Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?

Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?

Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?

Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?

Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?
Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?
Thứ bảy, 04-01-2025 13:35, (GMT+07:00)
Tại sao ông Tập đến thăm Tây Tạng thay vì vùng lũ Hà Nam?
23-07-2021 14:00

Cùng thời điểm mà khắp tỉnh Hà Nam, Trung Quốc xuất hiện các WeChat và Weibo kêu gọi cứu trợ thì một số video không chính thức về chuyến đi đến Lhasa, Tây Tạng của ông Tập Cận Bình cũng được lan truyền trên mạng.

Ông Bawa Kelsang, Đại diện tại Đài Loan của Chính phủ lưu vong Tây Tạng - với tên gọi chính thức là Chính quyền Trung ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration), đã có cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do (RFA) vào ngày 22/7. Ông nói rằng, tin tức đến từ Tây Tạng cách đây vài ngày cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 27/7, cấm mọi chuyến bay đến Lhasa và đột ngột đóng cửa Cung điện Potala. Từ những dấu hiệu này, về cơ bản có thể kết luận rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc có lẽ đã đến Lhasa trong hai ngày qua.

Bên cạnh đó, một số hình ảnh và video do người Tây Tạng tại địa phương đăng tải cũng cho thấy ông Tập Cận Bình đã đến Lhasa. Ông Tập bước ra khỏi cửa hàng quần áo Tây Tạng Duojiucang và vẫy tay với quần chúng ở bên ngoài chùa Jokhang trên Quảng trường Barkhor ở Lhasa. Có rất đông vệ sĩ tháp tùng và ông đã có bài phát biểu ngắn gọn tại quảng trường. Tuy nhiên, các kênh truyền thông trong nước Trung Quốc không đưa tin về sự kiện này.

Ông Bawa Kelsang nói: "Tôi nghe nói rằng Tập Cận Bình đã đến khu vực Nyingchi. Tuyến đường sắt Lhasa - Nyingchi mới khai thông hai ngày trước. Vào tháng 6, Tập Cận Bình đã đến khu vực Thanh Hải của Tây Tạng, và lần này lại đến Lhasa. Có thể hiểu rằng, sau gần 10 năm kể từ khi ông ta giữ chức Tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 2012, việc Tập Cận Bình lần đầu tiên đến Lhasa cho thấy ĐCSTQ rất tự tin, rằng toàn bộ Tây Tạng đã được kiểm soát chắc chắn bởi cái gọi là bộ máy duy trì độ ổn định của ông ta".

Đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Đài Loan cho biết, từ các chuyến thăm liên tục đến Tây Tạng trong hơn một tháng qua của ông Tập có thể thấy, ĐCSTQ cho rằng vấn đề Tây Tạng, vấn đề Tân Cương và các vấn đề dân tộc thiểu số khác đã trở thành những vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp. Chuyến thăm Lhasa lần này của ông Tập làm dấy lên lo ngại rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc đàn áp khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn đối với người Tây Tạng.

Ông Bawa Kelsang cũng nhấn mạnh: "Điều cần chú ý là ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ gặp cảnh sát vũ trang và Quân Giải phóng Nhân dân trong Quân đội Tây Tạng. Thông điệp gì sẽ được tiết lộ trong các bài phát biểu này? Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng nghiêm trọng hơn, [còn có] chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (của Mỹ), những điều này làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề Tây Tạng, Tập Cận Bình sẽ nói về nội dung nào? Đó sẽ là dấu hiệu để chúng ta nhìn nhận thái độ của Tập Cận Bình đối với vấn đề Tây Tạng".

Theo báo cáo của các kênh truyền thông chính thức Trung Quốc, tính đến sáng thứ Năm (22/7), trận mưa kỷ lục tại địa phương đã khiến 33 người thiệt mạng, 8 người mất tích và hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng. Chính quyền đã bố trí nơi sơ tán cho 250 nghìn người. 

Mặc dù mưa ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đang giảm dần, nhưng 4 thành phố khác ở phía bắc tỉnh này bao gồm Tân Hương, An Dương, Hạc Bích, Tiêu Tác lại phải hứng chịu một trận mưa cực lớn khác vào hôm thứ Tư (21/7).

Người dân Hà Nam đang lan truyền thông điệp kêu cứu trên WeChat và Weibo. Nhiều cư dân mạng đã tự phát thành lập các nhóm cứu trợ, họ công bố thông tin khẩn cấp và thông báo về những người mất tích để giúp những người bị mắc kẹt liên lạc với lực lượng cứu hộ.

Mưa lớn và lũ lụt ở Hà Nam cũng tiếp tục trở thành tiêu điểm của truyền thông Trung Quốc, tuy nhiên, các bản tin chính thức vẫn tập trung vào việc tuyên truyền thành tích cứu hộ và câu chuyện cứu người gây cảm động của chính quyền. Ngoài ra, họ cũng lặp đi lặp lại, nhấn mạnh rằng đây là cơn mưa “ngàn năm mới xuất hiện một lần”, và gần như không có phân tích hay thảo luận về nguyên nhân xảy ra thảm họa. Động thái này của truyền thông làm dấy lên nghi ngờ.

Ông Tập Cận Bình đã không đến Tây Tạng trong mười năm, vì vậy chuyến đi này có lẽ là một "vở kịch lớn" được sắp xếp trước. Vở kịch đến thăm Lhasa về mặt khách quan có thể đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi hàng loạt thảm họa đã và đang ập đến. 

Nhưng trên thực tế, không ai mong đợi Tập Cận Bình sẽ đích thân đến thăm nơi cứu tế thiên tai, điều này dường như chưa bao giờ thuộc trách nhiệm làm tổng bí thư đảng của ông ta. Một nhà lãnh đạo quốc gia không phải do dân bầu đương nhiên được hưởng lợi thế trong chế độ này.

Bài gốc  NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP