Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”

Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”

Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”

Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”

Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”
Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”
Thứ bảy, 04-01-2025 14:54, (GMT+07:00)
Tập Cận Bình lên tiếng về Hồng Kông: “Ai gây ra phiền toái người đó chịu trách nhiệm”
24-08-2019 14:22

Theo tiết lộ của một “Hồng nhị đại” ở Hồng Kông, từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ đến nay, đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình chính thức đưa ra phát biểu đối với vấn đề ở Hồng Kông. 

Cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã kéo dài sang tuần thứ 11, vào ngày 18/8, hơn 1,7 triệu người Hồng Kông đã can đảm xuống đường biểu tình trong cơn mưa lớn, khiến cả thế giới phải thán phục.

Tập Cận Bình là: "Ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyết, tự mình phải giải quyết hậu quả cho tốt, không được tăng thêm áp lực cho trung ương". (Ảnh: )
Tập Cận Bình là: “Ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyết, tự mình phải giải quyết hậu quả cho tốt, không được tăng thêm áp lực cho trung ương”. (Ảnh: Sohu)

Theo tiết lộ của một vị “Hồng nhị đại“, hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đại biểu tình diễn ra ngày 18/8, giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh và Trung Nam Hải đã thông qua hơn 100 trạm giám sát tại Hồng Kông, cùng với Bộ Công an, Bộ Thông tin, Bộ tổng chính trị quân đội, hơn 2.000 nhân viên tình báo của Bộ Tổng tham mưu và các bộ khác đã trực tiếp theo dõi cuộc biểu tình này. Rất nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi xem cuộc biểu tình ngày 18/8, đều nói “không thể không phục” người Hồng Kông.

Sáng ngày 19/8, Bắc Kinh đã khẩn cấp truyền đạt lại những chỉ thị mới nhất của Tập Cận Bình cho người phụ trách các cơ quan khác nhau ở Hồng Kông. Cuộc họp diễn ra chừng nửa giờ, đối tượng truyền đạt là người đứng đầu các cơ quan của ĐCSTQ tại Hồng Kông, bao gồm cả phó chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc, cùng với quân đội của ĐCSTQ, người phụ trách của các cơ quan xí nghiệp lớn ở Hồng Kông.

Tập Cận Bình: “Ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyết”

Câu nói quan trọng của ông Tập Cận Bình là: “Ai gây ra phiền toái người đó phải tự giải quyết, tự mình phải giải quyết hậu quả cho tốt, không được tăng thêm áp lực cho trung ương”. Ngoài ra, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói: “Người Hồng Kông bị đàn áp mà không khuất phục”, và yêu cầu chính phủ Hồng Kông ngay lập tức phải giải quyết vấn đề dân sinh.

“Hồng nhị đại” còn cho biết, Lý Khắc Cường cũng nói rằng: “Người tên Lâm Trịnh là một người hoàn toàn không đáng tin”. Lý Khắc Cường ám chỉ Lâm Trịnh Nguyệt Nga – Trưởng đặc khu Hồng Kông đã liên kết với Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung ương và Liên minh Dân chủ vì sự tiến bộ của Hồng Kông (DAB), lừa dối lãnh đạo trung ương Tập Cận Bình, khiến Bắc Kinh lầm tưởng họ đã “xử đẹp” Hồng Kông.

“Hồng nhị đại” còn tiết lộ, trước kia, cái gọi là các bộ ngành khác nhau của trung ương tổ chức cuộc “Họp truyền đạt” ở Hồng Kông, đều do người của Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung ương tiến hành, hoàn toàn không đúng chủ trương của Tập Cận Bình. 

Một phương tiện truyền thông khác gọi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình là “Dựa theo mô hình Thành Đô” để giải quyết vấn đề Hồng Kông, nghĩa là thị uy trừng phạt người biểu tình và đạt được sự đồng thuận tại hội nghị Bắc Đới Hà, đây đều là những lời sai sự thật.

“Hồng nhị đại” nói: “Hội nghị Bắc Đới Hà” không thực sự tồn tại. Hiện tại, những lão cán bộ cao cấp của trung ương và những cựu quân nhân quân đội còn sót lại đang nghỉ phép, không còn sức ảnh hưởng về mặt chính trị, Tập Cận Bình cũng không lắng nghe những ‘nguyên lão tiền triều’ nữa.

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cũng bao gồm việc, quân đội sẽ không được phép vào Hồng Kông, cũng như không mong muốn cuộc biểu tình “Phản đối dự luật dẫn độ” ở Hồng Kông lan sang Trung Quốc đại lục, và người dân Hồng Kông đối đầu với Ủy ban Trung ương Bắc Kinh.

Vị “Hồng nhị đại” này hôm đó cũng nghe được truyền đạt, ông nói, ngày 19 sau khi truyền đạt xong, sắc mặt của những người phụ trách Văn phòng Liên lạc của Chính phủ tại Hồng Kông đều rất khó coi.

Sau khi bài phát biểu của Tập Cận Bình được chuyển tải tại Bắc Kinh, Lâm Trịnh Nguyệt Nga – Trưởng đặc khu Hồng Kông vào ngày hôm sau đã có một cuộc tiếp xúc với các phóng viên trước khi diễn ra Hội nghị hành chính, thái độ của bà rõ ràng là đã mềm mỏng hơn, và hứa sẽ tiến hành các cuộc đối thoại và mở rộng phạm vi điều tra của IPCC. 

Cùng ngày, Chủ tịch của IPCC, ông Lương Định Bang, đã công khai bày tỏ sự chấp thuận cho thành lập ủy ban điều tra độc lập và tỏ ý rằng Lâm Trịnh không nên ngăn chặn việc thành lập ủy ban điều tra độc lập.

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: EPA-EFE)
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: EPA-EFE)

Sắc lệnh của Tập Cận Bình liệu có thể ra khỏi Trung Nam Hải?

Kể từ khi phong trào “Phản đối dự luật dẫn độ” diễn ra, Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung ương đã nhiều lần đưa ra những phát ngôn kích động người dân Hồng Kông. Họ thậm chí còn bị cáo buộc là kẻ “giấu tay” đứng sau màn hợp tác giữa cảnh sát và xã hội đen, bao gồm cả sự kiện khủng bố ở Nguyên Lãng ngày 21/7.

Trước đó, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị thuộc phe Giang Trạch Dân, Hàn Chính – người phụ trách các vấn đề Hồng Kông, Trương Hiểu Minh – Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao, Vương Chí Dân – Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc chính phủ nhân dân Trung Hoa, cũng nhiều lần công khai phát ngôn về việc ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Tại hội nghị vào ngày 8/8, Trương Hiểu Minh đã cáo buộc các sinh viên Hồng Kông là những kẻ côn đồ, và cho rằng hành vi bạo lực rõ ràng là dấu hiệu của “Cách mạng màu sắc”, đưa ra những lời đe dọa tấn công người biểu tình Hồng Kông.

“Hồng nhị đại” nói, lần này vấn đề Hồng Kông đã nổ ra toàn diện. Đó là tình hình bạo loạn do Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc của chính phủ, và Lâm Trịnh Nguyệt Nga – đặc khu trưởng Hồng Kông gây nên, bọn họ phải chịu trách nhiệm chính.

“Hồng nhị đại” nói rằng, Tập Cận Bình không tín nhiệm Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng liên lạc chính phủ, cho rằng họ đang tiếp tục thực hiện chính sách của những nhân vật nòng cốt trong hệ thống của Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng và Liêu Huy – cựu chủ nhiệm của Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao. Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao luôn truyền tin giả về Bắc Kinh, sắc lệnh của Tập Cận Bình không ra được khỏi Trung Nam Hải. 

Về cách giải quyết vấn đề Hồng Kông trong tương lai ra sao, “Hồng nhị đại” nói rằng Bắc Kinh rất muốn làm dịu tình hình ở Hồng Kông, có thể bước tiếp theo là một số người ở Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc của chính phủ và Chính phủ Hồng Kông có thể từ chức với lý do “Sức khỏe có vấn đề”. Nhưng thái độ “bình thản” của Bắc Kinh liệu có hiệu quả? “Hồng nhị đại” nói rằng sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông sẽ không nguôi, và nhiều người sẽ xuống đường vào ngày 31/8.

Sau khi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình về Hồng Kông vào ngày 19/8 được truyền đạt đến người đứng đầu các cơ quan khác nhau của ĐCSTQ ở khu vực Hồng Kông, ngày 22/8, trang nhất của tờ báo phát ngôn của ĐCSTQ “Văn hội báo” vẫn đăng bài viết về “Chủ nghĩa khủng bố mới manh nha, trùng với bảy đặc điểm của Hồng Kông”. ĐCSTQ vẫn sử dụng các thủ đoạn lưu manh bôi nhọ và hãm hại để tấn công người biểu tình và kích động người dân Hồng Kông.

Ngày 21/8, người dân kháng nghị một tháng sau sự kiện một nhóm người áo trắng bịt mặt tấn công người biểu tình tại nhà ga Mass Transit Railway ở Nguyên Lãng. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 21/8, người dân kháng nghị sau sự kiện một nhóm người áo trắng bịt mặt tấn công người biểu tình tại nhà ga Mass Transit Railway ở Nguyên Lãng. (Ảnh: Epoch Times)

Tập Cận Bình, Hàn Chính và Vương Hộ Ninh có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề Hồng Kông

Liệu  sắc lệnh của Tập Cận Bình có thể ra khỏi Trung Nam Hải không? Tang Sơn, một nhà bình luận cao cấp về các vấn đề hiện tại của Washington, Hoa Kỳ, nói rằng ông không chắc chắn về chính sách của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.

Ông cho rằng, vấn đề Hồng Kông không đạt được thỏa thuận thống nhất có liên quan đến Tăng Khánh Hồng, người trước kia vốn phụ trách vấn đề Hồng Kông – Ma Cao, và Hàn Chính – người phụ trách các vấn đề Hồng Kông – Ma Cao của ĐCSTQ hiện nay, cuối cùng là Vương Hộ Ninh, thành viên của Ủy ban Thường vụ và hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ.

Tang Sơn cho rằng thực chất sự mềm mỏng của ĐCSTQ là vì Hoa Kỳ đã lên tiếng. Trong thời gian này, Dương Khiết Trì, cựu bộ trưởng ngoại giao của ĐCSTQ và là tổng thư ký hiện tại của Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương, liên tục quan sát thái độ của tất cả các đảng phái ở Washington. ĐCSTQ cảm nhận rõ nét thái độ cứng rắn của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ đối với mình. Trên thực tế, vào ngày 18/8, quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đã đưa ra quyết định nhượng bộ. Lương Ái Thi, đại diện “quyền lực” nhất của ĐCSTQ tại Hồng Kông, trước khi cuộc mít tinh ngày 18/8 bắt đầu đã đưa tin rằng “ĐCSTQ đã trở nên mềm mỏng”.

Vào ngày 18/8, 1,7 triệu người đã tham gia một cuộc mít tinh biểu tình lớn. Phía cảnh sát đã “bớt dữ dằn”, lần đầu tiên họ không bắn súng và xả hơi cay để uy hiếp người biểu tình. “Lực lượng màu đỏ” quy mô lớn hỗ trợ cảnh sát ngày hôm trước đã hoàn toàn biến mất. Bang Phúc Kiến, nhóm áo trắng trước kia rùm beng đến Hồng Kông gây chuyện cũng biệt vô tăm tích, rõ ràng những chuyện này có liên quan đến sách lược mới nhất mà Trung Nam Hải đã đưa ra.

Gần đây tờ Vision Times tại Mỹ đã phỏng vấn phóng viên kỳ cựu Dương Quang, người có nhiều năm trải nghiệm trong giới chính trị Hồng Kông. Ông đã nhận định rằng quân sư của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng) từ lâu đã xây dựng được thế lực tại Hồng Kông. 

Những vụ việc cảnh sát đen và xã hội đen tấn công những người biểu tình ở Hồng Kông chính là băng đảng phái Giang Trạch Dân gây ra. Mục đích lớn nhất của họ là buộc ông Tập Cận Bình cho quân đội vào cuộc, nhưng hiện không thành công.

Về vấn đề ông Tập Cận Bình cho quân đội can thiệp Hồng Kông mang lại lợi ích gì đối với phái Giang, có phân tích chỉ ra rằng phái Giang muốn làm lớn chuyện, hy vọng “Hồng Kông càng hỗn loạn càng tốt”. Nếu ông Tập Cận Bình cho quân đội đàn áp thì vấn đề sẽ được “quốc tế hóa” và Tập Cận Bình sẽ phải chịu sức ép của một “sự kiện Thiên An Môn thứ hai”, điều này không khác gì “tự sát chính trị”.

Thông tin cũng đề cập rằng việc ông Tập Cận Bình trì hoãn không đưa quân đội vào Hồng Kông khiến phái Giang đang rất tức tối. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ (thuộc phái Giang) tung ra tội danh “chủ nghĩa khủng bố” cũng nhằm muốn đạt được mục tiêu đàn áp Hồng Kông, từ từ tiến đến cục diện khiến ông Tập Cận Bình thất thế.

Ông Dương Quang còn cho biết: “Tôi hy vọng Tập Cận Bình sẽ lựa chọn đúng về vấn đề Hồng Kông, hiểu rõ mưu đồ thâm hiểm của phái Giang”.

Gia Hưng (Theo Epoch Times)

 

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP