Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?
Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?
Chủ nhật, 29-12-2024 07:59, (GMT+07:00)
Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCSTQ không còn xa?
03-10-2020 18:59

Sức mạnh của một quốc gia không nằm ở bạo lực và dối trá, mà nằm ở sự thành tín với nhân dân. Một quốc gia xây dựng dựa trên thành tín thì chính quyền không cần phải dối trá hay dùng bạo lực đè nén và cưỡng bức người dân phải im lặng…

Xưa Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử về trị nước. Phu Tử nói: "Đủ lương thực, đủ binh, được dân tin tưởng". 

Tử Cống hỏi: "Như không thể có đủ như vậy, thì nên bỏ bớt điều gì trước?". 

Phu Tử nói: "Bỏ binh".  

Tử Cống lại hỏi: "Nếu buộc phải bỏ một trong hai điều còn lại, thì bỏ cái gì trước?". 

Phu Tử đáp: "Bỏ lương thực. Xưa nay không ai tránh được cái chết, dân không còn tin tưởng nữa thì không thể đứng vững".  

Tầm quan trọng của "chữ tín" 

Từ tư tưởng của Khổng Tử có thể thấy, cho dù là quân đội vững mạnh hay là kinh tế giàu sang, cũng không thể nào sánh nổi lòng tin của dân chúng. Tín nhiệm của nhân dân đối với quốc quân là gốc rễ để lập quốc. 

Lão Tử nói: "Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh". Ý rằng, trị quốc bằng chính Đạo, dụng binh bằng thần kỳ. Dụng binh tác chiến phải xuất kỳ bất ý, quỷ thần khó lường. Nhưng quản lý quốc gia nhất định phải lấy chính Đạo trị dân, lấy đức phục lòng người. Một người luôn luôn không giữ chữ tín, nhân cách coi như đã bị phá hỏng, giống như khối thịt biết đi, không cách nào tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội. 

Tương tự, nếu như người cầm quyền của một quốc gia để mất đi sự thành tín, nhân dân sẽ không còn tín nhiệm ông ta. Mà một khi mất đi dân tâm sẽ mất thiên hạ, chính quyền cũng chỉ còn là trên danh nghĩa, cách ngày sụp đổ không còn xa.

Vì vậy, những bậc quốc vương thời cổ đại, ngoài đủ lương, đủ binh, thì đều chú trọng trị quốc bằng chính Đạo, giữ chữ tín với dân, để có thể thu phục được lòng dân, giữ cho giang sơn vững chắc. 

Nếu không, một khi đạo nghĩa bên trên sụp đổ, dù cho binh cường nước mạnh, thì hai chữ "diệt vong" cũng ở trong tầm tay. "Gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không suốt ngày", cuồng phong Trời đất còn không thể bền được, huống hồ là con người?

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCS Trung Quốc không còn xa?
Những bậc quốc vương thời cổ đại, ngoài đủ lương, đủ binh, thì đều chú trọng trị quốc bằng chính Đạo, giữ chữ tín với dân. (Ảnh: Thời Thanh Khánh / Đại Kỷ Nguyên)

Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ là nền tảng lập quốc

Danh tướng Quản Trọng cho rằng: “Biết lễ - nghĩa - liêm - sỉ, đó là 4 giường mối của đất nước, giường mối nếu không bền vững, quốc gia tất sẽ diệt vong". (Nguyễn văn: "Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi tứ duy, tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong"). Vậy nên ông thường khuyên Tề Hoàn Công rằng trước tiên phải tuân thủ lễ nghĩa, lấy được lòng tin của chư hầu, khi đó mới có thể xưng bá thiên hạ.

Năm 681 TCN, Tề Hoàn công đánh Lỗ, đánh bại quân Lỗ. Lỗ Trang Công xin dâng đất Toại Ấp để giảng hòa. Tề Hoàn công ưng thuận, cùng Lỗ Trang công họp liên minh ở đất Kha ăn thề. Trong hội thề, tráng sĩ Tào Mạt của nước Lỗ bất ngờ rút chủy thủ (dao găm) cưỡng ép Tề Hoàn Công, buộc ông phải hứa trả lại đất mà nước Tề đã từng chiếm cứ cho nước Lỗ. Tề Hoàn Công vì để bảo toàn tính mạng, bất đắc dĩ đành phải đồng ý. 

Sau sự việc đó, Tề Hoàn Công và đa số các đại thần muốn hủy lời hứa và tiến hành xuất binh báo thù. Tuy vậy, Quản Trọng không đồng ý, khuyên rằng: “Bội ước là ham cái lợi trước mắt, xuất binh là vì thống khoái nhất thời, mà hậu quả là thất tín với chư hầu, thất tín với thiên hạ. Ngược lại, làm một đại quốc, nếu như trong hoàn cảnh bị bức hiếp ký kết khế ước mà lại có thể tuân thủ, thì tất nhiên sẽ có thể khiến cho thiên hạ tin phục"

Tề Hoàn Công nghe lời khuyên của Quản Trọng, lập tức thực hiện lời hứa, trả lại đất cho nước Lỗ. Các nước chư hầu sau khi hay chuyện, đều công nhận nước Tề biết giữ chữ tín, do đó nhiều nước muốn quy thuận nước Tề.

Người đời sau bình luận rằng: “Chữ Tín của Hoàn Công nổi danh thiên hạ, khởi đầu từ minh ước ở đất Kha”. Thời Xuân Thu loạn lạc, Tề Hoàn Công sỡ dĩ có thể thành tựu được công trạng “chín lần họp chư hầu", “nhất chính thiên hạ”, là nhờ khởi điểm của ông chính là gìn giữ chữ tín, coi trọng lời hứa. Đây chính là cái gốc vững bền nhất.

Tại sao nói ngày sụp đổ của ĐCS Trung Quốc không còn xa? 3
Tề Hoàn Công nghe lời khuyên của Quản Trọng, lập tức thực hiện lời hứa, trả lại đất cho nước Lỗ. (Ảnh minh hoạ: Secretchina)

Bách tính hiến kế, Đường Thái Tông chính trực đối đãi

Trong lịch sử, vị minh quân lấy thành tín trị quốc, còn phải kể đến Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Nhờ có sự trị vì anh minh, ông đã để lại cho sử sách một thời vương triều Đại Đường thịnh thế lâu dài.

Chủ trương của Đường Thái Tông là quân thần trên dưới đồng tâm đồng đức, cởi mở, mới có thể quản lý tốt quốc gia. Ông cho rằng: Tùy Dương Đế nghi kỵ quần thần, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhà Tùy diệt vong. Còn bản thân Đường Thái Tông lấy thành tín đối đãi với hạ thần, dùng người thì không nghi người, vậy nên đã giành được sự cảm ân và nguyện ý trung thành của hạ thần. 

Vào những năm đầu thời Trinh Quán, có người dâng một lá thư lên Đường Thái Tông, thỉnh cầu thanh trừ "gian thần" trong triều đình. Đường Thái Tông đối với chuyện này rất xem trọng, tự mình triệu kiến người dâng thư, nói với ông ta: "Ta phân công đại thần, đều là người hiền lương, ngươi biết ai là gian thần?" 

Người dâng thư nói: "Thảo dân ở tại dân gian, không biết ai là gian thần. Nhưng thảo dân có một diệu kế, mời bệ hạ thử một lần, nhất định có thể khiến cho gian thần lộ nguyên hình".

Thái Tông hỏi ông ta có diệu kế gì, người kia trả lời: "Lúc bệ hạ cùng quần thần thảo luận quốc gia đại sự, cố ý đưa ra một ý kiến sai lầm, rồi thừa cơ nổi trận lôi đình. Lúc này, những người không sợ long nhan chấn giận, vẫn một mực kiên trì chân lý, can đảm can gián nói thẳng, không sợ búa rìu của người khác, thì chính là trực thần. Trái lại, người e ngại uy nghiêm của bệ hạ, chỉ lo tính mệnh của thân gia, thuận theo tâm ý của bệ hạ, đồng tình với ý kiến của người khác, thì chính là gian thần".

Bách tính hiến kế, Đường Thái Tông chính trực đối đãi
Đường Thái Tông nghe xong thì không đồng tình. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Thái Tông nghe xong thì không đồng tình, nói với người này: 

"Nước chảy có thanh trọc hay không, mấu chốt nằm ở đầu nguồn. Quân chủ là đầu nguồn ban lệnh thi hành việc chính sự, thần dân tựa như nước chảy, nguồn nước vẩn đục mà mong muốn nước chảy thanh tịnh, là chuyện không thể có. Bản thân đế vương đùa bỡn, thi hành kế sách gian trá, làm sao có được thần dân chính trực, thành tín đây? Ngụy Võ Đế cảnh giác hơn người, thường dùng nhiều quỷ kế, nhưng ta xem thường cách làm của ông ấy. Nếu như ta cũng làm giống như ông ấy, thì làm sao có thể đi chỉ trích người khác, thi hành giáo hóa đây?"

Đường Thái Tông lại nói với người hiến kế: "Ta muốn đại tín đi khắp thiên hạ, lấy lòng trung thành trị quốc, quyết không làm kiểu bàng môn tà đạo. Kế sách của khanh dù là diệu kế, nhưng ta không dùng được, ta tuyệt không tiếp thu sử dụng".

Người kia nghe xong cảm thấy rất xấu hổ, tranh thủ thời gian hạ điện, hốt hoảng xuất cung mà đi.

***

Quay về hiện thực, chúng ta hãy nhìn lại chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay. ĐCSTQ từ khi mới thành lập đảng đã dùng dối trá để lừa bịp nhân dân, sau khi soán đoạt chính quyền lại lấy chính sách tàn bạo và tuyên truyền giả dối duy trì thống trị. Chính quyền này đối với văn hóa truyền thống, đối với tất cả sự thực đều sợ như sợ cọp, không từ bất cứ giá nào hòng "ngăn chặn sự truyền bá của sự thực”, bất chấp thủ đoạn và bạo lực.  

ĐCSTQ từ khi thành lập đến nay, luôn khuyến khích và cổ vũ dân chúng thực hành thứ văn hóa "Giả - Ác - Đấu", đấu trời đấu đất đấu người. Hơn nữa, với phương châm là học thuyết vô Thần, chính quyền ấy đã không tiếc sức đàn áp tín ngưỡng, khiến không biết bao những người dân lương thiện vô tội đã bị giết dưới bàn tay tàn bạo của nó.

Bạo lực là gen của ĐCSTQ, và nói dối chính là bản tính của nó.
ĐCSTQ từ khi thành lập đến nay, luôn khuyến khích và cổ vũ dân chúng thực hành thứ văn hóa "Giả - Ác - Đấu". (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Bạo lực là gen của ĐCSTQ, và nói dối chính là bản tính của nó. ĐCSTQ không nói đạo nghĩa, không có chút thành tín nào. Vì vậy cho đến nay, chính quyền này đã mất hết lòng tin của dân chúng, từ trong nước cho đến hải ngoại. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một bài phát biểu gần đây đã khẳng định rằng: "Lời nói dối lớn nhất của họ (ĐCSTQ) là cho rằng họ đại diện cho 1,4 tỷ người bị giám sát, áp bức và sợ hãi lên tiếng. Hoàn toàn ngược lại. ĐCSTQ sợ ý kiến trung thực của người dân Trung Quốc hơn bất kỳ kẻ thù nào, và ngoại trừ việc mất quyền lực của chính họ, họ chẳng có lý do gì khác".

Lấy lịch sử làm gương mà soi, một chính quyền như vậy làm sao có thể tiếp tục trụ vững lâu dài? Một khi sương mù dối trá bị quét sạch, thì nó sẽ sụp đổ ngay lập tức! Vì vậy mới nói rằng, ngày tàn của ĐCSTQ đã không còn xa.

An Nhiên - Theo NTDVN
 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP