Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử

Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử

Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử

Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử

Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử
Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử
Thứ bảy, 04-01-2025 17:35, (GMT+07:00)
Thảm cảnh của những người già Trung Quốc: Cô độc, bi kịch, nghèo đói... dẫn đến tự tử
25-06-2020 10:48

Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã có chính sách: mỗi gia đình chỉ có một con. Nền kinh tế phát triển đã đẩy những đứa trẻ vào vòng xoáy mưu sinh, bỏ lại gia đình họ nơi quê nhà. Những người già phải vật lộn với sự cô đơn và căng thẳng, tỉ lệ người cao tuổi ở Trung Quốc tự tử đang ở mức báo động…

Vào lần thứ 2 bà Lu Chun cố gắng tự tử, gia đình đã bắt gặp bà đi vào nhà vệ sinh cùng với một chiếc dây lưng. Sau đó, họ đã giật lấy chiếc dây lưng và bắt đầu cảnh giác. Họ phải để mắt tới bà cụ mọi lúc mọi nơi. 

Rồi vào một buổi trưa, sau 20 ngày không rời bà cụ nửa bước, đứa con gái đi ra ngoài để ăn trưa. Bà Lu chỉ ở một mình trong khoảng nửa tiếng, nhưng khi người con gái trở lại, bà đã chết, treo cổ trong sân sau nông trại của gia đình. Đây là một cú sốc lớn đối với các gia đình Trung Quốc. Một thực trạng nghiệt ngã đang xảy ra với người cao tuổi ở Trung Quốc.  

Nền kinh tế phát triển thần tốc của Trung Quốc đã gây ra những hệ luỵ đau buồn cho xã hội. Nông dân đổ xô đến các thành phố, chính sách hạn chế sinh đẻ đã phá vỡ cấu trúc của gia đình truyền thống. Những người trẻ bỏ làng quê và tổ tiên mình, bỏ cha mẹ mình ở vùng nông thôn để lại một thế hệ vật lộn với sự cô đơn, sức khỏe giảm sút từng ngày và hoàn cảnh kinh tế suy yếu. 

Tất cả những vấn đề này khiến họ lâm vào bước đường cùng, và tỉ lệ tự tử tăng cao… 

Những người trẻ bỏ làng quê và tổ tiên mình, bỏ cha mẹ mình ở vùng nông thôn để lại một thế hệ vật lộn với sự cô đơn, sức khỏe giảm sút từng ngày và hoàn cảnh kinh tế suy yếu.
Những người trẻ bỏ làng quê và tổ tiên mình, bỏ cha mẹ mình ở vùng nông thôn để lại một thế hệ vật lộn với sự cô đơn, sức khỏe giảm sút từng ngày và hoàn cảnh kinh tế suy yếu. (Getty)

Cô độc, sợ hãi và đau buồn...

Trong những vùng nông thôn Trung Quốc ngày nay, tỉ lệ người già tự kết liễu đời mình đã vượt trội so với Hàn Quốc; Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi tự tử đứng đầu thế giới. Tại một số vùng nông thôn nước này, gần ⅓ người già đã tự tìm đến cái chết. 

Nhưng không giống những quốc gia khác, người Trung Quốc tự tử không phải vì bệnh thần kinh hay lạm dụng chất kích thích, mà là do những sự kiện đời sống tiêu cực, ví như cãi nhau với con, vợ hoặc chồng qua đời hay do căng thẳng mãn tính xuất phát từ bệnh tật, các vấn đề tài chính dài hạn hoặc cô lập với gia đình. 

Cụ bà Lu đã 70 tuổi vào thời điểm bà tự vẫn. Bà là một người phụ nữ hướng nội, chỉ được đi học một vài ngày khi còn bé, và dành cả cuộc đời mình để chăm sóc gia đình. Tổ tiên của bà hàng thế kỷ trước nằm ở vùng Sun Tun thuộc tỉnh Liêu Ninh, một ngôi làng nhỏ có đường dẫn vào là một con đường bê tông siêu hẹp chỉ đủ để cho một chiếc xe đi qua. Ngôi làng này cách biên giới Triều Tiên không xa. Bà và chồng mình xây nhà tại nơi đây, nằm trên một đường thẳng gồm 6 ngôi nhà san sát nhau. 

Trong căn nhà có 4 túi khoai lang đặt trên sàn. Đây là nơi bà Lu sống. Khi bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng không thể chữa khỏi, nơi đây trở thành “nhà tù" mà bà không thể trốn thoát. Bà không thể ăn, và hầu như không thể uống. “Bà cảm thấy rất buồn vì bệnh tật của mình trở thành gánh nặng quá lâu cho các con và họ hàng", con trai bà Qi Hongtong 52 tuổi chia sẻ. 

Trong những vùng nông thôn Trung Quốc ngày nay, tỉ lệ người già tự kết liễu đời mình đã vượt trội so với Hàn Quốc; Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi tự tử lớn nhất thế giới.
Tỉ lệ người già tự kết liễu đời mình ở vùng nông thôn Trung Quốc ngày nay đã vượt trội so với Hàn Quốc; trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi tự tử lớn nhất thế giới. (Getty)

“Và bà không thể chịu đựng được nỗi đau này thêm nữa. Bà nói bà không muốn sống nữa". Anh con trai cảm thấy tội lỗi: “Tôi đã không trông bà được cẩn thận. Đã 8 năm rồi. Nhưng tôi không nghĩ rằng gánh nặng này cứ ngày một tăng thêm". 

Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt anh… 

Cạnh anh là cha mình, ông Qi Dalei, ông đã không kịp nói lời cuối với vợ. Hiện ông đã 82 tuổi, nhưng không cảm thấy thù hận cuộc đời. “Chúng tôi đã chẳng bao giờ cãi vã. Tôi hiểu vì sao bà ấy lựa chọn vậy". 

Bạn già rồi, và sẽ đến lúc không thể uống trà...

Những người cao tuổi Trung Quốc tự tử vì họ không thể chịu đựng cuộc đời này thêm được nữa. Nó là một vấn nạn của đất nước sau vài thập kỷ khi nền kinh tế mở rộng. Học viện Trung quốc về Khoa học xã hội dự đoán rằng đến năm 2030, Trung Quốc là sẽ xã hội già nhất trên Trái đất. Người già sẽ chiếm 25% dân số. 

Trong hầu hết các quốc gia, người già thường có khả năng tự tử cao hơn người trẻ. Ở Trung Quốc, đất nước này gặp khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. 

Tại các khu vực ngoại thành, người dân nghèo hơn và ít có cơ hội tiếp cận với y tế tốt, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhiều người bị cô lập, sống xa người thân. 

Tại các khu vực ngoại thành, người dân nghèo hơn và ít có cơ hội tiếp cận với y tế tốt, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhiều người bị cô lập, sống xa người thân. 
Tại các khu vực ngoại thành, người dân nghèo hơn và ít có cơ hội tiếp cận với y tế tốt, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhiều người bị cô lập, sống xa người thân. (Getty)

Nhân tố thúc đẩy tỉ lệ tự tử cao ở người già Trung Quốc một phần do thuốc tự tử rất rẻ tiền và có khắp mọi nơi. Luật pháp đã ban hành luật cấm, nhưng vùng nông thôn Trung Quốc vẫn ngập tràn các sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Người nông dân dễ dàng mua được chúng vì giá thành rất rẻ. Một chai nhỏ Paraquat, một loại thuốc diệt cỏ phổ biến, chỉ tốn 4 NDT và đủ độc để giết chết vài con bò. Uống 1 thìa có thể gây ra tử vong. 

Ở một số vùng của đất nước, “người cao tuổi thường có suy nghĩ thế này: Mình già rồi và trở nên vô dụng với con cái và bản thân. Mình không thể sống tự lập, cũng không thể uống trà được nữa. Vậy nên, kết thúc cuộc đời bằng một loại thuốc độc thôi", Jia Shuhua, một giáo sư ở trường đại học Y tế Dalian cho biết. 

Tự tử cũng là một sản phẩm của bi kịch cuộc đời. Hai năm trước, khi Guo Yongpo treo cổ tự tử ở tuổi 72, ông đã rất khổ tâm về nỗi buồn đeo đẳng gia đình ông bấy lâu. Một trong những đứa con của ông đã chết vì bệnh tật và gia đình không có tiền chữa trị cho nó. Một đứa khác chết vì bị chó dại cắn. Một đứa khác bị vợ bỏ đã uống thuốc độc tự vẫn. Ông Guo đã từng có 4 người con trai và một người con gái. Vào thời điểm ông ra đi, 3 đứa con ông đã chết. “Ông ấy đã quá buồn", bà Chang Yijue vợ ông chia sẻ. “Ông ấy không thể thoát ra khỏi nỗi buồn mất con trai ấy". 

Ngay sau đó, đứa con gái duy nhất của hai ông bà cũng qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Bà Chang đã 70 tuổi và chỉ còn điều duy nhất giữ bà lại với cuộc đời này. “Nếu không phải vì cháu gái, tôi cũng không muốn sống nữa", bà nói khi đứng trong căn phòng lạnh lẽo không có lò sưởi -9 độ C. Một lớp màng băng mỏng do nước đóng băng bao phủ dưới đáy của chiếc nồi cơm. Sàn nhà đầy những rác và đồ vật. 

Không chỉ có các loại thuốc độc giá rẻ, hay những suy nghĩ do sự cô đơn lạc lõng của tuổi già, bi kịch cuộc đời cũng trở thành nhân tố không nhỏ gây nên tình trạng tự tử ở người già rất cao.
Không chỉ có các loại thuốc độc giá rẻ, hay những suy nghĩ do sự cô đơn lạc lõng của tuổi già, mà bi kịch cuộc đời cũng trở thành nhân tố không nhỏ gây nên tình trạng tự tử ở người già rất cao. (Getty)

“Tôi không thấy có hạnh phúc nào trong cuộc đời. Điều duy nhất tôi hi vọng là cháu gái tôi có thể học đại học". 

Lối thoát nào cho những người già?

Trong hàng thập kỉ, việc bàn luận về những vụ tự tử ở Trung Quốc là một điều cấm kị. Trong một quốc gia cộng sản như Trung Quốc, cái chết của dân chúng ám chỉ rằng chính quyền không có khả năng lo cho dân. Đến năm 1990, Trung Quốc mới công bố số liệu về các vụ tự tử, vì phải báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế Giới. Nhưng mãi đến năm 1999, một quan chức Trung Quốc mới lần đầu tiên đề cập tới tự tử trong diễn đàn cộng đồng. 

Sau nhiều năm thực hiện các phương án giải quyết vấn nạn như thành lập hotline tự tử, hạn chế thuốc trừ sâu, thiết lập dịch vụ y tế cơ bản cho người già v.v., tỉ lệ tự tử giảm một nửa trong giai đoạn từ 1990 đến 2013. Nhưng những người trong độ tuổi 60 và già hơn vẫn đang tự kết liễu cuộc đời mình mỗi ngày. Dân số già đi, và vì thế tỉ lệ tự tử của người già lại tăng lên trong những năm gần đây. 

Một trong những lý do của việc tự tử là người già Trung Quốc không có cơ hội tiếp cận với người có thể giúp đỡ họ. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần của đất nước này chậm phát triển, nó bị gián đoạn bởi Cách Mạng Văn Hoá, khi các trường đại học phải đóng cửa. Thời đó, Tâm lý học bị tố cáo là phản khoa học - và chỉ hồi sinh vào những năm 1970. Ngay cả khi các trường đại học bắt đầu giảng dạy lại môn học này, rất ít người quan tâm đến nó.

Trong một quốc gia cộng sản như Trung Quốc, cái chết của dân chúng ám chỉ rằng chính quyền không có khả năng lo cho dân. Cho dù thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa, nhưng dân số già đi khiến tỉ lệ tự tử vẫn tăng lên từng ngày.
Trong một quốc gia cộng sản như Trung Quốc, cái chết của dân chúng ám chỉ rằng chính quyền không có khả năng lo cho dân. Cho dù thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa, nhưng dân số già đi khiến tỉ lệ tự tử vẫn tăng lên từng ngày. (Getty)

Bà Wang Jialing ngồi cạnh người chồng nằm liệt giường của mình, ông bị ung thư xương và không thể ngồi dậy. Bà nhìn Giáo sư Jia của học viện Dược Dalian. Cô đến để hỏi thăm về tình hình gia đình bà, và được bà kể về cuộc đời đau khổ: đứa con dâu thì tự tử, con trai bị thương không thể làm việc, khoản nợ ngập đầu tương đương với 10 năm lương hưu, chứng mất ngủ kinh niên khiến bà khổ sở mỗi đêm nhưng vì nghĩa vụ chăm sóc gia đình, bà cụ 72 tuổi phải dậy từ 4 giờ sáng mỗi ngày để nấu ăn. 

“Cuộc đời như chẳng còn lối thoát nào vậy. Tôi đã nghĩ đến việc tự vẫn", bà nói. 

Giáo sư Jia đã phỏng vấn 580 gia đình. Và cô tìm ra một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tự tử ở đây. Điều này vượt xa khỏi sự cô đơn hay là khoảng cách xã hội của người già. Cô thường thấy trong lòng họ là một sự trống rỗng đến đáng thương. 

Ngồi với bà Wang trong một căn phòng lạnh và nhỏ, Jia hỏi: “Bà có đức tin gì không? 

“Tôi không tin vào điều gì hết. Tôi nghĩ ông Trời không có mắt", cụ bà đáp lại. 

Giáo sư Jia quàng vai bà, và đưa bà ra trước cửa sổ, nơi những ánh nắng mùa đông đang chiếu vào. “Hãy tưởng tượng rằng có một vị Phật đang ở ngoài đó. Và bà hãy cầu nguyện với Ngài. Hãy nói với Ngài, ‘Con đã chán lắm rồi. Con đã sống một cuộc đời trung thực. Liệu Ngài có giúp con không?’”.

 
Khoản nợ ngập đầu tương đương với 10 năm lương hưu, chứng mất ngủ kinh niên khiến bà khổ sở mỗi đêm nhưng vì nghĩa vụ chăm sóc gia đình, bà cụ 72 tuổi vẫn phải làm lụng vất vả. “Cuộc đời như chẳng còn lối thoát nào vậy. Tôi đã nghĩ đến việc tự vẫn", bà nói. (Getty)

Nhưng với bà Wang, rất khó để bỏ qua nỗi cay đắng truân chuyên bà từng nếm trải. “Hỡi mặt trăng và những ngôi sao trên bầu trời, tại sao không mở mắt ra để thấy thảm kịch gia đình tôi đã phải chịu đựng?”. 

Theo giáo sư Jia, những vấn đề sức khỏe tâm lý, cũng giống như sức khỏe thể chất, đều phải được chú ý. Người dân cần được giáo dục về các dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm và có thuốc chữa khi cần. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Trung Quốc bị bỏ lại rất xa. “Trung Quốc là một quốc gia thiếu sức mạnh y tế cho những người có ý định tự tử", cô nói. 

Là một quốc gia, Trung Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo và cho họ thức ăn. “Nhưng trái tim họ không đủ đầy. Trái tim họ vẫn rất nghèo nàn", bởi vì họ luôn cảm thấy cuộc đời này chẳng có nghĩa gì cả. 

Cùng với việc giáo dục và cung cấp các dịch vụ y tế, giải pháp của cô cho Trung Quốc là giải quyết tình trạng Vô thần. ĐCSTQ đã xua đuổi và đàn áp tôn giáo. Và giờ chúng ta cần khuyến khích tín ngưỡng quay trở lại. 

Cùng với việc giáo dục và cung cấp các dịch vụ y tế, giải pháp của cô cho Trung Quốc là giải quyết tình trạng Vô thần. ĐCSTQ đã xua đuổi và đàn áp tôn giáo. Và giờ chúng ta cần khuyến khích tín ngưỡng quay trở lại. Ảnh: Một tượng Phật bị phá hủy ở Trung Quốc.
Cùng với việc giáo dục và cung cấp các dịch vụ y tế, giải pháp của cô cho Trung Quốc là giải quyết tình trạng Vô thần. ĐCSTQ đã xua đuổi và đàn áp tôn giáo. Và giờ chúng ta cần khuyến khích tín ngưỡng quay trở lại. Ảnh: Một tượng Phật bị phá hủy ở Trung Quốc. (Getty)

“Nếu tôi là bộ trưởng bộ giáo dục, tôi sẽ thêm vào sách vở của học sinh bài học về ý nghĩa cuộc sống. Cho dù đó là đến từ trường phái nào: Nho giáo, Phật giáo hay Đạo giáo, nhưng nó cần phải được thay thế các học thuyết của Marx, Lenin và Mao Trạch Đông".

“Một người có thể chẳng biết gì về Mao, nhưng ít nhất phải biết cách yêu cuộc đời mình". 

Và cuối cùng, cô quay sang nói với bà cụ Wang rằng: “Hãy cầu nguyện những điều tốt lành cho chồng bà, con trai và cả cháu của bà. Hãy cầu nguyện, và liên tục cầu nguyện. Hãy khóc khi bà muốn". 

Mộc Lam
Theo The Globe and Mail

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP