Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?

Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?

Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?

Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?

Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?
Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?
Thứ hai, 30-12-2024 02:37, (GMT+07:00)
Tại sao nói tết Đoan Ngọ năm Canh Tý 2020 là hiếm thấy nhất trong thế kỷ này?
27-06-2020 13:21

Ngày mùng 5/5 Âm lịch là tết Đoan Ngọ, một lễ tết dân gian truyền thống của Trung Quốc. Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ trong năm Canh Tý 2020 “khác thường” này, cũng trở thành tết Đoan Ngọ hiếm có nhất của thế kỷ.

 

Theo Dương lịch năm 2020 là một năm nhuận (năm 2020 chia hết cho 4). Theo Âm lịch năm con chuột – Canh Tý cũng là năm nhuận, nhuận tháng 4 (bắt đầu từ ngày 23/5 đến hết ngày 20/6). Khi Âm lịch và Dương lịch đều là năm nhuận, thì đó là một “năm nhuận kép”. (Ảnh:TH)

Tết Đoan Ngọ trong “năm nhuận kép”

Một chuyên gia thiên văn học cho biết, tết Đoan Ngọ năm nay rất đặc biệt, là một trong 3 tết Đoan Ngọ đến muộn nhất trong thế kỷ 21, bởi vì năm nay là “năm nhuận kép”. 

Theo Dương lịch năm 2020 là một năm nhuận (năm 2020 chia hết cho 4), tháng 2 có 29 ngày, cả năm là 366 ngày. Theo Âm lịch năm con chuột – Canh Tý cũng là năm nhuận, nhuận tháng 4 (bắt đầu từ ngày 23/5 đến hết ngày 20/6), tổng cộng cả năm có 384 ngày. Do đó, khi Âm lịch và Dương lịch đều là năm nhuận, thì đó là một “năm nhuận kép”.

Tết Đoan Ngọ năm ngoái tương ứng là vào ngày 7/6, nhưng năm nay, do ảnh hưởng của  “năm nhuận kép”, nên các lễ tết Âm lịch trong năm Canh Tý như tết Đoan Ngọ… ngày tương ứng trong lịch Dương sẽ bị kéo dài hơn 18 ngày so với năm ngoái, vì vậy ngày tương ứng với tết Đoan Ngọ năm nay tất nhiên sẽ rơi vào ngày 25/6.

Trong 100 năm của thế kỷ 21, tổng cộng có có 3 năm là có tết Đoan Ngọ đến muộn nhất, lần lượt là các năm 2001, 2020 và 2058, và các ngày Dương lịch tương ứng đều rơi vào ngày 25/6.

Để hài hòa khoảng cách giữa Dương lịch và Âm lịch, tránh không cho tháng năm của Âm lịch và bốn mùa không ăn nhập với nhau, cứ hai hoặc ba năm Âm lịch sẽ có một tháng nhuận, tức là 13 tháng một năm, thông thường là 384 ngày, có một vài năm đặc biệt thì 383 ngày, thỉnh thoảng hiếm hoi cũng có năm tới 385 ngày, chẳng hạn như năm 2006.

Theo các chuyên gia, “nhuận tháng 4” là tương đối hiếm, thông thường cách 8 hoặc 11 năm, thậm chí 38 năm mới xuất hiện 1 lần. Trong thế kỷ 21, tổng cộng có 8 năm “nhuận tháng 4”, năm gần đây nhất là năm 2012 (năm Nhâm Thìn), và năm tiếp theo là năm 2058 (năm Mậu Dần).

Ngoài ra, trong dân gian truyền tụng câu nói như sau: “Nhuận tháng Tư, ăn cây lá“. Trước đây, mỗi khi nhuận tháng 4, là các năm đó đói kém, sâu bệnh thường xuyên, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Do đó, người già ở nông thôn rất sợ “nhuận tháng 4”.

Trong dân gian cũng tin rằng khi gặp năm nhuận tháng nhuận, thì sẽ có hai thái cực song song đó là hỷ sự sẽ tăng gấp đôi, và tai họa cũng càng trầm trọng.

 

Trước đây, mỗi khi nhuận tháng 4, là các năm đó đói kém, sâu bệnh thường xuyên, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Do đó, trong dân gian truyền tụng câu nói như sau: “Nhuận tháng Tư, ăn cây lá”. (Ảnh: FB)

Trong những tháng gần đây, khí hậu ở Trung Quốc rất bất thường, tuyết và mưa đá đột ngột rơi xuống ở một số nơi, hạn hán đã xảy ra ở một số khu vực và nhiều loại côn trùng gây hại đã xuất hiện. 

Ngoài ra, kể từ tháng 6, những cơn mưa xối xả đã gây ra thảm họa trên khắp Trung Quốc và gần 200 con sông trên khắp đất nước đã xuất hiện những trận hồng thủy có mực nước vượt qua mức cảnh báo, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng. Vì vậy, thực phẩm và nạn đói năm nay sẽ trở thành một vấn đề nan giải.

Mưa trong tết Đoan Ngọ là hung hay cát?

Tết Đoan Ngọ năm nay, Bắc Kinh mưa đá hình virus, Hồ Bắc vượt mức báo động lũ. Trong dân gian tin rằng khi gặp năm nhuận tháng nhuận, thì sẽ có hai thái cực song song đó là hỷ sự sẽ tăng gấp đôi, và tai họa cũng càng trầm trọng. Do đó, những người lớn tuổi rất sợ “nhuận tháng 4”. (Ảnh: The Epochtimes)

“Đoan Ngọ Vũ” là một tập tục dân gian cổ xưa của Trung Quốc cổ đại. Người dân tin rằng, tết Đoan Ngọ trời đổ mưa thì là điềm hung; ngược lại thì là điềm lành. 

Có một câu nói rằng: “Tối phạ Đoan Ngọ tiết thuỷ, bất phạ thất nguyệt bán quỷ”, đại ý rằng ma quỷ vào tháng Bảy cũng không đáng sợ bằng nước vào tết Đoan Ngọ. Điều đó có nghĩa là nếu tết Đoan Ngọ trời mưa to, thì là một điều đặc biệt xui xẻo. Một khi thảm họa lũ lụt xảy ra, nó sẽ có tác động đến sự sinh trưởng của cây trồng.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, tháng 5 là “tháng tà ác” và ngày 5/5 là “ngày tà ác”. Bởi vì đây là thời điểm bắt đầu mùa hè, mùa của sự lây lan của nhiều bệnh dịch virus khác nhau. Ngày 5/5 là khởi đầu của những ngày nóng nhất. Do đó, người xưa rất chú trọng việc diệt sâu bọ trong ngày này.

Tuy nhiên, cũng có một câu nói trong y học cổ truyền Trung Quốc rằng nếu mưa vào ngày tết Đoan Ngọ, thì đó là “nước thần” do trời ban. Nếu nước này được sử dụng làm thuốc, sẽ có thể khử độc rất hiệu quả.

Theo các ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, trong chương “Kim Môn Ký” có tiết lộ: Nếu có mưa vào giờ ngọ ngày 5/5, có thể lấy nước từ các ống tre để làm thuốc, chủ trị “tâm phúc tích tụ trùng bệnh, cùng với gan rái cá làm hoàn”, uống nước này có thể “thanh nhiệt hoá đàm, định kinh {kinh sợ} an thần”. Nếu dùng loại nước lấy vào giờ ngọ trong tết Đoan Ngọ này về làm thuốc, thì có công hiệu khử độc rất tốt, đặc biệt có hữu hiệu với những bệnh tà độc như sang độc, bách trùng độc. 

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP