Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?

Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?

Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?

Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?

Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?
Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?
Thứ ba, 14-01-2025 04:39, (GMT+07:00)
Tăng ni chứng minh tài sản cá nhân, điều này có đúng với lời Phật dạy?
24-11-2022 10:05

Cách đây 2.500 năm, Phật Thích Ca vì để các đệ tử buông bỏ tất cả những chấp trước và dục vọng đối với danh, lợi, tình, Ngài đã dẫn họ đi khất thực, khổ hạnh tu hành. Các đệ tử không được mang theo bất kể đồ vật nào, chỉ mang theo một chiếc bát nhỏ xin cơm.

 

Trong giới luật mà Đức Phật để lại, người chân tu Phật Pháp phải đoạn tuyệt hoàn toàn với thế duyên và các lợi ích vật chất, chỉ chú trọng tu tâm tính để thăng hoa cảnh giới. Trải qua một thời gian lâu, những điều chân chính trong Pháp môn Đức Phật khai truyền đã không còn nguyên vẹn và thay đổi hoàn toàn khi đến thời kỳ mạt Pháp, mạt kiếp - chính là nói đến thời khắc hôm nay. 

 

Phật đi khất thực để giúp cho mọi người hiểu ra sự khổ và biết cách thoát khổ.

Phật Thích Ca chỉ cho phép đệ tử mang theo một chiếc bát khất thực tu hành

 

Tăng ni không chứng minh được tài sản riêng, khi hoàn tục không được mang theo tài sản

 

Mới đây, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ cố gắng đưa vào những quy định để phù hợp với Luật đất đai, như quy định về sở hữu tài sản, sổ đỏ được cấp cho chùa chứ không cấp cho cá nhân tăng, ni…

 

Thông tin được hòa thượng Thích Gia Quang - phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hòa thượng Thích Huệ Thông - phó tổng thư ký, chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ tại buổi họp báo chiều 23-11 tại Hà Nội về việc tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027.

 

Ngoài ra, đại hội sẽ tu chỉnh hiến chương của giáo hội để phù hợp với Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật đất đai để hài hòa giữa pháp luật nhà nước và hoạt động của giáo hội trong thực tế.

 

Ví dụ, hiến chương sẽ hướng dẫn các chùa xin cấp con dấu từ Nhà nước, từ đó mới được giao đất và quyền sử dụng đất, cấp sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai. Lâu nay có chùa có con dấu có chùa không, một số chùa chưa làm sổ đỏ.

 

Cùng chuyện quản lý tài sản ở chùa, chỉnh sửa hiến chương của giáo hội, hòa thượng Thích Huệ Thông cho biết thêm hiến chương giáo hội trước đây chưa quy định cụ thể quyền tài sản của cá nhân tăng ni. Hiến chương mới sẽ có quy định rõ về vấn đề này để tránh tình trạng sử dụng tiền của Tam Bảo làm của riêng.

 

Trước đây hiến chương cũng không quy định chuyện tài sản, nhưng Nội quy Ban Tăng sự của giáo hội đã quy định rõ. Theo đó, nếu tăng ni đang ở chùa, muốn sở hữu tài sản riêng phải chứng minh được tài sản là của riêng mình như tài sản do cha mẹ, anh chị em cho tặng hay do phật tử cúng dường riêng cho tăng ni…

 

Còn nếu không chứng minh được, toàn bộ tài sản đều thuộc của Tam Bảo. Nếu hoàn tục mà nói đó là tài sản riêng để mang đi giáo hội không chấp nhận.

 

Phật Thích Ca Mâu Ni khải thị điều gì về Phật giáo trong thời mạt Pháp, mạt kiếp?

 

2500 năm trước, ba tháng trước khi nhập niết bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với các đệ tử và tín đồ sự thật rằng sau khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, giáo pháp tương lai sẽ bị diệt vong. Đức Phật nói rằng “trong tương lai, khi Phật giáo sắp diệt vong, nhân gian ngũ nghịch trọc thế; người ta mặc quần áo hở hang, phạm 5 giới cấm, uống rượu, ăn thịt, giết người, và tham lam…”

 

2 dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời mạt kiếp

Ba tháng trước khi nhập niết bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với các đệ tử và tín đồ sự thật rằng sau khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, giáo pháp tương lai sẽ bị diệt vong.

 

Trong bộ Niết Bàn của Đại Tạng Kinh Phật Giáo có cuốn “Phật Pháp diệt độ”, ghi lại lời tiên tri về những gì sẽ xảy ra sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn. Khi ấy A-nan, một trong mười đệ tử của Thích Ca Mâu Ni đến hỏi Đức Phật nguyên do, lúc đầu Đức Phật im lặng không trả lời, sau 3 lần Đức Phật mới tiết lộ nội dung của “Phật Pháp diệt độ”. Bài Pháp thoại này đã khiến môn đệ “nghe kinh mà lòng sầu muộn”. Ngài nói rõ ràng với Anan và các đệ tử cùng tín đồ khác có mặt rằng nhiều năm sau khi Ông qua đời, tức là vào cuối thời mạt pháp và mạt kiếp cuối cùng, giáo pháp mà Ông truyền sẽ bị diệt vong.

 

Là một bậc Giác Giả đại trí đại huệ, cũng giống như nhiều bậc giác ngộ khác trong lịch sử, Thích Ca Mâu Ni biết rất rõ tương lai của Pháp mà Ông đã truyền, Ông gọi xã hội thời mạt pháp lúc mấy giờ là “ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này ma quỷ sẽ chuyển sinh vào chùa làm bại hoại Phật giáo. Làm bại hoại bằng cách nào? “Vận xiêm y thế tục, thích áo cà sa ngũ sắc, uống rượu ăn thịt, sát sinh tham mùi vị, không có từ tâm lại càng sinh lòng đố kỵ ghen ghét lẫn nhau”.

 

Trong chùa bọn chúng không tu đạo đức, chùa miếu bị bỏ hoang không được phục tu mà bị phá hủy. Chúng tham tài vật, chỉ tích cóp mà không chia sẻ làm công đức. Buôn bán nô lệ, canh tác, trồng trọt. Đốt rừng làm tổn thương muôn loài, không có tâm từ bi. Những kẻ nô tài làm hòa thượng, làm ni cô. Không có đạo đức, dâm dật hỗn loạn, nam nữ không theo giới quy”.

 

Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết rằng: “Những kẻ khoác áo cà sa ở bên trong làm loạn Pháp, hoặc dựa vào Pháp của ta trốn tránh quan truy bắt, cầu làm tín đồ mà không tu giới luật. Mặc dù đầu tháng, giữa tháng cũng mang danh tụng kinh, trai giới, nhưng chán nản, lười biếng, không muốn nghe. Kinh không tụng tập, hoặc cắt trước bỏ sau không muốn tụng hết. Có người đọc hết thì không biết nghĩa câu chữ, xảo biện coi lý giải của mình là đúng, mà không muốn tham vấn hỏi những người cao minh. Kẻ kiêu căng cầu danh, hư hiển tỏ vẻ cao thượng mong người khác cung phụng”.

 

Tới lúc đó xã hội nhân loại sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng gì?

 

Đầu tiên, “Người dân cần cù vất vả, quan lại mưu tính vơ vét, hà khắc. Không thuận theo đạo lý, chỉ nghĩ đến hưởng lạc và mê loạn. Kẻ ác nhiều như cát sông cát biển, người thiện rất ít chỉ có một vài người”. Đạo đức xã hội phổ biến suy bại, những quy phạm đạo đức thời xưa không đủ để duy trì và giữ cho xã hội được ổn định, mà phải dựa vào một hệ thống pháp luật và chính trị càng ngày càng phức tạp.

 

Cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm của ĐCSTQ đã biến người dânTrung Quốc trở thành “bảy vô”: vô sản, vô tri, vô tình, vô pháp, vô đức, vô tín ngưỡng, vô giới hạn. Cuối cùng là hoàn toàn thiếu đạo đức. Ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, con người bị biển thông tin nhấn chìm, đầu óc chỉ toàn những khái niệm dị hợm, biến dị và cũng mất đi những khái niệm đạo đức cổ xưa. Trong sự suy đồi của đạo đức, cái gọi là tình yêu, tình bạn, lòng tốt và trách nhiệm là điều khó có thể tồn tại. Đạo đức bại hoại là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ, và vấn nạn gia đình lan rộng sẽ dẫn đến tệ nạn xã hội. Đây là một khía cạnh gây nguy hại cho xã hội.

 

Đạo đức bại hoại, là nguyên nhân khiến hoàn cảnh sinh tồn của nhân loại ngày càng khắc nghiệt, khí hậu bất thường, thiên tai nhân họa thường xuyên xảy ra: “Lũ lụt và hạn hán bất thường, ngũ cốc không chín, và dịch bệnh tràn lan khiến nhiều người bị chết”.

 

Với khoảng cách không gian hàng nghìn dặm và thời gian hàng trăm năm, những lời tiên tri lại có sự trùng hợp đáng kinh ngạc. Lời giải thích duy nhất là tổ tiên loài người đang làm mọi thứ có thể để chúng ta lựa chọn đúng con đường hướng đến tương lai, với nền văn hóa và phương thức riêng của họ, họ gieo mầm thức tỉnh chúng ta. Trong thảm họa, con người chỉ có thể duy trì thiện niệm, thành tâm sám hối lỗi lầm thì mới là linh đan diệu dược để vượt qua hết thảy những thống khổ và tai ương đến với nhân loại

 

Trong Phật giáo cũng lưu lại dự ngôn về việc tương lai sẽ xuất hiện một vị Thánh tại phương Đông, người sẽ dẫn dắt nhân loại trở về con đường đúng đắn và khai sáng một kỷ nguyên mới, lúc này “Hoa Ưu Đàm”, loài hoa mang điềm lành sẽ nở rộ ở khắp mọi nơi. Trong thế giới ngũ độc này, mang trên mình đôi mắt huệ nhãn thì sẽ tìm được chìa khóa thông quan.

 

Video: Khải thị của Đức Phật về hoa Ưu Đàm

 

Phật Pháp trong Phật giáo tại sao lại bị diệt vong? Và trong tương lai, Phật Di Lặc – vị Thánh từ phương Đông sẽ khai truyền Pháp mới nào? Đến khi ấy, những Pháp lý chân chính trong Phật Pháp sẽ được Ngài phổ truyền, giao hóa và tu chỉnh lại chúng sinh.

T.H (SecrechinaTTO)

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP