Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?

Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?

Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?

Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?

Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?
Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?
Thứ sáu, 10-01-2025 22:25, (GMT+07:00)
Tại sao lạm phát lại tăng cao nhất trong 13 năm qua?
15-05-2021 15:25

Lý do lạm phát không ngấm vào được nền kinh tế của Mỹ cũng như mọi nên trên thế giới bởi vì cầu tiêu dùng thực sự rất thấp. Mỗi cuộc khủng hoảng lại đào sâu thêm cái hố khoảng cách thu nhập, làm giảm lực lượng tham gia vào tầng lớp trung lưu của nền kinh tế. Tầng lớp trung lưu càng lớn thì sức tiêu dùng càng mạnh. Đó là lý do khiến sản xuất (kinh tế thực) và tiêu dùng đều không thể tăng trở lại dù tiền giá rẻ, cung tiền dư thừa. Tiền chảy vào các thị trường tài sản đầu cơ, chủ yếu là tài sản tài chính và bất động sản.

Ngày 12/5 vừa qua, Cục thống kê Lao động của Mỹ (BLS) đã công bố những con số cho thấy mức giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất từ năm 2008. Nói đúng hơn, những người tiêu dùng có thu nhập tương đồng với năm ngoái đang bị âm thầm cắt giảm tiền lương bởi vì khi giá của các mặt hàng gia tăng, số lượng hàng mà họ mua được là không nhiều.

BLS đã dùng công cụ gì để đo lường đực mức độ lạm phát? Đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI sử dụng một số hàng hóa thông thường mà người tiêu dùng thành thị hay mua (rổ hàng hóa) và họ theo dõi giá của những hàng hóa này mỗi năm.  

CPI tăng 4,2% có nghĩa là “rổ” hàng hóa mà người tiêu dùng thành thị trung bình mua đã đắt hơn 4,2%. Các nhà kinh tế gọi thước đo này là lạm phát nhưng chỉ số CPI chưa chắc đã là một thước đo hoàn hảo để đánh giá lạm phát.

Điều gì đang xảy ra với tiền của chúng ta?

Tại sao hiện nay lạm phát ngày càng tăng? Là do tiền đang mất giá. Hãy tưởng tượng đột nhiên tất cả mệnh giá tiền tiền của Hoa Kỳ đêu tăng lên gấp 10 lần,  tờ 10 USD trở thành tờ 100 USD, tài khoản ngân hàng 10.000 USD chuyển thành  100.000 USD.,.

Điều này thoạt nghe có vẻ quá hấp dẫn, nhưng hãy xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu giá của các mặt hàng vẫn giữ nguyên, đột nhiên mọi người đổ xô đi mua đồ mới. Một sinh viên với khoản vay 7.000 USD có thể mua được một chiếc Porsche. Một số người có thể đủ khả năng trả trước cho một ngôi nhà cách đó vài tháng. Một đứa trẻ có tiền tiêu vặt mua một chiếc TV màn hình phẳng.

Và bây giờ một loạt vấn đề sẽ xuất hiện: Tất cả các xe hơi đang bán đang được đẩy ra khỏi lô. Kệ tivi trống trơn. Bảng chào bán nhà được người mua đổ xô vào chỉ vài phút sau khi niêm yết. Thị trường có nhiều tiền hơn, nhưng một lượng hàng hóa thì vẫn giữ nguyên. Khi có quá nhiều khách hàng có nhu cầu cùng một mặt hàng, ví dụ người bán có 10 khách hàng tranh nhau 1 sản phẩm. Vậy điều gì xảy ra? Giá cả sẽ tăng lên.

Máy in tiền đang chạy hết công suất

Mặc dù ví dụ trên đã được đơn giản hóa, nhưng ý tưởng chung như vậy vẫn tồn tại trong thế giới thực. Thật không may, không phải ai cũng nhận được nhiều tiền gấp 10 lần, nhưng tiền mới được in ra đã liên tục được bơm thêm vào nền kinh tế.

Số lượng tiền (được Cục Dự trữ Liên bang đo lường là “M2”) đã tăng hơn 32,9% kể từ tháng 1/2020.

Điều đó có nghĩa là gần 1/4 số tiền đang lưu thông đã được tạo ra kể từ đó. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, một sự thay đổi như thế này là chưa từng có trong lịch sử gần đây.

(Nguồn: Ngân hàng Dự trữ Liên bang)

Số tiền mới được in để tài trợ cho hàng loạt khoản chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD trong thời gian đại dịch đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn. Đây cũng là một nỗ lực của chính phủ nhằm thỏa mãn nhu cầu giữ tiền của người tiêu dùng để họ thoải mái chi tiêu trở lại.

Thế nhưng, khi phong tỏa kết thúc và người dân quay trở lại nhịp sống bình thường, lượng tiền in mới này bắt đầu lưu chuyển qua nền kinh tế nhanh hơn. Các ngân hàng có nhiều tiền hơn để cho vay và mọi người bắt tay vào xây nhà mới. Khi nhiều ngôi nhà được xây dựng, nhu cầu về gỗ tăng lên. Khi nhu cầu sử dụng gỗ tăng, giá gỗ cũng tăng theo. Nghe có vẻ quen quen?

Mặc dù tiền mới in sẽ không tấn công tất cả các thị trường cùng một lúc và có thể mất một thời gian để cầu quay trở lại mức trước khi phong tỏa, nhưng các con số lạm phát lại cho thấy quá trình này đã được kích hoạt. Để lạm phát chậm lại, thì hoặc là chi tiêu sẽ phải chậm lại, hoặc là chính phủ sẽ phải giảm cung tiền.

Tình hình đang tệ đến mức nào?

Điều này không có nghĩa là hoặc siêu lạm phát sẽ đến vào ngày mai hoặc không bao giờ. Trên thực tế, nó có thể mới manh nha do điểm chuẩn CPI thấp. Nhưng với tất cả số tiền mới đang trôi nổi trên thị trường, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tỷ lệ lạm phát này vẫn tiếp tục hoặc đang thực sự tăng lên.

Các thành viên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại không tỏ ra lo lắng. Thậm chí, họ còn tuyên bố sẽ không xem xét điều chỉnh chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát ở mức này trong một thời gian nữa. Nhiều nhà kinh tế cho rằng lạm phát cần phải cao hơn nhiều mới đáng lo ngại. Nhưng lạm phát không nhất thiết là lạm phát phi mã có hại cho nhiều người. Tác động của lạm phát là không đồng đều. 

Sau một năm phong tỏa dẫn đến mất việc làm và cắt giảm lương, nhiều người Mỹ không có khả năng trả mức giá cao hơn 4,2%. Thật dễ dàng để một người nào đó có công việc thoải mái hoặc thu nhập ổn định giễu cợt những đợt tăng giá này, nhưng tầng lớp lao động và người nghèo ở Mỹ lại cảm nhận sự khác biệt này.

Lý do lạm phát không ngấm vào được nền kinh tế của Mỹ cũng như mọi nên trên thế giới bởi vì cầu tiêu dùng thực sự rất thấp. Mỗi cuộc khủng hoảng lại đào sâu thêm cái hố khoảng cách thu nhập, làm giảm lực lượng tham gia vào tầng lớp trung lưu của nền kinh tế. Tầng lớp trung lưu càng lớn thì sức tiêu dùng càng mạnh. Đó là lý do khiến sản xuất (kinh tế thực) và tiêu dùng đều không thể tăng trở lại dù tiền giá rẻ, cung tiền dư thừa. Tiền chảy vào các thị trường tài sản đầu cơ, chủ yếu là tài sản tài chính và bất động sản. 

Giờ đây, với sự phục hồi tốt hơn của khu vực sản xuất Mỹ, thu nhập phục hồi và chi tiêu cũng tăng trở lại giúp lạm giá cả không còn trơ lì với cung tiền, bắt đầu chậm rãi ngấm vào giá cả tiêu dùng. Điều này sẽ kích thích người dân Mỹ chi tiêu và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, lạm phát luôn là con dao hai lưỡi. 

Vào thời điểm người Mỹ nỗ lực xây dựng lại khoản tiết kiệm để bảo vệ gia đình khỏi sự bất ổn trong tương lai, liệu có khôn ngoan không khi bỏ qua một chính sách ăn mòn dần số tiền tiết kiệm của họ trong khi họ tranh giành để tìm phiếu giảm giá mới cho cửa hàng tạp hóa. hoặc phải cân nhắc lựa chọn phương tiện công cộng vất vả hơn rất nhiều chỉ để tiết kiệm chút xăng? 

Ngoài ra, thị trường tài sản tài chính của Mỹ lại đang bị thổi phồng bởi các khoản đầu tư bằng nợ ký quỹ (margin debt). Mức nợ hiện đang ở mức kỷ lục. Điều gì xảy ra khi giá cả các thị trường tài sản này sụt giảm vì lạm phát tăng khiến lãi suất tăng? Các cuộc gọi ký quỹ (margin call) sẽ trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của thị trường chứng khoán. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến các vụ đổ vỡ và bán tháo tài sản bắt buộc vì không đáp ứng được các cuộc gọi ký quỹ liên tiếp trong giai đoạn tới. Hiệu ứng domino này rất có thể sẽ bắt đầu từ Mỹ, sau đó lan sang toàn cầu. 

Bài viết có tham khảo ý tưởng trong một nghiên cứu gần đây của ông Peter Jacobsen - một trợ lý giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa. Ông nhận bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học George Mason và lấy bằng Cử nhân tại Đại học Bang Đông Nam Missouri. Mối quan tâm nghiên cứu của ông là giao điểm của kinh tế chính trị, kinh tế phát triển và kinh tế dân số. 

Thủy Tiên

Theo Fee

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP