Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô

Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô

Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô

Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô

Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô
Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô
Chủ nhật, 26-01-2025 00:34, (GMT+07:00)
Sinh viên Trung Quốc tại Úc trở thành nạn nhân “bắt cóc ảo”, tiền chuộc lên đến hàng triệu đô
06-08-2020 15:04

Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng sự sợ hãi của người dân Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để cài bẫy các sinh viên quốc tế tại bang New South Wales (NSW) nước Úc, đồng thời cưỡng ép họ giả bộ bị bắt cóc giả để tống tiền chính cha mẹ mình.

Cảnh sát NSW cho biết, chỉ riêng trong năm 2020, có ít nhất 8 vụ bắt cóc ảo trên mạng được báo cáo và các vụ lừa đảo này thu về hàng triệu đô tiền chuộc.

Các nhà điều tra cho biết, ban đầu những kẻ lừa đảo liên lạc với nạn nhân bằng điện thoại. Kẻ lừa đảo nói tiếng Hoa phổ thông và tuyên bố là "cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc", bao gồm nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc cảnh sát tại Trung Quốc.

Sau đó, người gọi ở đầu dây cho biết nạn nhân có liên quan đến tội phạm ở Trung Quốc, hoặc danh tính bị đánh cắp và phải trả một khoản phí để không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, không bị bắt giữ hoặc trục xuất.

Kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ để che giấu tung tích và liên lạc với nạn nhân thông qua các ứng dụng được mã hóa như WeChat và WhatsApp.

Cảnh sát cho biết, một số nạn nhân sau đó bị ép buộc phải chuyển tiền ra nước ngoài, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, cung cấp thông tin nhận dạng và trong một số trường hợp cực đoan, nạn nhân bị thuyết phục thực hiện bắt cóc giả chính mình, hay còn gọi là “bắt cóc ảo.”

Kẻ lừa đảo hướng dẫn nạn nhân ngừng liên lạc với gia đình và bạn bè, thuê khách sạn, chụp ảnh hoặc quay video mô tả việc họ bị trói và bịt mắt. Những tập tin này sau đó được chia sẻ với người thân ở nước nhà Trung Quốc.

Những kẻ lừa đảo nói tiếng Trung đóng giả nhân vật có thẩm quyền của Trung Quốc (bao gồm cả cảnh sát và viên chức lãnh sự) và buộc các sinh viên Trung Quốc sống ở Úc giả vờ bị bắt cóc để tống tiền các thành viên gia đình liên quan đòi tiền chuộc. Các gia đình sau đó bị lừa trả tiền chuộc để đảm bảo họ “được thả” một cách  an toàn, cảnh sát cho biết họ không bao giờ thực sự gặp nguy hiểm (Cảnh sát NSW).
Những kẻ lừa đảo nói tiếng Trung đóng giả nhân vật có thẩm quyền của Trung Quốc (bao gồm cả cảnh sát và viên chức lãnh sự) và buộc các sinh viên Trung Quốc sống ở Úc giả vờ bị bắt cóc để tống tiền các thành viên gia đình liên quan đòi tiền chuộc. Các gia đình sau đó bị lừa trả tiền chuộc để đảm bảo họ “được thả” một cách  an toàn, cảnh sát cho biết họ không bao giờ thực sự gặp nguy hiểm (Cảnh sát NSW).

Cảnh sát cho biết chỉ riêng năm 2020, những kẻ lừa đảo đã thu được 3,2 triệu đô la tiền chuộc. Sự sợ hãi của người dân Trung Quốc đối với các nhân vật có thẩm quyền của ĐCSTQ đã khiến những hành động lừa đảo này thu được hiệu quả. Đã nhiều năm, người Trung Quốc sinh sống tại Úc và người thân của họ ở Trung Quốc phải đối mặt với sự đe dọa, hăm dọa và đàn áp của ĐCSTQ.

Ngày 17/6, một ông bố sống tại Trung Quốc đã phải trả 2 triệu đô la sau khi nhận được đoạn video cho thấy cô con gái 22 tuổi đang sống ở Sydney bị trói. Ông cho biết kẻ tống tiền giả làm cảnh sát Trung Quốc. Sau đó, cảnh sát Úc tiến hành điều tra và tìm thấy con gái ông bên này vẫn an toàn tại một khách sạn ở Hurstville.

Ngày 22/4, các sĩ quan cảnh sát trạm Ryde ở Sydney được một trường đại học gọi đến vì những quan ngại về sự an toàn của một sinh viên của trường.

Gia đình người sinh viên gốc Trung Quốc này quả quyết với cảnh sát rằng con gái họ đã bị bắt cóc. Kẻ bắt cóc khẳng định với người sinh viên rằng họ là cảnh sát Trung Quốc và yêu cầu gia đình nạn nhân trả 300.000 đô la tiền chuộc.

Các khoản tiền chuộc dao động khoảng từ 20.000 đến 500.000 đô la.

Những kẻ lừa đảo nói tiếng Trung đóng giả làm nhân vật có thẩm quyền của Trung Quốc (bao gồm cả cảnh sát và viên chức lãnh sự) và buộc những sinh viên Trung Quốc ở Úc giả vờ bị bắt cóc để tống tiền các thành viên gia đình (Cảnh sát NSW).
Những kẻ lừa đảo nói tiếng Trung đóng giả làm nhân vật có thẩm quyền của Trung Quốc (bao gồm cả cảnh sát và viên chức lãnh sự) và buộc những sinh viên Trung Quốc ở Úc giả vờ bị bắt cóc để tống tiền các thành viên gia đình (Cảnh sát NSW).

Thanh tra trưởng Darren Bennett cho biết, trong khoảng 10 năm qua, những vụ bắt cóc ảo của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã gia tăng đáng kể.

“Các cuộc điện thoại tuy có vẻ ngẫu nhiên, nhưng những kẻ lừa đảo dường như đang nhắm mục tiêu vào các thành viên dễ bị tổn thương của cộng đồng người Úc gốc Hoa", ông Bennett cho biết vào ngày 27/7.

Hơn 212.000 sinh viên quốc tế đang học tại NSW. Với khả năng nhiều sinh viên có thể quay trở lại NSW sau khi các hạn chế COVID-19 được đánh giá lại, cảnh sát đang kêu gọi cộng đồng chuẩn bị tinh thần trước những trò lừa đảo qua điện thoại rất phức tạp này. Những sinh viên bị nhắm mục tiêu có thể từ chối các cuộc gọi như vậy, liên lạc với lãnh sự quán, với trường đại học sở tại hoặc báo cảnh sát.

Ngày 25/6, Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC) đưa ra cảnh báo rằng cộng đồng người Hoa ở Úc là mục tiêu lừa đảo của nhưngx tội phạm trên danh nghĩa “chính quyền Trung Quốc”. Kẻ lừa đảo mạo danh những nhân vật có thẩm quyền.

Năm 2019, tổng thiệt hại trên cả nước Úc trong các vụ lừa đảo trên danh nghĩa chính quyền Trung Quốc lên tới 2 triệu đô la, tăng 40% so với năm trước đó.

Phó chủ tịch ACCC, ông Delia Rickard cho biết, điều then chốt để ngăn chặn loại tội phạm lừa đảo này là “truyền miệng” hoặc chia sẻ với người khác về những trải nghiệm bị lừa đảo.

Ông Rickard nói: “Nhiều người tránh được những vụ lừa đảo thế này vì đã được bạn bè hoặc gia đình chia sẻ về hình thức lừa đảo này, hoặc cho biết cách tiếp cận hoặc kinh nghiệm nào là đáng ngờ.”

Ngân Hà
Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP