Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho

Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho

Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho

Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho

Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho
Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho
Chủ nhật, 29-12-2024 22:38, (GMT+07:00)
Tâm lý “đứa trẻ-cái kẹo” và mặc cảm của người đi cho
05-10-2019 15:23

Mỗi ngày, bạn cho đứa trẻ một cái kẹo, nó rất hoan hỉ đón nhận. Thời gian đầu, đứa trẻ khoanh tay cám ơn và nó thực sự biết ơn bạn vì đã cho nó cái kẹo. Lâu dần, đứa trẻ thành quen, nó chìa tay nhận cái kẹo của bạn và cho rằng đó là điều nó xứng đáng được nhận dù nó chẳng làm gì cho bạn cả. Cái tâm lý đó được phát triển, cho đến một ngày, nó nghĩ việc bạn cho nó cái kẹo mỗi ngày là bổn phận và trách nhiệm mà bạn phải làm.

Ảnh Internet

Rồi bỗng dưng một hôm, bạn không còn khả năng hoặc chỉ đơn giản bạn không thích cho đứa trẻ cái kẹo nữa, nó sẽ oán trách bạn tại sao bạn không tiếp tục cho nó kẹo. Đứa trẻ quay ra hằn học, dỗi hờn, ăn vạ, trách móc và thậm chí sẽ nhặt đá ném vào cửa sổ nhà bạn. Nó không nhớ gì đến hàng trăm cái kẹo bạn đã cho nó trước đó. Điều duy nhất đọng lại trong tâm trí nó là bạn không cho nó kẹo nữa. Thế thôi.

Cái tâm lý của đứa trẻ con có hình thành và phát triển ở người lớn không? Có. Nó lẩn khuất, bị che giấu và bao bọc bởi các hình thức khác nhưng về bản chất thì như nhau. Vậy nên mới có chuyện một người được yêu thương, khi tình yêu mất đi thì quay sang thù hận. Một người được người thân, bạn bè đối xử tốt thì luôn đòi hỏi điều đó ở người thân, bạn bè, khi bạn không giúp được thì trách móc cứ như họ bắt buộc phải có trách nhiệm giúp mình, nếu không thì họ là những người xấu xa, bất chấp những việc tốt đẹp trước đó họ đã làm cho mình… Rất nhiều ví dụ trong tất cả các quan hệ cho ta thấy điều này.

Những người mang tâm lý “đứa trẻ và cái kẹo” luôn trách người khác và luôn tìm ra cách để đổ lỗi. Họ không biết đến khái niệm mang ơn và tha thứ.

Vài năm trước, có nhiều người đổ lỗi cho Châu Âu và Mỹ bỏ rơi các nước Bắc Phi – Trung Đông cho chế độ độc tài nên mới tạo ra làn sóng di cư ồ ạt vào Châu Âu như hiện nay. Và cũng không ít người đổ thừa do Mỹ rút quân nên Việt Nam Cộng Hòa mới thất thủ và không tiếc lời trách móc. Đây chính là “tâm lý đứa trẻ và cái kẹo” ở phía nhận được.

Ngược lại, ở phía cho đi, đôi khi cũng có một loại tâm lý mặc cảm mâu thuẫn khác, họ luôn nhận lỗi về mình và luôn cố gắng cho đi tất cả những gì họ có thể và họ có thể chết vì một lý tưởng, niềm tin mà họ theo đuổi. Khi đứa trẻ trách móc họ không cho nó kẹo nữa, người “mặc cảm thánh tử đạo” sẽ rất đau đớn, buồn rầu, tự trách và tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu cho đứa trẻ.

Họ sẽ mãi day dứt và luôn cố gắng để làm hài lòng những người xung quanh, kể cả với người không xứng đáng, bởi trong suy nghĩ của họ không ai là không xứng đáng.

Người có tâm lý mặc cảm này thường được tụng ca là “nhân ái”. Nhưng sự “nhân ái” đó có thể làm hại đến những người chung quanh vì sẽ làm cho người chung quanh ỷ lại và không còn có thể tự phát triển.

Các nước Châu Âu, Mỹ mở cửa đón người nhập cư với tinh thần nhân đạo cao độ trên tinh thần tâm lý “mặc cảm thánh tử đạo”. Và họ quên rằng, cho dù nhân ái đến đâu, rộng cửa đến đâu thì họ cũng không thể gồng gánh tất cả các dân tộc bị áp bức trên lưng mình.

Tại sao người ta có thể chấp nhận từ bỏ tất cả, chấp nhận cả việc có thể chết để đi tìm cái kẹo ở người khác, nơi khác, mà không thể chấp nhận từ bỏ những lợi ích trước mắt và chấp nhận chết để tự đứng lên làm một điều gì đó hòng thay đổi môi trường sống, tạo ra chiếc kẹo cho riêng mình và cho con cháu mình???

Nguồn facebook Nguyễn Thị Bích Ngà
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP