Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời

Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời

Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời

Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời

Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời
Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời
Thứ bảy, 28-12-2024 14:47, (GMT+07:00)
Sứ mệnh lặng lẽ và 4 con người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời
18-08-2020 09:45

Vào một đêm đông buốt giá gần vùng biển Bắc Cực, có một con tàu vận tải của Mỹ lặng lẽ di chuyển mang theo hàng tấn thực phẩm và thuốc men chi viện cho mặt trận châu Âu đã bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. Trong cảnh hỗn loạn trước khi tàu Dorchester chìm xuống biển, những người sống sót đã kể về hình ảnh 4 người đàn ông vững chãi sát cánh bên nhau trên boong, cùng cầu nguyện và hát vang những bài Thánh ca…

May mắn sống sót

Rạng sáng 3/2/1943, Trung sĩ Michael Warish gần như từ bỏ hy vọng sống sót khi ngâm mình 20 phút trong vùng biển lạnh giá của Bắc Đại Tây Dương. Chỉ vài phút trước đó, anh và hơn 900 con người trên tàu USAT Dorchester đã tới gần vùng biển an toàn trước khi bị ngư lôi của tàu ngầm Đức “đâm sầm” vào phòng máy.

Cổ họng bỏng rát vì nuốt phải nước muối lẫn dầu loang cùng một số vết thương trên người, Michael Warish cảm thấy cái chết đang cận kề, nhưng ý thức của anh đã vực dậy khi nhớ tới hành động dũng cảm và vị tha của bốn tu sĩ mà anh được chứng kiến trước khi rời tàu.

Bốn vị giáo sĩ trẻ tuổi, giữa cơn hoảng loạn của các binh sĩ, vẫn điềm tĩnh phân phát áo phao, giữ cho việc sơ tán có trật tự, hướng dẫn di tản xuống xuồng cứu hộ, và trấn an những người còn lại trên tàu không còn cơ hội sống sót. Thậm chí, họ đã nhường lại áo phao, găng tay, ủng… của mình cho người khác, đồng nghĩa với việc khước từ cơ hội sống sót trong vùng biển lạnh giá.

Con tàu vận tải USAT Dorchester của Mỹ lặng lẽ di chuyển mang theo hàng tấn thực phẩm và thuốc men chi viện cho mặt trận châu Âu đã bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức.
Con tàu vận tải USAT Dorchester của Mỹ lặng lẽ di chuyển mang theo hàng tấn thực phẩm và thuốc men chi viện cho mặt trận châu Âu đã bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. (Wikimedia Commons)

Khi bốn người đàn ông gặp nhau trên con tàu vận tải Dorchester vào tháng 1/1943, họ trở thành bạn bè thân thiết bất chấp xuất thân từ nền tảng văn hóa khác nhau. Họ có điểm chung đều là Trung úy và là giáo sĩ. John Washington là linh mục Công giáo, Alexander Goode là giáo sĩ Do Thái giáo, và George Fox cùng Clark Poling là tu sĩ Tin Lành.

Sau thảm kịch Trân Châu Cảng vào năm 1941, mỗi người trong số họ đều muốn được cống hiến sức lực bằng cách trở thành những người lính hậu cần tiếp vận thực phẩm và thuốc men. Tuy nhiên, vào thời khắc cuối cùng của tàu Dorchester, họ đã không ngần ngại đặt mạng sống của những người khác lên trước cả bản thân mình, dũng cảm đối mặt với thực tế cơ hội sống sót gần như bằng không.

Sứ mệnh lặng lẽ

Ngày 29/1/1943, Dorchester lặng lẽ rời cảng St. John’s (Newfoundland, Mỹ) thực hiện chuyến hành trình xuyên Bắc Đại Tây Dương lần thứ năm của nó. Thời tiết trở nên u ám với những cơn gió đông gào rít dữ dội khi Dorchester từ từ tiến vào vùng biển mở.

Thời tiết trở nên u ám với những cơn gió đông gào rít dữ dội khi Dorchester từ từ tiến vào vùng biển mở.
Thời tiết trở nên u ám với những cơn gió đông gào rít dữ dội khi Dorchester từ từ tiến vào vùng biển mở. (Pikist)

Dorchester là một trong số những con tàu vận tải thuộc lữ đoàn vận tải SG 19 có sứ mệnh vận chuyển các trang thiết bị, thực phẩm và thuốc men chi viện cho chiến trường châu Âu. Dorchester mang theo 909 binh sĩ cùng hơn một nghìn tấn hàng hóa và chỉ huy tàu là Preston S. Krecker, Jr, còn Warish là sĩ quan cao cấp trên tàu.

Lộ trình di chuyển của tàu Dorchester hoàn toàn được giữ bí mật, tuy nhiên tình báo Đức Quốc xã nhận định rằng, đoàn tàu vận tải SG-19 muốn tới châu Âu đều phải đi qua Greenland, một hòn đảo nằm giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Vì vậy, bốn chiếc tàu ngầm U-Boats của Đức Quốc xã đã ẩn mình mai phục dọc theo tuyến đường đó. Một trong số đó là tàu U-233, được chỉ huy bởi Trung úy Karl-Jürg Wächter mới 26 tuổi. Ngày 3/2/1943, trong màn sương mù và bóng tối dày đặc, U-233 nổi lên mặt nước, lia kính ngắm và phát hiện thấy đoàn tàu SG-19 từ đằng xa.

Trước đó, U-233 đã sống sót sau cuộc tấn công của những tàu hộ tống SG 19 khi các tàu Mỹ phát hiện thấy dấu vết của tàu ngầm. Lần này, U-233 “thập diện mai phục”: Khi lặn xuống nước, nó có thể bị phát hiện bởi sóng siêu âm, nhưng khi nổi lên mặt nước, các tàu hộ tống SG 19 sẽ bị “mù” trước sự hiện diện của chúng vì thiếu radar. Kết quả là chỉ huy tàu U-233 Karl-Jürg Wächter đã tận dụng lợi thế sương mù và bóng tối, lầm lũi theo sát đoàn tàu vận tải SG-19.

Bốn chiếc tàu ngầm U-Boats của Đức Quốc xã đã ẩn mình mai phục dọc theo tuyến đường đó. Một trong số đó là tàu U-233, được chỉ huy bởi Trung úy Karl-Jürg Wächter mới 26 tuổi.
Bốn chiếc tàu ngầm U-Boats của Đức Quốc xã đã ẩn mình mai phục dọc theo tuyến đường đó. Một trong số đó là tàu U-233, được chỉ huy bởi Trung úy Karl-Jürg Wächter mới 26 tuổi. (Wikimedia Commons)

Tất cả các tàu thuộc lữ đoàn SG-19 đều nhận được tin báo có một chiếc U-boat ở trong khu vực vùng biển ấy. Bởi mối đe dọa trực chờ của tàu ngầm Đức, mệnh lệnh được đưa ra cho các binh sĩ có mặt trên tàu Dorchester là phải mặc áo phao trước khi đi ngủ. Tuy nhiên nhiều người ở khu vực hầm tàu, gần phòng máy đã không mặc áo phao do nhiệt độ bên dưới boong tàu khá cao. Tất cả đều hy vọng sẽ vượt qua một đêm bình lặng trong vùng biển mở cho đến sáng sẽ có phi đội bay Blue West One bảon cùng các binh sĩ của nhiều tín ngưỡng khác nhau trong một không gian tĩnh lặng lạ thường.

Sau thảm kịch Trân Châu Cảng vào năm 1941, cả bốn vị tu sĩ tuyên úy đều muốn được cống hiến sức lực bằng cách trở thành những người lính hậu cần tiếp vận thực phẩm và thuốc men.
Sau thảm kịch Trân Châu Cảng vào năm 1941, cả bốn vị tu sĩ tuyên úy đều muốn được cống hiến sức lực bằng cách trở thành những người lính hậu cần tiếp vận thực phẩm và thuốc men. (Ảnh qua news.com.au)

Vào nửa đêm hôm đó, lời cảnh báo của chỉ huy tàu lại được lặp lại một lần nữa: “Đây là thời điểm nguy hiểm nhất trong sứ mệnh của chúng ta. Dorchester đang vượt qua cơn bão lạnh giá và giờ chúng ta đang đi vào vùng nước yên tĩnh. Và họ thực sự có thể phát hiện ra chúng ta lúc này”. Kết thúc lời cảnh báo, chỉ huy tàu không quên nhắc các binh sĩ phải chấp hành tuyệt đối việc mặc áo phao. Không khí trên tàu Dorchester lúc này căng thẳng tột cùng.

Đòn chí mạng

Khi kim đồng hồ nhích quá nửa đêm, nhiều người bắt đầu thở phào nhẹ nhõm vì họ tin rằng Dorchester đã tới gần vùng biển an toàn và sẽ sớm được phi đội máy bay có căn cứ đặt trên đảo Greenland bảo vệ. 

Cùng thời điểm ấy, họ không thể ngờ rằng trên chiếc tàu ngầm U-233, chỉ huy của nó đang chuẩn bị ra lệnh phóng ba quả ngư lôi. Trong vòng vài phút, ba “con cá chết người” rẽ nước với tốc độ 100km/h hướng về Dorchester đang vào đúng tầm ngắm của nó ở khoảng cách chưa đầy một hải lý.

Vào lúc 00h55 phút, khi sĩ quan Michael Warish trên tàu Dorchester vừa liếc mắt nhìn đồng hồ đeo tay thì đột nhiên một lực cực mạnh đã xô anh ngã sấp xuống mặt sàn. Dorchester oằn mình rung chuyển bởi một cú đòn chí mạng ở phía mạn phải thân tàu.

Dorchester oằn mình rung chuyển bởi một cú đòn chí mạng ở phía mạn phải thân tàu.

Dorchester oằn mình rung chuyển bởi một cú đòn chí mạng ở phía mạn phải thân tàu. (Minh họa: Wikimedia Commons)

Thật không may, thứ đó là một quả ngư lôi được phóng đi từ tàu ngầm Đức. Trong chốc lát, nó xé toạc một lỗ to gần phòng máy khiến hệ thống ống dẫn hơi nước nổ vỡ, điện phụt tắt và toàn bộ các phòng ngủ ở gần khu vực đó bị phá hủy hoàn toàn. Tiếng la hét hòa lẫn mùi thuốc súng, amoniac tạo nên sự hỗn loạn chưa từng có ở các khoang hầm tàu.

Cú nổ đã giết chết hàng chục binh sĩ ngay lập tức, và “hút” một lượng nước khổng lồ lạnh giá tràn vào khoang dưới, nhanh chóng nhấn chìm cả trăm con người. Gần một phần ba trong tổng số 909 binh sĩ trên tàu Dorchester đã thiệt mạng ngay trong khoảnh khắc đầu tiên của thảm họa.

Nhiều binh sĩ làm việc ở khoang dưới đã không tuân theo lệnh của chỉ huy tàu giờ mò mẫm trong đống hỗn độn chặn giữa các lối đi tăm tối để tìm kiếm áo phao. Trong vòng vài phút, Dorchester nghiêng 30 độ về phía mạn phải và kéo theo những con người xấu số xuống mặt biển băng giá.

Giữa đêm đông lạnh giá, những người đàn ông ở phía trên boong tàu cũng lâm vào tình huống hoảng loạn, đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Lượng xuồng cứu hộ không thể triển khai đủ do đã bị hủy hoại bởi vụ nổ.

Gần một phần ba trong tổng số 909 binh sĩ trên tàu Dorchester đã thiệt mạng ngay trong khoảnh khắc đầu tiên của thảm họa.
Gần một phần ba trong tổng số 909 binh sĩ trên tàu Dorchester đã thiệt mạng ngay trong khoảnh khắc đầu tiên của thảm họa. (Minh họa: Wikipedia)

Quên mình vì sự skống của người khác

Mệnh lệnh được truyền đi: Tất cả phải bỏ lại con tàu, tất cả phải rời tàu ngay lập tức. Trên con tàu đang dần chìm, rất nhiều người đã bị thương, một số bất động vì choáng váng, và phần đông đang cuống cuồng tìm kiếm áo phao. Giữa sự hỗn loạn ấy có 4 con người mạnh mẽ, vẫn điềm tĩnh hông chút lo sợ, lao lên tuyến đầu.

Trong tiếng gầm rít của các đợt gió Bắc Cực và những âm thanh hỗn loạn đang diễn ra trên boong tàu, Roy Summers, một xạ thủ đã chạy về phía đuôi tàu định nhảy xuống biển trước khi con tàu đang chìm dần xuống nước. Nhưng anh nhận ra rằng ở vị trí đó, rất có thể sẽ mất mạng bởi chân vịt của tàu vẫn đang hoạt động.

Quay lại, Roy Summers chứng kiến ​​hai trong số bốn tu sĩ đang phân phát áo phao và hỗ trợ binh sĩ lần lượt trượt xuống biển bằng dây thừng, nơi có các xuồng cứu hộ chờ sẵn bên dưới. Một người lính đã ôm chầm lấy tu sĩ Clark Poling như thể chào tạm biệt cho một cuộc chia ly không có ngày gặp lại.

Ở nơi khác trên boong tàu, tu sĩ John Washington đang hướng dẫn từng tốp binh sĩ bình tĩnh di chuyển theo hàng lần lượt trượt cầu phao xuống biển. Binh sĩ Charles Macli trong lúc chờ đến lượt trượt xuống biển, đã thất bại trong việc thuyết phục tu sĩ John Washington đi cùng họ. Thay vì đó, tu sĩ Washington đã chọn ở lại trên tàu, điều phối những người cuối cùng trong tốp các binh sĩ rời khỏi tàu an toàn.

Ở một vị trí khác trên tàu, binh sĩ Walter Miller hoảng loạn nhìn xuống mặt biển đen ngòm mà không tránh khỏi nỗi sợ hãi bị nó nuốt chửng. Trong màn đêm lạnh giá, Walter Miller tím tái, lạnh run trong bộ quân phục ướt nhèm và bỗng nghe thấy một giọng nói vang lên “Tôi không thể tìm thấy áo phao của mình.”

Quay về phía giọng nói đó, Miller đã chứng kiến một hình ảnh mà anh không bao giờ có thể quên trong cuộc đời quân ngũ của mình, tu sĩ George Fox đã cởi chiếc áo phao của mình và choàng lên người lính đó.

Trong bóng tối, trung úy John Mahoney đang tự nguyền rủa mình vì để găng tay trong phòng ngủ. Tu sĩ George Fox đã kịp thời có mặt và động viên Mahoney: “Đừng trách mình nữa anh bạn. Giờ không phải để làm việc đó”, nói rồi tu sĩ Fox đã tháo đôi găng tay của mình trao cho Mahoney và chúc anh thượng lộ bình an.

Khi đã ngồi trên xuồng cứu hộ và từ từ rời xa khu vực nguy hiểm nơi mà tàu đang dần đổ nghiêng xuống biển, Mahoney vẫn nhận ra bóng dáng tu sĩ George Fox trên boong tàu vẫn đang miệt mài hỗ trợ và động viên các binh sĩ.

Khi đã ngồi trên xuồng cứu hộ và từ từ rời xa khu vực nguy hiểm, Mahoney vẫn nhận ra bóng dáng tu sĩ George Fox trên boong tàu vẫn đang miệt mài hỗ trợ và động viên các binh sĩ.
Khi đã ngồi trên xuồng cứu hộ và từ từ rời xa khu vực nguy hiểm, Mahoney vẫn nhận ra bóng dáng tu sĩ George Fox trên boong tàu vẫn đang miệt mài hỗ trợ và động viên các binh sĩ. (Wikimedia Commons)

25 phút sau khi bị trúng ngư lôi, Dorchester chìm xuống lòng biển băng giá, mang theo 661 người đàn ông trong đó có 4 tu sĩ. Chỉ có 230 người được cứu sống trong tổng số 909 người. Trong số những người sống sót, có khá nhiều nhân chứng đã kể lại những cuộc gặp gỡ với bốn tu sĩ trên tàu, những người đã không màng tới sự sống của mình để đem đến sự an toàn cho người khác.

Họ còn chứng kiến một trong những cảnh tượng huy hoàng thấp thoáng hiện lên dưới ánh đèn báo sáng trên mặt biển. Trên boong tàu, bốn tu sĩ sát cánh bên nhau, cùng cầu nguyện và hát vang bài Thánh ca khi con tàu chìm dần dưới làn nước băng giá.

Trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, sự có mặt của 4 tu sĩ trong những thời khắc “hoàng hôn” cuối cùng của tàu Dorchester đã trấn an những binh sĩ không có cơ hội xuống xuồng cứu hộ. Không còn sự hỗn loạn hay những âm thanh kêu cứu, những người đàn ông trên tàu im lặng cầu nguyện và bình thản chấp nhận đi theo con tàu. Một tình huống tương phản kỳ lạ với cảnh hỗn loạn chỉ xảy ra ít phút trước đó.

Vinh danh những con người quả cảm

5 năm sau sự kiện bi thảm của tàu Dorchester, những mất mát đau thương về con số binh sĩ thiệt mạng đã sớm được cân bằng bởi câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng của bốn tu sĩ.

Ngày 19/12/1944, bốn tu sĩ đã được trao tặng Trái tim Màu tím và Thập tự giá Xuất sắc. Năm 1948, Bưu điện Hoa Kỳ đã ban hành một con tem để vinh danh họ, và Nghị viện Hoa Kỳ đã chỉ định ngày 3/2 là “Ngày của Bốn tu sĩ tuyên úy”. 12 năm sau, Quốc hội Hoa Kỳ đã trao tặng cho những người sống sót trên tàu Dorchester Huân chương Bốn Tu sĩ.

Năm 1948, Bưu điện Hoa Kỳ đã ban hành một con tem để vinh danh họ, và Nghị viện Hoa Kỳ đã chỉ định ngày 3/2 là “Ngày của Bốn tu sĩ tuyên úy”.
Năm 1948, Bưu điện Hoa Kỳ đã ban hành một con tem để vinh danh họ, và Nghị viện Hoa Kỳ đã chỉ định ngày 3/2 là “Ngày của Bốn tu sĩ tuyên úy”. (nationalmuseum.af.mil)

Trung sĩ Michael Warish, người đầu tiên được giải cứu tiếp tục phục vụ trong quân dội cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1963. Ông qua đời vào tháng 9/2003.

Một lần nữa tàu ngầm U-233 thoát khỏi sự truy lùng của các tàu hộ tống thuộc lữ đoàn tàu SG 29 sau khi nó phóng quả ngư lôi đánh chìm tàu Dorchester. Một năm sau, U-233 bị các tàu khu trục Anh đánh chìm kéo theo hầu hết thủy thủ đoàn xuống lòng biển. Duy nhất một binh sĩ sống sót trên tàu ngầm U-233 là Kurt Rosser, đã trở thành tù nhân chiến tranh bị giam giữ trong trại giam ở Mississippi.

Tàu ngầm U-233 thoát khỏi sự truy lùng của các tàu hộ tống thuộc lữ đoàn tàu SG 29, cho đến khi bị các tàu khu trục Anh đánh chìm kéo theo hầu hết thủy thủ đoàn xuống lòng biển một năm sau đó.
Tàu ngầm U-233 thoát khỏi sự truy lùng của các tàu hộ tống thuộc lữ đoàn tàu SG 29, cho đến khi bị các tàu khu trục Anh đánh chìm kéo theo hầu hết thủy thủ đoàn xuống lòng biển một năm sau đó. (history.navy.mil)

Năm 2000, tổ chức Immortal Chaplains Foundation (tạm dịch Tổ chức Những tu sĩ huyền thoại) đã đưa ông và sĩ quan đầu tiên của U-233 là Gerhard Buske đến Washington DC để tham dự lễ tưởng niệm sự hy sinh cao cả của những con người trên tàu Dorchester. Họ được gặp Theresa Goode Kaplan, góa phụ của tu sĩ Alexander Goode, và bày tỏ lòng tôn kính của họ đối với sự hy sinh của chồng bà.

Trong lễ kỷ niệm 60 năm sự kiện tàu Dorchester, vị sĩ quan đầu tiên của tàu U-233 Gerhard Buske đã phát biểu: “Chúng ta nên yêu thương ngay cả khi bị người khác ghét bỏ, chúng ta mang đức tin đến những nơi bị nghi ngờ đe dọa; chúng ta có thể đánh thức niềm hy vọng ở nơi tuyệt vọng nhất, chúng ta thắp lên ánh sáng ở nơi bóng tối ngự trị; chúng ta có thể mang lại niềm vui nơi những nỗi buồn đang vây hãm. Và đó là những gì mà Bốn Tu sĩ quả cảm đã truyền cảm hứng cho chúng ta”.

Câu chuyện về bốn giáo sĩ trẻ tuổi này là một trong những câu chuyện nổi bật về lòng quả cảm, sự hy sinh và đức tin về những người con của Chúa.

Xuân Trường - Theo NTDVN

 

 
 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP