Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”

Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”

Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”

Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”

Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”
Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”
Chủ nhật, 26-01-2025 00:25, (GMT+07:00)
Tập Cận Bình: Trung Quốc đã gặp phải những “vấn đề mới chưa từng có”
15-10-2020 17:51

Hôm 14/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến.

Ông Tập nói rằng, công cuộc đổi mới của ĐCSTQ đã gặp phải nhiều “vấn đề mới chưa từng có”, mức độ phức tạp, nhạy cảm và khó khăn không kém 40 năm trước. Ông cũng nói rằng thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua.

Ngoại giới phân tích cho rằng, điều mà ông Tập Cận Bình gọi là những “vấn đề mới chưa từng có" có lẽ ám chỉ việc ĐCSTQ bị xã hội phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu bao vây, phản kích và chế ngự.

ĐCSTQ gây hấn bốn bề nên bị rơi vào vòng vây của quốc tế

Tại buổi lễ kỷ niệm, ông Tập Cận Bình nói rằng đại dịch toàn cầu coronavirus mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi lớn này; rằng thương mại và đầu tư quốc tế suy thoái nặng, và bố cục nền kinh tế quốc tế, công nghệ, văn hóa, an ninh và chính trị, v.v. đang trải qua những điều chỉnh sâu sắc, thế giới đã bước vào thời kỳ thay đổi hỗn loạn.

Các nhà phân tích nhận định rằng, những vấn đề mà ông Tập nêu ra là kết quả của xu hướng chống chủ nghĩa cộng sản đang dần hình thành trên toàn cầu. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 9/10 rằng, tình thế đã đảo ngược, giờ đây những người dân phổ thông và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đang đoàn kết lại và thận trọng hơn trước mối đe dọa của ĐCSTQ.

Sau khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái, ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh và tuyên truyền rằng virus không "lây truyền từ người sang người" cùng các thông tin sai lệch khác, điều này đã khiến đại dịch lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Tính đến ngày 15/10, toàn cầu đã có hơn 38,74 triệu người nhiễm bệnh và hơn 1,09 triệu người đã chết.

Vì lý do này, các tổ chức và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu truy cứu trách nhiệm che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ và yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường. Trong đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch.

Bà Amanda Stoker, Thượng nghị sĩ Australia, cho biết, các quốc gia trên thế giới có thể nộp đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế, dùng cách thức tương tự như Phiên tòa Nürnberg (1), để đưa lãnh đạo ĐCSTQ ra trước vành công lý. 

ĐCSTQ định lợi dụng dịch bệnh để thay đổi hình ảnh của mình trong mắt người dân thế giới, họ dùng chiêu “ngoại giao khẩu trang” nhưng nó đã phản tác dụng, chính sách này nhanh chóng bị phá sản. Có hai lý do chính dẫn đến sự thất bại này là: Thứ nhất, khẩu trang do Trung Quốc sản xuất có rất nhiều loại là giả và kém chất lượng, nhiều khẩu trang không đạt tiêu chuẩn của các quốc gia và bị trả về với số lượng lớn; thứ hai, các điều kiện giao dịch đi kèm chính sách ‘ngoại giao khẩu trang’ này khiến nhiều nước khó chấp nhận.

Đồng thời, ĐCSTQ lợi dụng thời gian đại dịch tàn phá toàn cầu để đẩy mạnh tần suất các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Bên cạnh đó ĐCSTQ cũng khơi mào xung đột quân sự với Ấn Độ, gây ra nhiều thương vong cho quân đội của cả hai bên.

ĐCSTQ cũng đơn phương phủ nhận "Tuyên bố chung Trung-Anh" và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia" ở Hong Kong, tước đoạt quyền tự trị mức độ cao của người dân Hong Kong.

Các hành vi nêu trên của ĐCSTQ đã khiến cộng đồng quốc tế phản đối và đáp trả một cách mạnh mẽ. Nhiều quốc gia đã hủy bỏ hiệp ước dẫn độ đã ký với Hong Kong. Hoa Kỳ đã hủy bỏ vị thế đặc biệt của Hong Kong; trừng phạt nhiều công ty công nghệ cao của Trung Quốc, chẳng hạn như cấm cung cấp chip cho Huawei; đóng cửa “ổ gián điệp” Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston; cấm các học giả có liên hệ với quân đội ĐCSTQ đến Hoa Kỳ học tập; cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, v.v.

Đồng thời, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng thường xuyên đến châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Á và các khu vực khác để đoàn kết đồng minh chống lại chế độ toàn trị ĐCSTQ. Trong đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan vào tháng Chín, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã đến thăm Nhật Bản vào ngày 6/10 và tổ chức cuộc đàm phán 4 bên với các Ngoại trưởng của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để thảo luận về các chiến lược đối phó với ĐCSTQ.

Chuyên gia: Chính sách mở cửa của ĐCSTQ sẽ không thành công

Ông Tập Cận Bình cũng đề cập tại buổi lễ rằng, ĐCSTQ sẽ tiếp tục mở cửa và Đặc khu kinh tế Thâm Quyến sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, ông lại yêu cầu rõ rằng Thâm Quyến phải điều chỉnh hướng phát triển, trước đây là tập trung vào xuất khẩu thì từ nay phải chuyển sang tập trung vào “nội tuần hoàn” và chú trọng nhiều hơn nữa vào thị trường nội địa Trung Quốc.

Trước sự bao vây của Hoa Kỳ và các đồng minh, nền kinh tế Trung Quốc buộc phải tìm kiếm động lực từ thị trường nội địa và đưa ra chính sách “nội tuần hoàn”. “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” cũng lấy chiến lược “tuần hoàn kép” (cả ở nội địa và quốc tế) làm cốt lõi. Việc điều chỉnh hướng công nghiệp của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một phần quan trọng trong đó.

Ông Ngô Cường (Wu Qiang), nhà bình luận chính trị đương thời người Trung Quốc, nói với BBC rằng, từ bài phát biểu của ông Tập Cận Bình có thể thấy, sau đây phương hướng xây dựng đặc khu sẽ không thực sự là "cải cách và mở cửa" một cách đúng nghĩa nữa.

"Càng nhấn mạnh vào Đặc khu, thì lại càng chứng tỏ rằng hầu hết các nơi khác ngoài đặc khu phải thực hiện quản lý tập trung khép kín nghiêm ngặt”, ông Ngô cho biết.

Ông Ngô Cường cũng cho rằng, Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế khác sẽ phải đối mặt với một thách thức khó khăn trong tương lai: "Là một đặc khu kinh tế, Thâm Quyến không còn tập trung vào thu hút vốn đầu tư nữa mà lại đi theo hướng phát triển công nghệ kỹ thuật. Trung Quốc hiện đang đối mặt với việc bị phong tỏa công nghệ. Làm thế nào để thực hiện điều này đây?".

Nhà bình luận kinh tế Kim Sơn nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, tiền đề của quá trình mở cửa là một xã hội pháp quyền, một chính phủ pháp quyền và một thị trường pháp quyền, đó là những bảo đảm để đạt được một kinh tế thị trường thịnh vượng. Tuy nhiên, Thâm Quyến không có những điều kiện này nên đặc khu kinh tế Thâm Quyến “không phải là kinh tế thị trường thực sự, nên cũng không thể đi đến điểm đích là sự thịnh vượng”.

Về "mô hình phát triển mới - tuần hoàn kép" do ĐCSTQ đề xuất, ông George Magnus, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, Vương quốc Anh, nói với VOA rằng, chiến lược này tự mâu thuẫn.

Ông nói: "Trung Quốc vừa muốn duy trì xuất khẩu và ngoại thương nhưng đồng thời cũng muốn tăng sản xuất trong nước để phục vụ cho việc tiêu dùng trong nước, hai chiến lược phát triển kinh tế này không tương thích với nhau. Vì chiến lược ‘nội tuần hoàn’ đòi hỏi tăng tỷ trọng tiêu dùng và tiền lương trong GDP, trong khi để duy trì xuất khẩu và ngoại thương thì yêu cầu hạ tỷ trọng này hoặc giữ nó ở mức tương đối thấp. Ông Cận Bình không thể có cả hai".

(1) Phiên tòa Nürnberg: là các phiên xét xử quân sự do quân Đồng Minh mở ở Nürnberg, Đức theo Luật quốc tế và Luật chiến tranh sau Thế chiến II, truy tố các lãnh đạo chính trị, quân sự, tư pháp và kinh tế của Đức Quốc Xã đã lên kế hoạch, tiến hành hoặc tham gia cuộc Đại tàn sát và những tội chiến tranh khác.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP