Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?
Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?
Thứ sáu, 10-01-2025 15:48, (GMT+07:00)
Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ẩn thân “chỉ đạo”?
23-07-2020 09:33

Trong khi miền nam Trung Quốc liên tiếp hứng chịu thảm họa lũ lụt, việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một thời gian dài không hề xuất hiện đã khiến nhiều người thấy rất bất thường. Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập không dám lộ diện là vì đấu đá nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang vô cùng hung hiểm. 

 

Ông Tập không dám lộ diện là vì đấu đá nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang vô cùng hung hiểm. (Ảnh qua Getty Images)

Vài ngày trước, Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ lần đầu tiên triệu tập một cuộc họp về phòng chống lụt bão và cứu trợ thiên tai. Ông Tập nói rằng ngay từ tháng 5, ông đã yêu cầu “chú ý cao độ” đến tình hình lũ lụt. Tuy nhiên, cho đến nay ông Tập vẫn chưa hề đặt chân qua các khu vực bị hứng chịu thiên tai. 

Mưa lớn vẫn tiếp diễn không ngừng ở miền nam Trung Quốc, gây ra lũ lụt lớn ở nhiều tỉnh và thành phố, khiến nhiều vùng đất nông nghiệp và làng mạc bị ngập lụt; nhiều con đập, nhà cửa, con đường và cầu cống cũng bị lũ cuốn trôi.

Theo China News Service (CNS), một đợt mưa lớn mới đã bắt đầu ảnh hưởng đến trung lưu và hạ lưu của sông Trường Giang kể từ ngày 17/7, các khu vực như Trùng Khánh, Giang Tô, An Huy… mưa như trút nước, và tình hình kiểm soát lũ tại các con sông và hồ như sông Trường Giang, Hồ Thái Hồ, sông Hoài… đang cực kỳ gắt gao.

Bị ảnh hưởng bởi mưa lớn liên tục, một số nhánh ở trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang, bao gồm sông Tần Hoài ở Giang Tô và Hồ Sào ở An Huy, đều có mực nước vượt quá mực nước cao nhất trong lịch sử. Hồ chứa Tam Hiệp đã tăng lưu lượng xả lũ và mực nước hồ Động Đình tiếp tục tăng cao. Mực nước của 16 trạm thủy văn vượt quá mức cảnh báo, tổng cộng có 1.771 km đê có mực nước cao vượt quá mực nước báo động.

Theo các kênh truyền thông của ĐCSTQ, những cơn mưa xối xả đã khiến gần 40 triệu người ở 27 khu vực hành chính cấp tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hơn 2 triệu người phải sơ tán khẩn cấp và 28.000 ngôi nhà bị sập. Phía chính quyền cho biết có ít nhất 141 người đã chết hoặc mất tích, và người ta tin rằng số liệu thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Lũ lụt tại 27 tỉnh của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Hàng ngàn người dân đang gặp nạn. Thế nhưng cho đến nay, không một nhà lãnh đạo cao cấp nào của ĐCSTQ tự mình chỉ đạo tại khu vực xảy ra thiên tai. Ngoại giới nghi ngờ rằng Chủ tịch Tập không muốn ‘tự mình chỉ đạo’ là bởi vì Trung Nam Hải hiện đang phải đối mặt với mối quan hệ Trung – Mỹ đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trước các cuộc khủng hoảng về kinh tế, lũ lụt, dịch bệnh và các vấn đề khác, “điều duy nhất [mà ông Tập] quan tâm là bảo vệ an ninh chính trị”.

Tập Cận Bình đã triển khai việc phòng lũ trong tháng 5?

Lũ lụt tại miền nam Trung Quốc đã xảy ra hơn một tháng qua, tuy nhiên Tập Cận Bình chỉ lên tiếng về việc này có 2 lần. Lần đầu tiên là vào 28/6, khi ban hành “những chỉ dẫn quan trọng” chỉ ra rằng tình hình lũ lụt ở một số khu vực là nghiêm trọng, nhưng lại tuyên bố rằng “phòng chống cứu nạn đã đạt được những kết quả tích cực”.

Lần thứ 2 là vào 12/7, ông Tập thừa lại nhận rằng “tình hình kiểm soát lũ đang rất nghiêm trọng”, nhưng trọng tâm của bài phát biểu của ông không phải là lũ lụt, mà là khó đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho toàn dân vào năm 2020.

Lũ lụt tại 27 tỉnh của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, hơn 2 triệu người phải sơ tán khẩn cấp và 28.000 ngôi nhà bị sập. (Ảnh qua Getty Images)

Cho đến ngày 17/7, Ban Thường vụ Cục Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp để “nghiên cứu và triển khai công tác phòng chống lụt bão và cứu trợ thiên tai”. Đây là cuộc họp cứu trợ thảm họa công khai đầu tiên do ĐCSTQ cấp cao tổ chức trong năm nay, nhưng đây là một cuộc họp video. Ông Tập nói rằng việc kiểm soát lũ này được thực hiện “dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng” và đòi hỏi “sự chú ý cao độ”.

Cuộc họp tuyên bố rằng ngay từ ngày 19/5, ông Tập đã yêu cầu phải chú ý cao độ đến tình hình lũ lụt ở Trung và hạ lưu sông Trường Giang trong mùa lũ năm nay. Ông Tập nhấn mạnh tại cuộc họp rằng năm nay là một năm quyết chiến xóa đói giảm nghèo thành công và quyết thắng toàn diện trong việc xây dựng một xã hội kinh tế khá giả.

Ngoại giới đặt ra nghi vấn vì từ đầu tháng 6 đến nay, Trung Quốc đang trong tình trạng ngập lụt tràn lan, 27 tỉnh và thành phố lũ lụt nghiêm trọng nhưng Tập Cận Bình vẫn án binh bất động, ẩn thân mà ném ra “chỉ thị”. Trên thực tế nó đã trả lời cho những nghi ngờ của người dân về việc các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đến nay vẫn chưa hề đến kiểm tra tình hình thiên tai và an ủi các nạn nhân, đó là vì họ “trốn tránh” việc đến các khu vực thiên tai.

 

Lý do tại sao Tập Cận Bình không đến khu vực thiên tai

Một số người cho rằng lý do khiến Tập Cận Bình không đến khu vực chịu thảm họa là để tránh dịch bệnh. Một số người cho rằng Tập Cận Bình thực sự quá bận rộn vì những rắc rối “loạn trong giặc ngoài”, dẫn đến quá mệt mỏi khi phải đưa ra quyết sách. Nhưng cũng có người cho là cuộc chiến nội bộ cấp cao của ĐCSTQ mới là lý do chính khiến cho ông Tập không dám lộ diện.

Nhà bình luận chính trị thời sự Trịnh Trung Nguyên tin rằng quan điểm cuối cùng là đáng tin cậy nhất, nói một cách thẳng thắn, đó chính là để đề phòng ám sát.

Ông Trịnh Trung Nguyên cho biết, sau khi dịch Vũ Hán bùng phát vào cuối năm 2019, ông Tập Cận Bình cũng đã rất chậm trễ trong việc thị sát khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tại Vũ Hán. Mãi đến ngày 10/3, ông Tập mới ngồi phi cơ bay đến Vũ Hán, lúc đó tại địa phương canh phòng nghiêm mật, như thể đang đối đầu với khủng bố. Người ta nói rằng các tay súng bắn tỉa do ông Tập mang đến đã nhắm thẳng vào các sĩ quan cảnh sát địa phương tại Vũ Hán.

Nếu Tập Cận Bình lần này đặt chân đến các khu vực bị lũ lụt ở miền Nam, tất nhiên, việc cân nhắc về vấn đề an toàn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trong tình hình lũ lụt, hiện trường cứu nạn rất hỗn loạn, vì thế an ninh sẽ khó triển khai hơn, khó mà chu toàn được mọi tình huống. Vì vậy, Tập Cận Bình đương nhiên sẽ không dám tùy tiện tiến hành thị sát.

Đường Hạo, người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” cũng đã có một phân tích tương tự. Ông nói rằng hiện tại hành tung của Tập Cận Bình khá kỳ lạ. [Ông] Tập không chỉ không đến khu vực thảm họa mà còn không ở Bắc Kinh. Theo các phương tiện truyền thông của đảng (ĐCSTQ), lần xuất hiện công khai cuối cùng của Tập Cận Bình là tại lớp học tập tập thể của bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương vào 30/6. Nói cách khác, [ông] Tập đã không có bất kỳ hoạt động công khai nào trong suốt 3 tuần nay.

Đường Hạo cho rằng lý do cho sự ẩn thân của Tập Cận Bình, ngoài việc muốn tránh dịch bệnh, thì còn do cuộc chiến trong nội bộ Trung Nam Hải đang trở nên rất khốc liệt.

Bởi vì mặc dù [ông] Tập không lộ diện, nhưng ông ta đã liên tiếp thực hiện các động thái lớn nhằm ‘chỉnh đốn’ quân đội cùng hệ thống chính trị và pháp luật. Điều này cho thấy việc đấu đá nội bộ ĐCSTQ đã vô cùng hung hiểm, và không loại trừ khả năng có “dùng đến cả dao và súng”. Vậy nên [ông] Tập không dám tùy tiện lộ mặt, không dám tiết lộ hành tung, thậm chí ông ta có thể đang đi khắp nơi để tránh bị ám hại.

Tiến sĩ Chương Thiên Lượng, Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tin rằng Tập Cận Bình hiện phải đương đầu với quá nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề Hồng Kông, vấn đề Tân Cương, vấn đề Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, vấn đề Biển Đông và sự tái bùng phát của đại dịch. Hiện tại ông Tập như đang “mẻ đầu sứt trán”, căn bản không có tâm trí nào để nghĩ đến vấn đề lũ lụt, điều ông ta quan tâm bây giờ là liệu có còn giữ được quyền lực không.

Lương Phong (Theo NTDTV)

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP