Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại

Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại

Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại

Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại

Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại
Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại
Thứ sáu, 10-01-2025 09:53, (GMT+07:00)
Số phận của Hoa Kỳ đại diện cho số phận của nhân loại
17-12-2020 10:22

Trò chơi gian lận trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày càng trở nên khốc liệt. Hàng loạt thông tin vụn vặt khiến nhận thức của chúng ta trở nên rời rạc. Nếu chúng ta muốn nhận thức một cách toàn diện, có chiều sâu, ắt sẽ phải nhảy ra khỏi biển thông tin này, thoát khỏi những con sóng làm nhiễu loạn và che khuất tầm nhìn của chúng ta. Nếu nâng tầm nhìn của mình lên mức bao quát, khi quan sát tình hình hiện tại của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy rằng vận mệnh của Hoa Kỳ liên quan mật thiết đến vận mệnh của nhân loại!

Mọi người đều biết rằng, điều cốt lõi của các hệ thống dân chủ phương Tây là hệ thống bầu cử phản ánh dân ý, và chính trị dân chủ là “chính trị bỏ phiếu”. Tại sao hệ thống bầu cử lại quan trọng như vậy? Bởi “dân ý” là nguồn gốc hợp pháp của mọi quyền lực trong một quốc gia dân chủ. Nhằm bảo vệ quyền biểu đạt thông suốt và không bị cản trở của công chúng, cũng như bảo vệ đầy đủ quyền lợi và các kênh biểu đạt của dân ý, hiến pháp đã thiết kế và xây dựng một hệ thống bầu cử hợp lý, cho phép người dân bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua các cuộc bầu cử. Ở các nước dân chủ, dù là bầu cử trực tiếp (như Anh và Pháp) hay bầu cử gián tiếp (như Mỹ và Đức), bản chất đều là đưa nguyện vọng của người dân vào hệ thống ra quyết định của đảng hoặc liên minh cầm quyền, sau đó chuyển thành ý chí của quốc gia và các chính sách của chính phủ.

Có thể thấy, quyền bầu cử là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân. Chính trị gia ở các nước dân chủ đều phải lấy lòng người dân cho những lá phiếu của mình. Vì vậy, lá phiếu là vũ khí quan trọng nhất trong tay người dân. Người dân sử dụng quyền bầu cử của mình để giành quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận, bản quyền tin tức, quyền biểu tình, tự do lập hội, tự do đi lại và tự do sở hữu súng… Đối với công dân của các nước dân chủ, quyền bầu cử là mẹ của mọi quyền, các quyền khác đều bắt nguồn từ đó. Nói cách khác, chỉ cần có quyền bầu cử, bạn sẽ có thể giành được các quyền khác. Nếu mất quyền bầu cử, các quyền khác cũng sẽ mất theo. Đây là lý do tại sao, ở các thành Hy Lạp cổ đại, nơi khai sinh các cuộc bầu cử dân chủ, quyền bầu cử lại là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt thân phận công dân và nô lệ. Tầm quan trọng của quyền bầu cử đã vượt qua tài sản của tất cả mọi người.

Nguyên tắc “Tam quyền phân lập và kiểm soát lẫn nhau” dựa trên hệ thống bầu cử dân chủ chứ không phải ngược lại. Bởi mục đích của việc thiết lập nguyên tắc này là để hạn chế quyền lực và bảo vệ đầy đủ những đòi hỏi cũng như quyền biểu đạt của dân ý. Liệu có thể định nghĩa như sau: Hệ thống bầu cử là điều cốt lõi của nền dân chủ phương Tây thì “Tam quyền phân lập và kiểm soát lẫn nhau” là công cụ để bảo vệ điều cốt lõi này. Nếu hệ thống dân chủ giống như một “công ty lớn” được quản lý tốt thì “pháp chế” (Quốc hội) tương đương với hội đồng quản trị; “Hành pháp” (chính phủ) tương đương với giám đốc điều hành chịu trách nhiệm vận hành; “Tư pháp” (Tòa án tối cao) tương đương với ban giám sát, và “dân ý” tương đương với tất cả các cổ đông. Các nhà hiền triết phương Tây đã phát hiện ra rằng, thông qua khuôn khổ tổng thể, gồm ba quyền lực vừa tương đối độc lập vừa giám sát và kiểm soát lẫn nhau, việc biểu đạt và thực hiện dân ý có thể được đảm bảo một cách hiệu quả. Hơn nữa ba trụ cột (lập pháp, hành pháp và tư pháp) trong khuôn khổ bảo hộ này đều không thể thiếu một. Nếu bất kỳ một cột trụ nào bị phá vỡ, toàn bộ khuôn khổ bảo hộ sẽ sụp đổ, chức năng bảo vệ dân ý sẽ biến mất hoàn toàn, và đất nước sẽ chuyển sang chế độ độc tài.

Cho đến nay, thể chế “Tam quyền phân lập và kiểm soát lẫn nhau” có tác dụng bảo vệ dân ý tốt nhất so với bất kỳ thể chế nào khác. Bản chất tiên tiến của hệ thống dân chủ phương Tây trên thế giới ngày nay không phải có được nhờ khoa trương, mà là được truyền thừa hàng ngàn năm, đặc biệt là đã trải qua từng bước thực tiễn đầy phong phú hàng trăm năm. Trong quá trình thực tiễn vĩ đại thời hiện đại, Hoa Kỳ luôn là hình mẫu và chuẩn mực của các thể hệ dân chủ phương Tây. Do đó, mục tiêu chinh phục Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu thế giới, của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được nhắm thẳng vào nước Mỹ. Hơn nữa điểm mấu chốt của cuộc tấn công này là hệ thống bầu cử của Mỹ!

ĐCSTQ coi Hoa Kỳ, chứ không phải bất kỳ một quốc gia nào khác, là mục tiêu tấn công số một của mình, bởi một logic mang ý nghĩa nội tại sâu sắc. Logic này chính là:

(1) Vì Hoa Kỳ là chuẩn mực của nền dân chủ phương Tây, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối quan hệ kẻ thù không đội trời chung.

Hoa Kỳ đề cao các giá trị dân chủ và tự do suốt hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc. Giá trị này là ngọn cờ vinh quang dẫn đầu làn sóng dân chủ hóa trên thế giới. Dẫu phải trải qua những cuộc khủng hoảng hay bất kỳ sóng gió nào, ngọn cờ này chưa bao giờ sụp đổ. Chỉ số quan trọng nhất để đánh giá, liệu một quốc gia có phải là một quốc gia dân chủ hay không, là xem người dân của quốc gia đó có thể tiến hành các cuộc bầu cử tự do mà không bị kiểm soát và đe dọa hay không.

Làn sóng dân chủ hóa thực chất là làn sóng bầu cử dân chủ, người dân tự quyết định tương lai của mình thông qua việc bầu cử theo ý muốn của họ. Theo thống kê của tổ chức quốc tế “Freedom House”, làn sóng này được đo bằng mức độ thực hiện quyền bầu cử. Năm 1998, 88 quốc gia trên thế giới hoàn toàn tự do, 53 quốc gia nửa tự do và 50 quốc gia vẫn chưa tự do. Năm 2014, số quốc gia dân chủ thực hiện bầu cử đã tăng lên con số 110 nước.

Trong quá trình dân chủ hóa trên quy mô toàn cầu, Hoa Kỳ luôn đóng vai trò chủ chốt: Từ việc chuyển đổi sau chiến tranh của Nhật Bản và Đức, chuyển đổi dân chủ ở Đài Loan, dân chủ hóa Hàn Quốc, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, đến tiến trình dân chủ hóa Đông Âu, bầu cử dân chủ sau chiến tranh Iraq, chiến tranh Kosovo và Afghanistan, Mỹ vẫn luôn là nước dẫn đầu. Vì vậy, quá trình tiến bộ dân chủ hóa vượt bậc trên thế giới không thể tách rời khỏi vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Lá cờ Mỹ chắc chắn sẽ gây ra nỗi khiếp sợ và căm thù lớn của tất cả các nước độc tài. ĐCSTQ hiện là chế độ độc tài duy nhất còn lại trên thế giới không có cuộc bầu cử của nhân dân với mức độ chuyên quyền cao nhất. Bởi giá trị quan hoàn toàn trái ngược nhau, ĐCSTQ và thể chế dân chủ trở nên thù địch như nước với lửa. Do đó, trong mắt ĐCSTQ, Hoa Kỳ là kẻ thù số một.

(2) Vì Hoa Kỳ là lực lượng thống trị duy nhất trong việc duy trì trật tự quốc tế hiện có, nên Hoa Kỳ chắc chắn sẽ trở thành trở ngại chính cho việc thống trị thế giới của ĐCSTQ.

Mỹ là nước chủ yếu thiết kế và tạo dựng trật tự quốc tế thời hậu chiến. Từ việc gây dựng thể hệ Yalta, thể hệ Bretton Woods, thành lập Liên hợp quốc, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO… tất cả đều được hoàn thiện dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Trong số các quốc gia “G7” có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, tổng GDP của Mỹ (21,3 nghìn tỷ USD năm 2019) vượt qua 6 quốc gia còn lại (18,1 nghìn tỷ USD năm 2019).

Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế số 1 thế giới, là quốc gia khoa học và công nghệ số 1 và cũng là cường quốc quân sự số 1. Ba “số 1” này đã thiết lập vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới. Vương quốc Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức và Ý trong Nhóm G7, không một quốc gia nào đủ sức đảm đương nhiệm vụ quan trọng là duy trì trật tự thế giới. Chỉ Hoa Kỳ mới có thế mạnh và khả năng này, các nước phát triển khác chỉ là lực lượng hợp tác. Khi Hoa Kỳ chuyển từ trạng thái đóng cửa của “Học thuyết Monroe” thế kỷ 19, bước ra thế giới, Hoa Kỳ đã đảm nhận trọng trách “cảnh sát thế giới”, bảo vệ công lý quốc tế dựa trên “ba phần nhất thể” gồm nguyên tắc lập quốc + giá trị đức tin + sức mạnh vượt trội.

Sau thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã khẳng định vững chắc “bá quyền Hoa Kỳ” thống trị thế giới. Mặc dù quyền bá chủ này bị chỉ chích khá nhiều do những khuyết điểm và sự kém cỏi nhất định của Hoa Kỳ, nhưng đóng góp của Hoa Kỳ cho nền hòa bình thế giới lớn hơn nhiều so với tác động tiêu cực do nước này gây ra. Trong lịch sử, thực sự không thể tìm thấy một “nước bá chủ” nào như vậy, không đô hộ, không xâm lược nước khác, không muốn một tấc đất của nước khác, không tước đoạt của cải của nước khác, chỉ duy trì trật tự thế giới và hy sinh to lớn cho “quyền bá chủ” này!

Tất cả các cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ phát động sau chiến tranh đều nhằm chống lại giặc ngoại xâm và tội ác chống lại loài người của chế độ độc tài, không một lần nào là vì tư lợi của riêng mình. Sở dĩ các nhà độc tài trên toàn thế giới thù hận Hoa Kỳ là vì, Hoa Kỳ luôn ôm giữ tinh thần hiệp sĩ, thích quản việc thiên hạ của các cao bồi miền tây. Do đó, chỉ cần Hoa Kỳ nắm quyền trên thế giới này, ĐCSTQ dẫu muốn thống trị thế giới và thống trị toàn bộ nhân loại cũng không thành. Điều kiện tiên quyết đầu tiên để ĐCSTQ thống trị thế giới chính là đánh bại Hoa Kỳ.

(3) Vì Hoa Kỳ là cột trụ của thế giới dân chủ và là nhà lãnh đạo trên thế giới, nên ĐCSTQ hiểu rằng, muốn chinh phục Hoa Kỳ, không thể đối mặt trực diện.

ĐCSTQ chỉ có thể đạt được mục tiêu này bằng những bước đi vòng vèo, tăm tối, bằng “những bước đột phá then chốt, lấy điểm dẫn diện (lấy một điểm nhỏ dẫn động toàn bộ cục diện).” Mục đích là sử dụng mọi thủ đoạn xảo quyệt và chiến tranh không theo quy luật. Vì lý do này, ĐCSTQ đã tập trung nguồn lực của mình, nhắm thẳng vào các mắt xích yếu kém trong thể chế của Hoa Kỳ, thực hiện các cuộc tấn công chuẩn xác nhằm vào bộ phận trọng yếu là hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ.

ĐCSTQ nhìn thấy điều này rất rõ ràng: Phá hủy hệ thống bầu cử của Mỹ cũng có thể hủy hoại lòng tin của người dân Mỹ đối với nền dân chủ. “Dân chủ” sẽ trở thành một trò đùa. Một khi nền tảng của hệ thống bầu cử bị phá bỏ, thể chế “Tam thể phân lập và kiểm soát lẫn nhau” của Hoa Kỳ sẽ đứng trên bờ vực sụp đổ.

Vì vậy, cuối năm 2019, khi năm bầu cử Hoa Kỳ đang đến gần, ĐCSTQ đã tặng cho Hoa Kỳ một món “mồi nhử” được chuẩn bị kỹ lưỡng. Món “Mồi nhử” này gồm 3 nội dung:

  1. Một nhóm đặc vụ được bồi dưỡng lâu năm qua nhiều thập kỷ chiếm đoạt quyền lực.
  2. Thông qua dịch bệnh nghiêm trọng do chiến tranh sinh học virus gây ra, cô lập các cử tri ở nhà, sau đó dụ vào cái bẫy “phiếu bầu gửi qua thư”.
  3. Cuối cùng, “phiếu bầu gửi qua thư” bị gian lận thông qua cuộc chiến Internet, nhằm lật đổ chính phủ hợp pháp. Sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ mà chúng ta thấy ngày nay là kết quả của thứ “mồi nhử” cao cấp này.

ĐCSTQ đã phát động chiến tranh sinh học “virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, Covid-19)” và chiến tranh Internet, nhằm thao túng cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ. Điều này không chỉ tập trung vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ lần này, mà còn phá hủy cơ bản hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ. Cần lưu ý rằng, cấu trúc thể chế của tất cả các nền dân chủ đều giống nhau, đặc biệt là hệ thống bầu cử cũng như nhau. Nếu ĐCSTQ thành công trong việc thao túng cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, thì tại các nước phương Tây khác, cũng sẽ xảy ra hiệu ứng quân cờ domino, hoàn toàn mất kiểm soát. Do đó, ĐCSTQ đang tấn công Hoa Kỳ. Đối tượng mẫu của ĐCSTQ là phương Tây, còn mục tiêu cuối cùng là toàn bộ hệ thống tư bản.

Tổng thống Reagan nói: Nước Mỹ là pháo đài cuối cùng của thế giới tự do! Tội ác của ĐCSTQ trong việc phát động chiến tranh sinh học và chiến tranh Internet chống lại Hoa Kỳ, trực tiếp thao túng cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã hoàn toàn vượt ra ngoài phạm trù “Tranh giành quyền lực giữa các cường quốc cũ và mới”. Mà là cuộc chiến sinh tử, đọ sức giữa hai hệ thống đức tin, hai giá trị, hai thể hệ và hai con đường, cũng chính là “trận chiến cuối cùng” mà ông Tập Cận Bình nói.

Các hành động gây chiến của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ không chỉ vượt xa mối đe dọa do Nhật Bản và Đức Quốc xã đã gây ra cho nước này trong Thế chiến thứ Hai, mà còn vượt qua các mối đe dọa nhằm vào Hoa Kỳ của Đế quốc Nga Xô viết hay cuộc tấn công khủng bố “9.11” sau chiến tranh. Hành động này cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây và toàn bộ nền văn minh nhân loại.

Vì vậy, cuộc chiến và phản công kiên quyết của Hoa Kỳ chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vĩ đại không thể đo đếm. Tương lai sẽ cho chúng ta biết rằng, Tổng thống Trump, cũng như Tổng thống Roosevelt, sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ đánh bại hoàn toàn sự xâm lược của tà ác ĐCSTQ và một lần nữa bước lên đỉnh cao chiến thắng. Nước Mỹ một lần nữa sẽ chứng tỏ sự vĩ đại của mình!

VIDEO - ĐẦM LẦY WASHINGTON QUÁ SÂU, NGƯỜI DÂN BIẾT TRÔNG CẬY VÀO AI?

Bách Gia TínhVision Times tiếng Trung

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP