Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh

Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh

Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh

Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh

Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh
Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh
Thứ bảy, 28-12-2024 16:32, (GMT+07:00)
Tại sao cần uốn lưỡi 3 lần trước khi nói, lời dạy của thầy Socrates khiến học trò bừng tỉnh
23-09-2019 15:03

Người Việt có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tuy nhiên, nói làm sao cho vừa lòng và không mang họa vào thân thì quả thực rất khó. Dưới đây là lời dạy của bậc thầy Socrates về việc uốn lưỡi 3 lần trước khi nói khiến cậu học trò tỉnh ngộ.  

Socrates là một nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại, người nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả” và “Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức”.

Một ngày nọ, học trò của Socrates vội vã chạy tới gặp ông, cậu vừa thở hổn hển vừa nói một cách hào hứng: “Thưa thầy, trò muốn kể với thầy một chuyện mà thầy sẽ không thể tưởng tượng được…”

“Đợi một chút!” Socrates nhanh chóng ngắt lời cậu học trò và nói: “Khi định kể câu chuyện với thầy, trò đã uốn lưỡi 3 lần chưa?”.

Cậu học trò lắc đầu tỏ ý không hiểu.

Socrates tiếp tục: “Khi trò muốn nói với ai một chuyện gì đó, trò cần uốn lưỡi ít nhất 3 lần. Lần uốn lưỡi đầu tiên là để xem câu chuyện có thật hay không. Vậy câu chuyện trò định nói với thầy liệu có phải là chuyện thật không?”.

Cậu học trò trả lời: “Trò nghe thấy mọi người đang đàm luận trên phố. Họ đều nói vậy nhưng trò không biết có đúng là sự thật hay không ạ”.

Socrates lại nói: “Vậy thì cần uốn lưỡi lần thứ 2 để kiểm tra xem, nếu câu chuyện không biết là thật hay không thì ít nhất cũng phải là chuyện tốt. Vậy thì điều mà trò định nói có phải là chuyện tốt hay không?”.

Lúc này, cậu học trò rụt rè cúi đầu trả lời: “Dạ không ạ! Mà là ngược lại”.

Socrates giảng giải tiếp cho học trò: “Sau cùng, trò cần uốn lưỡi lần thứ 3 trước khi lời thốt ra khỏi miệng. Thấy trò hớt hải như vậy, liệu câu chuyện trò định kể có quan trong với thầy không?”.

Cậu học trò lặng lẽ nói: “Dạ, không phải là chuyện quan trọng ạ”.

Lúc này, Socrates ôn tồn đáp: “Nếu tin tức không quan trọng, cũng không phải xuất phát từ lòng tốt, lại càng không biết nó là thật hay giả, trò có cần phải nói hay không? Nếu nói ra cũng chỉ gây rắc rối cho cả hai thầy trò mà thôi. Không nên nghe những chuyện thị phi hoặc lời chửi rủa người khác. Bởi vì người nói câu chuyện này với trò không biết có xuất phát từ lòng tốt hay không, nếu cậu ta dám nói chuyện riêng tư của người khác ra thì dĩ nhiên cũng sẽ đối xử với trò như vậy”.

Lời nói của một người phản ánh sự khôn ngoan và hiểu biết của người đó. Do vậy, cần thận trọng khi phát ngôn, như vậy cuộc sống của bạn mới ít gặp trở ngại.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP