đã gây náo động trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới, nên cuối cùng quyển sách kia phải bị thu hồi.

Nhưng dù là vậy, rất nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí cả giáo viên đều coi sách giáo khoa và giáo trình là tài liệu chính thống để học tập và giảng dạy. Nếu có người không biết được nội dung thật sự của Kinh Thánh mà đã xem qua cuốn sách đó thì ắt sẽ bị lừa, và cho rằng Chúa Jesus thật sự đã giết người. Điều này không chỉ làm lệch lạc cách nhìn nhận của người ta về tôn giáo mà còn nghiêm trọng phá hoại quan niệm đạo đức của xã hội.

Người vô Thần cho rằng Phật giáo “vô Thần”

Trước đây người ta nhìn nhận rằng Đức Phật là bậc Đại Giác ngộ (Giác giả), không chỉ có từ bi và trí huệ vượt xa người thường, mà còn có rất nhiều thần thông phi phàm. Các đệ tử của Phật và những cao tăng tu hành Phật giáo trong quá khứ cũng không ít người nổi danh vì sở hữu thần thông: Mục Kiền Liên và Liên Hoa Sắc được xưng tụng là thần thông đệ nhất, tổ sư Đạt Ma vượt sông chỉ bằng một sợi lau, hay hòa thượng Tế Công có thể trò chuyện với sư tử đá,… 

Tuy nhiên ngày nay trong Phật giáo không còn mấy ai tin vào thần thông nữa, chẳng những vậy người ta còn kịch liệt chối bỏ nó, ai dám nói về thần thông thì nhiều người lập tức chỉ trích rằng vị ấy “ngu muội”, “ảo tưởng”, “tẩu hỏa nhập ma”,… Rất nhiều người đều cho rằng chuyện cổ về thần thông chỉ là sản phẩm của “phong kiến mê tín”, ngay cả một số hòa thượng cũng giảng như vậy, họ cho rằng: “Thời nay là thời đại công nghệ thông tin, khoa học đã phóng tên lửa vào vũ trụ, Internet đã phát triển toàn cầu, ai còn tin mấy thứ mê tín dị đoan này chứ?”

Nhiều người nghiên cứu Phật học, cảm thấy một số lý luận của Phật học (chẳng hạn như lý luận của Thiền tông) rất hay, rất phù hợp với logic của khoa học, vì vậy họ thậm chí cho rằng Phật giáo không phải là tôn giáo mà là Triết học gần gũi với khoa học, Đức Phật chỉ là một Triết gia có trí thông minh xuất chúng, chứ không hề có chút năng lực siêu thường nào cả. 

Nhiều người nghiên cứu Phật học đã viết ra một số sách phân tích kinh Phật, tìm những lý luận trong kinh sách phù hợp với khoa học mà diễn giải, tự ý loại bỏ đi những gì mà họ cho rằng là “mê tín dị đoan” hay “phản khoa học”, cuối cùng kết luận Phật giáo là chung một đường với chủ nghĩa vô Thần, không tin Thần Thánh tồn tại, chỉ tin vào lý luận của logic và bằng chứng thực nghiệm.

Phật

Ngày nay rất nhiều người đã xem Đức Phật là một Triết gia chứ không phải một vị Đại Giác Giả. (Ảnh qua Tansinh)

Trong kinh Phật có kể rất nhiều về các không gian khác và những sinh mệnh cao cấp hơn con người sống ở đó, có lục đạo luân hồi, có các tầng Trời và Thiên nhân trong Tam giới, có Ma Vương, có Thiên Long bát bộ và Thần Hộ Pháp, còn có các vị Phật Như Lai ở các thế giới Thiên quốc bên ngoài Tam giới… Những điều đó ngày nay thường bị dán nhãn “phong kiến mê tín” mà loại đi, điều giữ lại chỉ còn là những lập luận logic mà con người có thể chứng minh hoặc dùng thực nghiệm kiểm chứng. Điều này vô tình đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của Phật giáo mà người xưa tin tưởng: cho rằng Phật Đà là vị Thần của sự từ bi, có thể cứu độ chúng sinh ra khỏi luân hồi.

Con người ta vì quan niệm “thấy rồi mới tin, không thấy không tin” mà cải biến nội hàm của Phật giáo, còn gọi đó là giúp “canh tân tôn giáo”. Thật ra những gì họ làm đã hoàn toàn hủy đi phương pháp tu hành vốn có của Phật giáo. Ngày nay nhiều người chỉ xem kinh sách Phật giáo như tri thức thông thường để học tập và giải trí, chứ không còn tin vào những điều thần kỳ và quy luật nhân quả báo ứng mà Phật giáo tuyên giảng nữa.

Các vị Thần trong Thần thoại liên tục bị phàm nhân dung tục hóa

Nhiều Thần thoại đều có nguồn gốc từ các tôn giáo hoặc tín ngưỡng cổ đại, như Thần thoại Hy Lạp xuất phát từ các tôn giáo của nền văn minh Hỵ Lạp cổ đại, Thần thoại Bắc Âu xuất phát từ các tín ngưỡng cổ xưa của người dân vùng Scandinavia, Thần thoại Trung Hoa cũng xuất phát từ niềm tin của con người thời thượng cổ về các vị Thần sáng thế tối cao của Đạo gia như Hồng Quân Lão Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Nữ Oa và Phục Hy,… 

Từ hai vấn đề nói trên của Thiên Chúa giáo và Phật giáo chúng ta có thể thấy một điều rằng: tôn giáo trong quá trình truyền thừa vẫn liên tục bị con người sửa đổi, người ta vì danh lợi hoặc các mục đích cá nhân như chính trị mà sẵn sàng cải biến nội dung của Kinh Thánh, Kinh Phật, bóp méo hàm nghĩa nguyên gốc trong lời giảng của Thần Phật và các vị Thánh nhân, thậm chí Chúa Jesus bị ĐCSTQ bôi nhọ thành “hung thủ giết người”, Đức Phật bị những người theo chủ nghĩa duy vật gọi là “Triết gia thông minh” chứ không phải là bậc Giác ngộ,…. 

Đối với hai tôn giáo rất hưng vượng hiện nay mà còn như thế, thì những tôn giáo cổ đại được lưu truyền từ những niên đại vô cùng xa xưa (văn hóa tiền sử) liệu có thể bảo trì nguyên gốc được chăng? Thần thoại kể trong đó có thể không bị sửa đổi chăng?

Rất nhiều người hiện nay nhìn nhận rằng Zeus – vị Thần tối cao trong Thần thoại Hy Lạp là một vị Thần xấu xa, thậm chí hoang dâm vô độ, không từ việc ác nào; con trai của Zeus là Thần công lý Apollo cũng bị xem như kẻ đồng tính luyến ái, tình dục bệnh hoạn. Còn Thần Odin tối cao của Thần thoại Bắc Âu thì được miêu tả là kẻ khát máu, cuồng chiến và hiếu sát, thích ăn xương uống máu của kẻ tử trận,… 

Các vị Thần trong Thần thoại chẳng những không phải là hình mẫu đạo đức để con người noi theo, mà trái lại còn là xấu xa độc ác hơn cả con người. Nhưng đó có phải là sự thật về họ, hay con người đã vì sở thích của mình mà thay đổi quan niệm về Thần? Nói cách khác, phải chăng con người đã đem những ham muốn trần tục thấp kém của mình gán lên các vị Thần? 

Ngày nay con người không còn tôn trọng các vị Thần trong Thần thoại nữa, nhiều nhân vật phản diện trong các bộ phim cũng đặt theo tên của các vị Thần, thậm chí ở phương Tây người ta đặt tên “Zeus” cho con chó của mình là điều khá phổ biến, và họ không hề cảm thấy như thế là vô cùng bất kính với Thần.

Thần Zeus
Thần Zeus và các vị Thần khác trong Thần thoại đều là hiện thân của công bằng và chính nghĩa, đang duy hộ trật tự cho thế gian. (Ảnh qua NTD)

Thực tế Thần Zeus, Thần Odin và các Chính Thần khác trong Thần thoại, trong quá khứ đều là hiện thân của công bằng và chính nghĩa, đều đang duy hộ trật tự cho thế gian. Chẳng hạn như với Thần Zeus, ai làm điều tốt thì sẽ được Thần ban thưởng cho vinh diệu và phúc lành, ai làm điều ác thì sẽ bị trừng phạt; Thần Zeus có thể bảo hộ một quốc gia trở nên hùng mạnh nếu họ giữ vững chính nghĩa, hoặc giáng các tai ương như chiến tranh, dịch bệnh, hồng thủy lên những quốc gia ngang ngược bạo tàn. 

Như vậy, các vị Thần trong Thần thoại không hề giống như cách mà con người hiện nay miêu tả. “Thần thoại” tuy là những câu chuyện về Thần, nhưng không ngừng được viết lại bởi con người, liên tục bị sửa đổi cho “hợp thời”, nên nội dung và ý nghĩa chân thực của nó có thể đã hoàn toàn thay đổi.

Cũng giống như việc con người hiện nay ngang nhiên sửa đổi Kinh Thánh, biên soạn lại Kinh Phật,… đều là những hành vi phá hoại tôn giáo, cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần Phật, việc Thần thoại bị cải biến và trở nên hỗn loạn cũng khiến con người rời xa các vị Thần, không còn tin vào Thần.

Thần thoại cũng như tôn giáo, có mục đích chính là giáo dục luân lý làm người và duy trì đạo đức của nhân loại ở mức độ khá cao. Khi Thần thoại bị sửa đổi, con người không tin Thần hoặc không còn tôn kính Thần, cho rằng Thần cũng có thất tình lục dục, cũng có yêu ghét hận thù như kẻ phàm phu, điều đó sẽ đem đến hệ quả tất yếu là người ta sẽ phóng túng đạo đức và xã hội sẽ nhanh chóng bại hoại. 

Nền văn minh Hy Lạp cổ, nền văn minh Babylon, nền văn minh của lục địa Atlantis huyền thoại… và rất nhiều nền văn minh cổ đại khác nữa trên khắp thế giới, đều từng có những thành tựu vô cùng rực rỡ, ngày nay lưu lại cho con người những ẩn đố khó mà dùng khoa học hiện đại để lý giải. Nhưng những nền văn minh ấy đều đã bị hủy diệt, và đều có chung một điểm là trước khi bị hủy diệt, đạo đức của con người nơi đó đã trở nên vô cùng sa đọa và bại hoại, mà khởi đầu chính là từ việc thay đổi tôn giáo hoặc bất kính với Thần linh. 

Đây là một bài học quan trọng bậc nhất mà con người hiện đại nên phải tiếp thu, bởi xã hội nhân loại hiện nay cũng đang xuống cấp đạo đức một cách nghiêm trọng, và con người ngày nay hầu như chỉ tin vào chủ nghĩa duy vật chứ không còn tin Thần nữa.

Xem thêm: Lời Cảnh Tỉnh: Khi Con Người Suy Đồi và Dâm Loạn, Chỉ Có Thể Bị Diệt Vong? - Duyên Vạn Cổ

Thế Di

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP