Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân

Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân

Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân

Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân

Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân
Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân
Thứ bảy, 04-01-2025 14:04, (GMT+07:00)
Thạc sỹ du học Mỹ phải chạy xe ôm kiếm sống: Lãng phí hiền tài quốc gia và xói mòn lòng tin của nhân dân
02-07-2019 09:05

Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về chuyện anh Phạm Quốc Thái tốt nghiệp loại giỏi tại ĐH Arizona, về nước làm việc ở Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP. HCM với mức lương 2,8 triệu đồng, buộc anh phải chạy thêm xe ôm Grab để duy trì cuộc sống. 

 

Những câu hỏi chưa có lời giải

Rất nhiều người bày tỏ không hài lòng với chính sách thu hút và sử dụng nhân tài của thành phố, thể hiện qua rất nhiều điểm bất hợp lý đến mức khó tin:

  • Dùng thạc sỹ du học Mỹ làm công việc của người chỉ cần tốt nghiệp trung học cơ sở.
  • Thành phố vi phạm cam kết “Điều kiện của chương trình là sau khi học xong, ứng viên sẽ về nước làm việc cho các dự án thuộc đề án thành phố thông minh của thành phố”.
  • Không sử dụng nhưng không giải phóng nhân tài để họ đi tìm việc phù hợp, mặc dù tiền học bổng trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng do Công ty Intel tài trợ.

Việc này khiến rất nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng chính sách ‘thu hút nhân tài’, ‘trọng dụng nhân tài’, ‘hiền tài là nguyên khí quốc gia’… đều là những lời sáo rỗng tô vẽ của lãnh đạo? Phải chăng nhân tài và các doanh nghiệp, các tổ chức “bị lừa” bởi những chính sách, những đề án giả tạo, sáo rỗng? Biên chế bộ máy liệu có giống như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó Thủ tướng (1/2013) đã nói: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào (Vnexpress). Bộ máy đã quá dư thừa, không còn chỗ để xếp việc cho các nhân tài? Phải chăng “tình trạng ‘con ông cháu cha’ trong cơ quan Nhà nước đã trở thành vấn nạn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền? Có những cơ sở có tới 40% cán bộ công nhân viên là con ông cháu cha!!! Điều đáng nói là nhiều người trong số này lại là cán bộ yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu công việc, nhưng cũng không thể sa thải(Nhân Dân hằng tháng). Vấn nạn này đã cắt đứt mọi con đường phục vụ trong các cơ quan Nhà nước của những nhân tài và những sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm.

Theo số liệu của trang Wikipedia tiếng Việt, 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi có bằng tốt nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chảy máu chất xám lớn nhất trên thế giới. Còn 30% những nhân tài về nước thì có bao nhiêu người được xếp việc đúng chuyên ngành đào tạo, bao nhiêu người bỏ việc ở các cơ quan nhà nước ra làm ngoài? Những người như anh Thái chắc chắn rằng bỏ việc ngay lập tức khi hết thời hạn hợp đồng như cam kết trong lúc nhận học bổng.

Anh Phạm Quốc Thái (đứng thứ 2 từ bên phải) tại buổi lễ trao học bổng. (Ảnh: mediaonlinevn.com)

Đó là sự lãng phí rất lớn tiền của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhưng sự lãng phí thời gian và thui chột tài năng của biết bao nhân tài còn lớn hơn. Nếu không bị ‘giam giữ’ bởi điều khoản cam kết khi nhận học bổng, họ đã có thể làm được rất nhiều việc, đóng góp rất nhiều cho xã hội theo đúng sở trường của mình. Tuổi trẻ là tuổi của học tập, sáng tạo và cống hiến, nhưng biết bao người đang phải tiêu hao mòn mỏi tuổi thanh xuân của mình để làm những việc của người học cấp 1, cấp 2 cũng làm được. Đến khi ‘thoát’ khỏi cảnh ‘tù đày’ đó thì sức lực giảm sút, nhiệt huyết tiêu tan, ý chí hao mòn, liệu còn đủ tâm huyết và nghị lực để lại bắt đầu một sự khởi đầu mới hay không?

Nhưng tổn thất lớn nhất có lẽ là mất lòng tin. Người dân không còn tin vào chính sách của chính quyền, không còn tin vào cam kết của các quan chức trong bộ máy Nhà nước. Khi chính quyền đánh mất chữ Tín, khi người dân không tin vào chính sách, không tin vào các cơ quan công quyền thì hậu quả thật đáng sợ. Xã hội sẽ chỉ chạy theo đồng tiền, chạy theo quan hệ. Người dân sẽ không sống theo kỷ cương pháp luật vì bị mất lòng tin, dễ dẫn đến việc họ tự xử lý theo ý mình, xử lý theo luật rừng, thuê xã hội đen v.v…

Vấn đề nhỏ nỗi lo lớn: Mất lòng tin là mất lòng dân

Khi Nhà nước mất lòng tin của dân thì cũng mất đi sự chính danh. Đây cũng là nguy cơ lớn nhất của bất kể quốc gia nào. Câu chuyện sau rất đáng để chúng ta, nhất là những người có trách nhiệm quản lý quốc gia, quản lý xã hội suy ngẫm.

Tử Cống hỏi về quản lý quốc gia, Khổng Tử nói: “Lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ, dân chúng tin theo”.

Tử Cống nói: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì ba điều đó bỏ đi cái nào trước?”.

Khổng Tử trả lời: “Bỏ quân đội”.

Tử Cống hỏi: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì hai điều đó bỏ đi cái nào trước?”.

Khổng Tử trả lời: “Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay con người đều chết, dân không tin thì không đứng vững được”.

Có thể thấy đối với Khổng Tử, bất kể là quân đội lớn mạnh hay kinh tế giàu có đều không sánh được với niềm tin của người dân. Người dân tín nhiệm với quốc quân mới là cái gốc lập quốc. Thành tín cá nhân là nền tảng của xã hội, bất kể như thế nào cũng không được vứt bỏ.

Ở đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện có câu đối lấy từ bài thơ “Cảm hứng” của ông rằng:

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản,
Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.

Tạm dịch:

Xưa nay nước lấy dân làm gốc,
Được nước là do được lòng dân.

Khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại Hải Phòng

Thời mới thành lập, nhà Trần là một triều đại non trẻ thay thế nhà Lý, phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, lại đối mặt với cuộc tấn công của quân đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là quân Nguyên Mông – một đội quân mà người châu Âu khiếp sợ: “Vó ngựa quân Nguyên Mông đi đến đâu là cỏ không mọc được ở chỗ đó”. Nhưng nhà Trần đã đoàn kết lòng dân, với hội nghị Diên Hồng, tinh thần quyết đánh được lan ra toàn quốc. Cả nước tin tưởng triều đình, đồng lòng dốc sức kháng chiến, đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng trong lịch sử, viết nên trang sử hào hùng nhất của dân tộc, được Nguyễn Sưởng tóm tắt bằng câu thơ:

Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp,
Bán tại quan hà bán tại nhân.

Tạm dịch:

Đại nghiệp Trùng Hưng ngời muôn thuở,
Nửa bởi non sông nửa do người.

Hơn 100 năm sau, nhà Hồ cũng giống như nhà Trần là một triều đại non trẻ vừa thay nhà Trần, cũng thù trong giặc ngoài, đối diện với cuộc tấn công của nhà Minh. Quân đội nhà Minh thì sức mạnh kém xa quân Nguyên Mông. Nhà Hồ cũng họp bàn kế sách, người con cả của Hồ Quý Ly là Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng nói rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi”. Kết quả nhà Hồ thất bại, Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng và các hoàng tử bị quân Minh bắt đem về nước. Sử thần Ngô Sỹ Liên có viết :“Mệnh Trời là ở lòng dân”. Nhà Hồ không được nhân dân tín nhiệm nên đã không thể tồn tại.

Nam Phương - Theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP