Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông

Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông

Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông

Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông

Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông
Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông
Thứ tư, 08-01-2025 02:53, (GMT+07:00)
Tập Cận Bình đã xuất hiện sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông
05-02-2020 19:58

Trong lúc dịch viêm phổi Vũ Hán đang tiếp tục lan rộng, lại có tin đồn về Trung Nam Hải đấu đá vì vấn đề này. Sau 6 ngày “ẩn thân” trên truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng đã xuất hiện tại Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị, tiếp tục yêu cầu phòng chống kiểm soát dịch bệnh cần phải “kiên quyết nghe theo chỉ huy thống nhất của Trung ương đảng”, người không phục tùng sẽ bị nghiêm trị. 

Ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường

Theo truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, hôm 3/2, ông Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ, tại hội nghị, ông Tập nói phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cần kiên trì “toàn quốc một bàn cờ”, “kiên quyết phục tùng chỉ huy thống nhất của Trung ương đảng”, đối với những người không phục tùng chỉ huy thống nhất và điều động, ngoài truy cứu trách nhiệm ra thì cũng sẽ trừng phạt theo pháp luật và kỷ luật, v.v.

Bản tin nhắc đến việc Thường ủy bộ Chính trị lắng nghe báo cáo của “Tiểu ban lãnh đạo Trung ương ứng phó với dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng loại mới” và báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh của các cơ quan liên quan, nghiên cứu công tác phòng và kiểm soát dịch trong bước tiếp theo. 

Đài BBC đưa tin hôm 4/2, Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị lần này, Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) đưa tin hơn mười phút, nhưng là phát thanh viên nói từ đầu đến cuối, không có bất cứ cảnh quay ông Tập Cận Bình và các Thường ủy Bộ Chính trị. Còn bản tin của Tân Hoa Xã cũng dẫn lại phát thanh của CCTV. Thông tin quan trọng vậy mà truyền thông nhà nước ĐCSTQ lại dùng phương thức đưa tin khác thường, điều này không khỏi khiến ngoại giới có nhiều đồn đoán. 

Trước đó, hôm 28/1 (mùng 4 Tết), tại cuộc gặp mặt với Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, ông Tập cũng nhấn mạnh, chống dịch bệnh cần “kiên quyết quán triệt bố trí quyết sách của trung ương”, “thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy, thống nhất hành động”. 

Sau khi gặp mặt ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình cũng “ẩn thân”, đến ngày 3/2 với “lộ diện” trên truyền thông, điều này cũng khiến cho giới quan sát có đồn đoán. 

Sáng ngày 3/2, có người dùng Twitter đăng một đoạn video nói, cùng ngày Vũ Hán xuất hiện đội ngũ xe sang với quy cách cấp cao, cơ quan công an địa phương như lâm đại địch. Còn có video nói, ông Tập Cận Bình trong ngày hôm đó đã đến thăm Bệnh viện Hỏa Thần Sơn mới xây dựng. 

Tuy nhiên, lần này truyền thông nhà nước đưa tin cho thấy, ngày 3/2, ông Tập Cận Bình vẫn ở Bắc Kinh để chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị. 

Tại hội nghị lần này, ông Tập Cận Bình lại một lần nữa nhấn mạnh tập trung thống nhất lãnh đạo và nghe Đảng chỉ huy, điều này được cho là có liên quan đến tin đồn gần đây nói ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường xảy ra bất hòa.

 

ĐCSTQ bị chỉ trích là che giấu và phong tỏa thông tin về tình hình dịch bệnh, khiến cho dịch viêm phổi Vũ Hán mất kiểm soát và lan rộng ra toàn Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới. Mặc dù trường hợp chẩn đoán xác nhận lây nhiễm đầu tiên là vào ngày 8/12/2019, nhưng đến ngày 25/1, chính quyền Bắc Kinh mới thành lập “Tiểu ban lãnh đạo công tác Trung ương ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới”. Tuy nhiên, Trưởng Tiểu ban này không phải là lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ Tập Cận Bình, mà là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. 

Ngày 29/1, Thời báo Tự do tại Đài Loan trích dẫn thông tin nói, vào ngày mùng 1 Tết (25/1), ĐCSTQ triệu tập Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị một cách bất thường, thảo luận về vấn đề dịch bệnh tại Vũ Hán. Đối với thái độ xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, tại hội nghị đã bùng nổ xung đột dữ dội, hai phe Thường ủy là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã tranh luận kịch liệt, khiến cho ông Tập Cận Bình “nhường ghế” Trưởng Tiểu ban lãnh đạo Trung ương ứng phó dịch bệnh cho ông Lý Khắc Cường. 

BBC đưa tin cho rằng, ông Lý Khắc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng Tiểu ban lãnh đạo phòng chống dịch bệnh, và đã đến Vũ Hán thị sát. Truyền thông nhà nước nói ông Lý Khắc Cường nhận sự ủy thác của ông Tập Cận Bình, ngày 27/1, ông Lý đã đến thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc để nắm bắt tình hình dịch bệnh, thăm hỏi người bệnh và nhân viên y tế. Vậy vì sao ông Tập lại không đích thân đến Vũ Hán? Nói ông Tập Cận Bình “chỉ nắm giữ ấn soái mà không xuất chinh” cũng không phải là quá. 

Bản tin của BBC cũng chỉ ra, từ khi cao tầng của ĐCSTQ thừa nhận dịch bệnh bùng phát đến nay, ông Tập Cận Bình nhiều lần phát biểu chỉ thị cao nhất. Nhưng ông không chỉ chưa từng đến Vũ Hán, mà truyền thông nhà nước cũng không hề đưa tin ông đến bất cứ bệnh viện nào để thăm hỏi nhân viên y tế đang ở tuyến đầu và bệnh nhân, hoặc đích thân đến cảm ơn những nhà hảo tâm đã quyên góp tiền và vật tư. 

Bản tin cho rằng, từ góc độ những nhà quan sát Trung Quốc của phương Tây, lần dịch bệnh này không thấy bóng dáng của ông Tập Cận Bình, thực sự có có chút khó hiểu. 

Nhà báo Hà Tần chia sẻ với Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) rằng, ông Tập Cận Bình nắm đại quyền trong tay, nắm giữ rất nhiều Ủy ban và Tiểu ban, nhưng Tiểu ban phòng chống dịch bệnh này lại là ngoại lệ. Tiểu ban này xử lý chính là công việc cấp quốc gia, thậm chí là việc quan trọng nhất trên thế giới, liên quan đến sinh tử. Sai lầm trong xử lý vấn đề này có thể sẽ trở thành thất bại chính trị của ông? 

Nhà bình luận thời sự Lâm Hòa Lập tại Hồng Kông cho biết, sở dĩ ông Tập Cận Bình được chọn đứng đầu tiểu ban phòng chống dịch bệnh, là xuất phát từ cân nhắc chính trị. Nếu như tình hình dịch bệnh xấu đi, thì ông sẽ phải gánh vác trách nhiệm. 

Ông Lâm Hòa Lập nói với CNA rằng: “Lý Khắc Cường dám đến Vũ Hán, còn Tập Cận Bình không dám. So với dịch bệnh đường hô hấp cấp (SARS), khi đó đích thân Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đến vùng dịch nghiêm trọng, hiện tại ông Tập Cận Bình lại ở Bắc Kinh chờ đợi một cách an toàn.”

Hôm 4/2, tờ The Guardian tại Anh Quốc có bài viết trích dẫn phân tích của chuyên gia về vấn đề Trung Quốc nói, có lẽ ông Tập Cận Bình cố ý làm thế này. Bởi vì ông nắm đại quyền trong tay, gây dựng bản thân mình thành hạt nhân của ĐCSTQ, nếu dịch bệnh dẫn đến biến động chính trị, thì rủi ro chính trị mà ông đối mặt có lẽ sẽ lớn hơn. 

Còn theo Giáo sư Vivienne Shue của Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Đại học Oxford cho rằng: “Nếu tình hình có cải thiện, ông ấy (Tập Cận Bình) có thể sẽ quy công lao về bản thân mình. Nếu tình hình xấu đi, ông có thể đẩy trách nhiệm lên đầu ông Lý Khắc Cường.”

Ngày 28/1, trong cuộc hội kiến với Giám đốc WHO, ông Tập Cận Bình từng nói: “Đối với công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh lần này, tôi vẫn luôn đích thân chỉ huy, đích thân bố trí”, dường như là có ý phản bác những đồn đại bên ngoài. 

Ông Lâm Hòa Lập cho biết, đây là vì nội bộ ĐCSTQ và công chúng có khả năng rất nhanh sẽ xuất hiện tiếng nói chống lại, buộc ông Tập Cận Bình phải chọn cách khác thường, nhấn mạnh bản thân mình đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

Tuy nhiên trong các bản tin của Tân Hoa Xã sau đó, câu nói trên của ông Tập đã bị lược bỏ.

Trí Đạt - Đăng theo trithucvn

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP