Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?

Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?

Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?

Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?

Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?
Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?
Thứ tư, 08-01-2025 04:06, (GMT+07:00)
Tại sao “Cách mạng giấy trắng” trở thành biểu tượng chính trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc?
30-11-2022 14:55

Vào mỗi cuối tuần, những tờ giấy trắng là biểu tượng của sự thách thức khi những người biểu tình ở Trung Quốc bất chấp khả năng bị truy tố, đã công khai phản đối chính sách “không khoan nhượng” của chính phủ với bất đồng chính kiến của công chúng.

'Cách mạng Sách trắng' phản đối giới hạn quá mức của Trung Quốc

Mọi người cầm những tờ giấy trắng để phản đối các hạn chế COVID ở Trung Quốc trong buổi cầu nguyện vào ngày 28 tháng 11 năm 2022, tại quận trung tâm của Hồng Kông. Giấy đã trở thành một biểu tượng của sự thách thức. (Ảnh ANTHONY KWAN/GETTY)

Phong trào bắt đầu bằng một buổi cầu nguyện long trọng được tổ chức cho 10 nạn nhân –  những người đã thiệt mạng vào ngày 24 tháng 11 trong một vụ cháy tại chung cư ở Urumqi, Tân Cương, khu vực tây bắc (nơi cư dân đã sống trong tình trạng phong tỏa hơn ba tháng). Nguyên nhân dẫn đến cái chết của các nạn nhân chính là do những hạn chế trong việc di chuyển của họ và các chướng ngại vật ngăn cản việc giải cứu kịp thời của lính cứu hỏa.

Vào ngày chủ nhật, sau 3 ngày người dân xuống đường, cuộc biểu tình ôn hòa đã lên đến đỉnh điểm tại các thành phố lớn như Thượng Hải. Dân chúng, những người đã thoát khỏi thảm kịch COVID đã đụng độ với cảnh sát mặc đồng phục được cử đến để lập lại trật tự trị an.

Vào thời điểm đó, những lời ca thán của công chúng không chỉ tập trung vào “tuyên bố không có COVID” của Trung Quốc, mà bao gồm cả những lời chỉ trích về sự giám sát và kiểm duyệt thái quá của chính phủ.

Giữ tờ giấy trắng trên đầu, những người biểu tình ám chỉ một cách không công khai, những bất bình trên với mọi người. Việc này cũng không ngăn được sự can thiệp của cảnh sát cũng như không ngăn được việc bắt giữ của các nhà hoạt động phản chiến- những người đã được tham gia đào tạo trong chiến dịch ở Nga và Belarus trong năm nay.

Xu hướng trang giấy trắng đã trở nên phổ biến đối với những người biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2020, sau khi thành phố này thực thi luật an ninh quốc gia mờ ám và phủ rộng được Bắc Kinh thông qua vài ngày trước đó. Cuối tuần qua, cộng đồng người Hoa tại hải ngoại trên Twitter và những nơi khác đã gọi đó là “Cuộc cách mạng giấy trắng” hay “Cuộc cách mạng A4” (dựa trên kích thước trang giấy).

Danh sách những tố cáo, chỉ trích của người dân về chính phủ rất dài. Bắt đầu với chính sách y tế công cộng đặc trưng của Chủ tịch Tập Cận Bình, tuyên bố “không có COVID”, và kết thúc bằng việc không thể công khai bày tỏ quan điểm về chính sách đó. Bất chấp những hệ quả và tác động tiêu cực của những chính sách đối với nền kinh tế, sinh hoạt và đời sống. Người dân bị kiểm duyệt, bị bắt giữ hoặc thậm chí gặp rủi ro nếu bày tỏ sự tự do dân chủ trong ngôn luận.

'Cách mạng Sách trắng' phản đối giới hạn quá mức của Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình không đeo khẩu trang khi tham dự cuộc gặp với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha của Thái Lan bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 11 năm 2022, tại Bangkok. Rất nhiều người phẫn nộ vì động thái này của ông Tập (Ảnh. GETTY)

“Giấy trắng” đại diện cho một phản ứng mỉa mai đối với những điều bất bình đang diễn ra dưới thời Tập Cận Bình. Người đã xây dựng một bộ máy an ninh rộng lớn bao gồm các mạng giám sát toàn thành phố để theo dõi các hoạt động ngoại tuyến và các thuật toán máy tính tự động giúp lọc ra các từ nhạy cảm và hình ảnh lan truyền khỏi cuộc trò chuyện trực tuyến. Tất cả những điều này đã làm cho các hoạt động của người dân mang tính tập thể bị kiểm soát và cô lập.

Những người mang hy vọng công khai tự do ngôn luận về chính phủ chỉ có cách chuyển sang các phương tiện truyền thông ngoài tường lửa- những kênh bị cho là bất hợp pháp và bị cấm tại Trung Quốc.

Việc chia sẻ ẩn danh các áp phích phản đối bằng tính năng AirDrop trên iPhone của Apple hay vẽ bậy trong nhà vệ sinh công cộng – nơi không có camera, là một trong những nỗ lực gần đây.

Các cuộc biểu tình ngày cuối tuần mang theo bầu không khí của sự thất vọng và ảm đạm. Một trong những sự kiện đáng chú ý gần đây diễn ra trong khuôn viên của Đại học Bắc Kinh danh tiếng, nơi có một bức thư ngỏ kêu gọi chính phủ hủy bỏ các biện pháp kiểm soát COVID bao gồm xét nghiệm hàng loạt, cách ly tập trung, phong tỏa toàn quận và các ứng dụng sức khỏe theo dõi mọi hành động.

Tại Thanh Hoa, trường cũ của Tập Cận Bình, các sinh viên đã tụ tập để kêu gọi “dân chủ, pháp quyền và tự do ngôn luận”. Đây là một dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình chống COVID chỉ là một phương thức để bày tỏ sự bất mãn rộng rãi hơn đối với các hình thức quản lý o ép của chính quyền Bắc Kinh.

Khi ông Tập tái đắc cử lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cho nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 10, hàng trăm triệu người dân trên khắp đất nước đang phải sống dưới sự phong tỏa nghiêm ngặt, hạn chế đi lại do các biện pháp kiểm soát đại dịch của Trung Quốc.

Rất ít người trong số những người bất mãn đã công khai yêu cầu thay đổi chế độ. Có những lời kêu gọi đề cập đến quyền cai trị của ĐCSTQ. Tại Bắc Kinh, một số người trong đám đông đã mạnh dạn yêu cầu ông Tập “hãy từ chức”. Ở các thành phố khác trong khu vực, những người biểu tình đã tập hợp lại để phản đối “kim bài miễn tử” cho các nhà lãnh đạo của họ.

Sau ba năm xảy ra đại dịch, việc Tập kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh tay như trong chiến dịch COVID có thể bắt nguồn từ mong muốn về việc kiểm soát xã hội nhiều hơn của ông ta. Tuy nhiên, những lựa chọn của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong những giai đoạn tới có thể tác động rất lớn đối với sự ổn định và trật tự xã hội.

Việc trì hoãn sự dỡ bỏ hay đơn giản là nới lỏng những hàng rào liên quan đến đại dịch. Cho đến sự che đậy về hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa được chuẩn bị đầy đủ. Thêm vào những nỗ lực cưỡng chế nhằm dập tắt tình trạng bất ổn trong dân chúng. Những điều này làm cho mối lo ngại trong cộng đồng ngày càng tăng và  gây ra nhiều bất mãn hơn trong người dân.

Tại các thành phố lớn, những đám đông tụ tập đã được giải tán thành công nhờ sự hiện diện dày đặc của cảnh sát vào đầu giờ ngày thứ Hai. Những cảnh tượng hiếm hoi này đã chứng minh niềm tin phổ biến rằng người dân Trung Quốc sẽ tiếp tục phải chịu đựng một cách vô vọng và bị tước bỏ quyền tự do ngôn luận trong chế độ chủ nghĩa độc đoán và chuyên quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Xem thêm: Điều gì khiến cảnh sát Bắc Kinh hành động khác cảnh sát thượng Hải từ vụ biểu tình | DBC News

Nam Dương - Tân Thế Kỷ

Nguồn Newsweek

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP