Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài

Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài

Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài

Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài

Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài
Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài
Thứ bảy, 11-01-2025 05:57, (GMT+07:00)
Tài liệu của Cộng hòa Síp tiết lộ: Những người giàu Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài
26-08-2020 17:27

Vài ngày trước, tin tức của Al Jazeera – kênh truyền thông của Qatar đã tiết lộ nội dung “Tài liệu Síp”. Theo đó nói rằng, Cộng hòa Síp (Cyprus) - một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã phê duyệt 1.400 cuốn “Hộ chiếu Vàng” từ năm 2017 - 2019, trong đó hơn 500 hộ chiếu được cấp cho người Trung Quốc.

Đảo Síp. (ETIENNE TORBEY/AFP via Getty Images)

"Tài liệu Síp" bị tiết lộ: Những người giàu nhất Trung Quốc lặng lẽ di cư ra nước ngoài.

Theo trang web tiếng Trung của Deutsche Welle – một tờ báo của Đức, Síp là một thành viên của Liên minh Châu Âu, nước cộng hòa này đã đưa ra "Kế hoạch Đầu tư Síp" vào năm 2013. Theo kế hoạch này, thông qua việc mua bất động sản và các hình thức đầu tư khác tại địa phương với ít nhất 2,15 triệu euro (khoảng 58,5 tỷ VNĐ), bạn có thể nộp đơn xin cấp “Hộ chiếu vàng”.

Các phóng viên điều tra của Al Jazeera đã nghiên cứu “Tài liệu Síp” bị rò rỉ và phát hiện ra rằng, hầu hết những người có được hộ chiếu vàng là người Nga, Trung Quốc và Ukraine. Kết quả của kế hoạch đầu tư này là chính phủ Síp đã nhận được 7 tỷ euro trong vòng hai năm.

Trong số khoảng 500 người nhập tịch gốc Trung Quốc, Al Jazeera đã công bố thông tin của 8 người, trong đó có bà Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan), cổ đông lớn của công ty bất động sản Country Garden (Bích Quế Viên), là một trong những tỷ phú trẻ và giàu nhất châu Á. Theo bảng xếp hạng những phụ nữ giàu nhất thế giới năm 2020 của Forbes, bà Dương đứng thứ 6 với tài sản ước tính 20,3 tỷ USD. Tài sản của bà Dương chủ yếu đến từ người cha là ông Dương Quốc Cường (Yang Guoqiang) - người sáng lập Country Garden và là Chủ tịch hội đồng quản trị.

Ông Dương Quốc Cường là một ủy viên trong Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Việc xin hộ chiếu hoặc quy chế thường trú nhân của một quốc gia khác tại Trung Quốc không phải là bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc không công nhận hai quốc tịch. Về lý thuyết, sau khi bà Dương Huệ Nghiên lấy được hộ chiếu Síp vào ngày 23/10/2018, bà không thể tiếp tục giữ quốc tịch Trung Quốc.

Những người Trung Quốc đã được Al Jazeera công khai quốc tịch Síp cũng bao gồm các đại biểu của đại hội nhân dân của một số tỉnh, thành phố và ủy viên của CPPCC. Tờ South China Morning Post chỉ ra rằng một khi những người này bị phát hiện có quốc tịch nước ngoài, họ sẽ bị tước tư cách đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc CPPCC.

Thông tin được tiết lộ còn có Lục Văn Bân (Lu Wenbin), Đại biểu nhân dân Thành phố Thành Đô, có quốc tịch Síp vào tháng 7/2019; Trần An Lâm (Chen Anlin), ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị quận Hoàng Kỳ ở Vũ Hán, có quốc tịch Síp từ tháng 7/2018; và Phó Chính Quân (Fu Zhengjun), cựu ủy viên của CPPCC thành phố Kim Hoa ở tỉnh Chiết Giang, có quốc tịch Síp vào tháng 11/2017. Vào tháng 2/2019, Triệu Chấn Bằng (Zhao Zhenpeng), ủy viên CPPCC của thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông đã nhận được hộ chiếu Síp.

Tờ South China Morning Post cũng chỉ ra rằng, những người nắm giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp nhà nước cũng không được phép có hộ chiếu nước ngoài. Trong danh sách Al Jazeera tiết lộ, có tên Đường Dũng (Tang Yong), Chủ tịch của Công ty China Resources Power - một doanh nghiệp nhà nước. Theo báo cáo, ông Đường Dũng có hộ chiếu Síp vào tháng 1/2019. Tháng 12 cùng năm, ông được chuyển từ China Resources Land sang làm Chủ tịch China Resources Power.

Việc những người giàu có đầu tư vào Síp không phải là yêu cầu duy nhất để có được hộ chiếu của nước này. Chính phủ Síp yêu cầu xác minh lý lịch của người xin nhập quốc tịch nghiêm ngặt, những người có tiền án thì không được nhập quốc tịch.

Tuy nhiên, “Tài liệu Síp” cho thấy, chính xác là ở thời điểm này, nó có đầy sơ hở. Ông Trương Khắc Cường (Zhang Keqiang), một doanh nhân đến từ Trung Quốc, đã bị kết án vì tội kinh doanh cổ phiếu, và một doanh nhân Trung Quốc khác là Lý Gia Đông (Li Jiadong), đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì rửa tiền hơn 100 triệu USD. Cả hai người này đều đã “mua” được “hộ chiếu vàng” của Síp. Sau khi một vụ bê bối tương tự được tiết lộ, Síp đã sửa đổi các luật liên quan vào năm 2019, không những để điều tra nghiêm ngặt các nhà đầu tư, mà còn hủy bỏ các hộ chiếu đã cấp. Hiện tại, có khoảng 30 người đã bị hủy bỏ quyền công dân Síp.

"Kế hoạch Đầu tư Síp" vẫn đang được thực hiện. Theo Al Jazeera, trong số hơn 500 người đến từ Trung Quốc, chỉ có 8 "nhân vật chính trị" được tiết lộ, và hầu hết những người còn lại đều không có lý lịch chính trị hay tiền sử phạm tội quan trọng.

Năm 2019, 5 người nhập cư Trung Quốc giàu có đã bị hủy bỏ "hộ chiếu vàng”

Theo truyền thông nước ngoài đưa tin vào tháng 11/2019, do Liên minh Châu Âu lo ngại rằng "hộ chiếu vàng" có thể trở thành cửa sau cho các nhóm tội phạm hoặc các quan chức chính phủ rửa tiền, nên vào đầu năm 2019, các quốc gia thành viên đã được yêu cầu điều tra nghiêm ngặt công dân các nước không thuộc EU có được hộ chiếu thông qua đầu tư. Tháng 11 cùng năm, Síp đã hủy hộ chiếu của 26 người giàu, trong đó có 5 người mang quốc tịch Trung Quốc, các quan chức liên quan không tiết lộ tên và lai lịch của người bị hủy hộ chiếu. Theo báo cáo, trong số 26 người bị hủy hộ chiếu thì ngoài 5 người Trung Quốc, có 9 người Nga và 8 người Campuchia, số còn lại đến từ Malaysia, Kenya và Iran.

Đông Phương

Theo Secretchina.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP